Tại sao dạy tiếng anh vũ hải đăng

Cẩmnang9.0IELTSAugust 232017Đường đến Oxford và ngôi trường top 2 nước Mỹ

1

Vũ Hải Đăng và
Ngoại trưởng Anh
Boris Johnson
(Cựu thị trưởng thủ
đô London) trong
một hội thảo về
giáo dục tại Vương
quốc Anh

Về thành tích nổi bật của các học viên thày Vũ Hải Đăng
2017
Lê Quốc Minh 8.0 IELTS – Học bổng toàn phần Đại học Oxford, Đại học đứng vị trí số 1 trên bảng xếp
hạng Đại học Thế giới của Times Higher Education 2016-17
Trần Thúy Linh 7.5 IELTS – Học bổng toàn phần Williams College. Williams College nằm vị trí thứ 2 trong
danh sách các trường tốt nhất nước Mỹ theo bảng xếp hạng của Forbes năm 2016 – đứng dưới Đại học
Stanford và đứng trên Đại học Princeton.
2016

1.
2.
3.
4.

Trần Minh Xuân 7.5 IELTS, Học bổng toàn phần Erasmus Mundus (Pháp – Séc – Tây Ban Nha)
Vương Văn Đại, 6.5 IELTS, 3 Học bổng Thạc sỹ toàn phần Ý và Hàn Quốc
Nguyễn Chí Dũng 7.5 IELTS, Học bổng Irish Aid
Nguyễn Hoàng Bảo Uyên 7.5 IELTS, Học bổng Minerva Schools, Hoa Kỳ (đã được giới thiệu trên
VnExpress)
5. Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc 7.0 IELTS, Học bổng Đại học APU Nhật Bản

Về thày Vũ Hải Đăng
Là một trong 10 người Việt Nam được Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh trao học bổng danh giá Chevening
để theo học khóa học Thạc sỹ tại Vương quốc Anh niên khóa 2008/09
Một trong ít người Việt Nam đạt điểm 9 kỹ năng Viết, điểm tuyệt đối kỳ thi IELTS
Giải NHẤT cuộc thi Viết New Zealand Chân trời mới 2014
Điểm tuyệt đối [điểm 10] trong kỳ thi viết Essay của Đại học Hà Nội năm 2004
Điểm tuyệt đối [điểm 10] trong kỳ thi Nói của Đại học Hà Nội ngay từ năm đầu đại học
Giám khảo cuộc thi Nước Anh trong mắt tôi do Hội đồng Anh tổ chức trong hai năm 2012/13
Giải Tư cuộc thi sáng tạo Slogan Du lịch Việt Nam do Tổng cục Du lịch tổ chức năm 2002
Kinh nghiệm 10 năm dạy kèm IELTS miễn phí [bắt đầu từ khi học Cấp 3]
Bằng giỏi Đại học Ngoại ngữ Hà Nội
Khách mời của Bộ Ngoại giao Ấn Độ 2008, Bộ Du lịch Malaysia 2007
Giám khảo cuộc thi ảnh Nghề trong thế kỷ 21 do báo điện tử VNExpress tổ chức 2014
Giải thưởng Ban Giám đốc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 2010 [Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh]
Admin trang Facebook Tôi được 9 điểm Viết IELTS
2

Trân trọng cảm ơn….
…Sóc, Sò và Chuột thương yêu
…Trần Thúy Linh, Lê Quốc Minh và các thế hệ học viên IELTS Kungfu vì đã tạo nên những câu chuyện
thần kỳ
…thày Đặng Trần Tùng vì luôn ‘lầy’ đầy cảm hứng
…thày Ngọc Bách vì đã luôn âm thầm giúp đỡ và giúp tên tuổi của tôi đến với mọi người
…anh Dương Chí Vinh vì đã tạo ra cộng đồng IELTS Việt và anh Sơn T Nguyễn vì đã luôn ủng hộ trên
cộng đồng Tự học IELTS 9.0
Thank you,
Vũ Hải Đăng

3

Contents
Tổng hợp tài liệu hay .................................................................................................................................... 5
Đường đến Oxford của Minh ........................................................................................................................ 6
Đường đến Williams College của Linh.......................................................................................................... 9
Phát âm: 10 gạch đầu dòng ........................................................................................................................ 12
Lộ trình học Nghe cho người mất gốc ........................................................................................................ 15
Đặng Trần Tùng 9.0 Overall: Tip Reading đơn giản - Ưu tiên thứ tự câu hỏi .............................................. 21
Cách làm Match Headings để tránh sai sót................................................................................................. 22
9.0 IELTS Writing: Max…dễ nếu bạn biết những điều sau ......................................................................... 24
30 ngày trước khi thi: 12 bí kíp tăng công lực ............................................................................................. 26
Hướng dẫn sử dụng từ điển Cambridge online và Google UK.................................................................... 28
IELTS: 5 lời khuyên sai trái và tai hại nhưng lại…rất phổ biến .................................................................... 32
Diamonds vs. Stones: bí quyết học từ vựng hiệu quả ................................................................................. 35

4

Tổng hợp tài liệu hay
FANPAGE TÔI ĐƯỢC 9 ĐIỂM VIẾT IELTS
/>FACEBOOK GROUP IELTS VU HAI DANG
/>FACEBOOK VU HAI DANG
/>✪✪✪
BỘ SÁCH LUYỆN NGHE TỪ MẤT GỐC ĐẾN NÂNG CAO KÈM FILE AUDIOS
/>6 CUỐN SÁCH HƯỚNG DẪN TỰ ÔN TẬP CẢ 4 KỸ NĂNG
/>✪✪✪
BÀI GIẢNG VIDEOS
IELTS Speaking Part 2: Bí quyết luyện rồng
/>Hướng dẫn sử dụng từ Flair />IELTS Speaking Part 2: Một thành phố nước ngoài bạn muốn đến làm việc
/>IELTS Speaking Part 2: Hướng dẫn miêu tả lễ hội
/>Phương pháp học IELTS nhỏ mà có võ
/>Giải đề IELTS Writing mới
/>Livestream Cẩm nang 9.0 IELTS tháng Sáu: Writing A to Z
/>Livestream Phương pháp học Nhớ mà không cần Nhớ - Phương pháp ghi nhớ từ vựng bằng âm thanh
/>SKY ONLINE: ĐỪNG NÓI VỀ TIẾNG ANH NỮA, HÃY NÓI VỀ BẦU TRỜI: Phương pháp Max điểm IELTS
mà không cần học (thêm) />Giải đề IELTS Writing & Speaking />Everything about IELTS Writing />
5

Đường đến Oxford của Minh
Lê Quốc Minh là học sinh duy nhất tôi nhận kèm riêng trong những năm gần đây. Em đã đạt 8.0
IELTS (9.0 Listening, 9.0 Reading, 7.5 Writing, 6.5 Speaking) và nhận học bổng toàn phần của Đại
học Oxford – Đại học đứng vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Đại học Thế giới của Times Higher
Education 2016-2017. Trong bài phỏng vấn dưới đây, Minh chia sẻ về phương pháp học tiếng Anh
và chinh phục học bổng Oxford.
Em hãy giới thiệu về học bổng do Oxford trao tặng? Từ đâu
em lại phát hiện được cơ hội này?

Em được học bổng Qatar Thatcher Scholarship, học bổng của một
college thuộc Đại học Oxford. Để được học bổng này, bạn cần một
số điểm đủ cao trong kỳ thi của trường. Đạt tiêu chí đó, có thể bạn
sẽ được mời để apply học bổng. Học bổng yêu cầu em viết một
bài luận 650 chữ về việc mình có thể tạo nên một sự thay đổi nào
đối với thế giới.
Sau khi ứng viên vượt qua kỳ thi của trường và được trường nhận
vào khoảng tháng Một, trường sẽ xem xét những người xứng đáng
để mời ứng tuyển học bổng này. Học bổng này sẽ bao gồm toàn
bộ học phí và ăn ở, có giá trị tầm 43.000 bảng Anh một năm.

College là gì?
College có thể được hiểu đơn giản là một
trường thành viên trực thuộc đại học. Đại
học Oxford có hơn 30 colleges khác nhau
– mỗi college là một cộng đồng học thuật
nơi các sinh viên học tập, tranh biện và có
những hoạt động lý thú.
Mỗi college có dining hall riêng, bar riêng,
phòng sinh hoạt và thư viện riêng và rất
nhiều các hội nhóm khác nhau. Để có hình
dung rõ hơn về college, dining hall và các
hội nhóm, bạn hãy xem Harry Potter. Tuy
nhiên, Harry Potter lại phần nhiều quay ở
Đại học Cambridge. (Dining hall là nhà ăn
lớn).

Em sẽ theo học chuyên ngành gì tại Oxford?
Em sẽ theo học chuyên ngành Khoa học Máy tính tại Đại học Oxford. Các bạn quan tâm có thể tìm hiểu
trực tiếp về khóa học này trên website ( Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu về học bổng mà Oxford trao tặng cho

em, các bạn có thể hỏi em qua Facebook ( />Các bạn muốn tìm hiểu học bổng này có thể vào trang web nào?
Toàn bộ các học bổng của Oxford đều được cung cấp rất đầy đủ và chi tiết trên trang chủ của trường; tuy
nhiên, có những học bổng của college như học bổng của em thì phải vào trang của college để xem.
Đây là website về các học bổng của Oxford, các bạn có thể sử dụng mục search cho nhanh và tiện
/>Quy trình xét học bổng gồm bao nhiêu vòng, em hãy nêu rõ sự điểm đặc biệt (nếu có) trong thử
thách mỗi vòng?
6

Em thấy rằng vòng xét học bổng thực chất chỉ có một vòng là xét bài luận. Cái khó là bài thi để vào trường.
Để vào trường thì đầu tiên em phải thi một bài toán kết hợp tin nâng cao của trường. Các bạn có thể tìm
hiểu đề của mấy năm gần nhất trong link sau />Sau khi được shortlisted (vượt qua vòng sơ loại) thì em phải phỏng vấn với college. Cuối cùng thì em phải
nộp A-level hoặc SAT 1 và SAT 2 để thỏa mãn các tiêu chí học thuật (academic requirement) và nộp
IELTS hoặc TOEFL để thỏa mãn tiêu chí tiếng Anh.
Với SAT 1 và SAT 2, em ôn thi ở trung tâm. Em rất recommend các bạn học theo một số sách như Kaplan,
Princeton Review và đặc biệt là Kallis. Ngoài ra College Board cũng có một số đề thi public online.
Em nghĩ điều gì trong hồ sơ ứng tuyển của mình đã thuyết phục được hội đồng trao học bổng (nêu
cụ thể thành tích học tập và ngoại khoá cũng như những điểm nhấn trong bài luận và phỏng vấn)?
Oxford xét hồ sơ không chỉ dựa vào khả năng học tập mà còn dựa vào sự phù hợp của thí sinh với trường.
Họ tìm những người có tính cách giống và có thể phát triển được trong trường. Em thấy rằng buổi phỏng
vấn thực chất khá giống một buổi học thu nhỏ và bởi vì em có thể thích ứng và xúc tiến buổi học nên em
được nhận.
Vì Oxford có rất nhiều colleges và các colleges sẽ trực tiếp xem xét mình chứ không phải Đại học Oxford
nói chung. Em phỏng vấn trong hai ngày, mỗi ngày với một trường. Họ phỏng vấn em trong gần 45 phút.
Họ cho em 3 câu hỏi và em phải cố gắng giải nó. Sau một vài phút mà em chưa tìm được ra thì họ sẽ bắt
đầu gợi ý theo cách khá mở ví dụ như: Thường để giải cái này bạn sẽ nghĩ đến gì? Họ sẽ cố gắng hướng
em theo đúng cách.
Kỹ năng Nghe và Đọc trong kỳ thi IELTS của em đạt điểm tuyệt đối, em hãy chia sẻ chi tiết phương
pháp em ôn luyện hai kỹ năng này?
Thực chất kĩ năng Nghe IELTS là một thứ em không phải luyện nhiều bởi vì nó đã ngấm vào máu. Từ hồi

lớp 8, mọi tối em đều dành 3-4 tiếng để nghe truyện tiếng anh. Vì vậy tai em đã được huấn luyện để cải
thiện khả năng nghe.
Mặt khác, qua việc luyện đề và rút ra bài học/tips thì khả năng giải đề Nghe của em càng ngày càng tăng.
Ví dụ, thay vì cố gắng nghe họ nói để đến khi họ kết luận thì không biết họ dừng ở ý nào. Thì em note tất
cả các ý xuống, tuy nhiên họ bác bỏ ý kiến nào thì em sẽ gạch đi ý kiến đó. Bằng cách viết xuống thì mình
thường rất khó nhầm lẫn.
Còn về phần Đọc thì có rất nhiều cách. Điều cơ bản nhất là phải quen với kĩ năng đọc nhanh và đoán từ….
Xin lỗi ngắt lời em, nếu đọc nhanh mà không hiểu kỹ thì sao? Có những lúc nào em đọc mà thấy có
nội dung, ý tưởng hoặc cách trình bày khó hiểu thì sao – lúc đó em có đầu tư thời gian đọc kỹ
không?
Bởi vì em đã thi SAT thì như đa phần mọi người biết thì đọc SAT thực sự là rất khó hiểu. Những lúc như
vậy chắc chắn em phải dừng lại và đọc chậm lại. Ngoài ra phải vận dụng hết đầu óc để ngoài việc hiểu nó
nói gì thì phải nắm được dòng chảy và liên kết với đoạn trước đấy. Có rất nhiều từ em không biết nhưng
do em hiểu được dòng chảy và logic của bài nên em có thể đoán được từ.
Ngoài ra, do câu hỏi của bài thường theo dòng thời gian nên không cần thiết phải đọc lại một đoạn quá
nhiều. Theo em thấy thì trừ phần Match Headings thì câu hỏi đều ra theo thứ tự của đoạn. Ví dụ như câu 7
có ở đoạn 3 thì câu 8 sẽ thường ở đoạn 3 hoặc đoạn 4. Vì vậy nên không cần đọc đi đọc lại một đoạn quá
nhiều lần.
Viết là một kỹ năng rất quan trọng để học Đại học ở nước ngoài, em hãy chia sẻ kinh nghiệm của
mình trong việc học Viết và điều gì em rút ra được cho chính mình trong quá trình ôn kỹ năng Viết?
Em đã học được một kĩ năng rất tốt cho việc Viết là “So What?”. Đó là trước khi viết tiếp một câu em phải
7

nhìn lại câu trước đấy và nhìn xem câu trước đặt ra những câu hỏi gì thì câu sau phải trả lời được. Bằng
cách đó khả năng viết một bài với độ mạch lạc cao (coherence) cũng tăng rất nhanh.
Tóm lại, điều em rút ra được đó là HỌC ANH ĐĂNG QUÁ TUYỆT VỜI BỞI ANH CHÍNH LÀ NGƯỜI DẠY
EM NHỮNG CÁI ĐÓ.
Em có những thói quen rất tốt như đọc sách hàng ngày và nghe audio books – em hãy giới thiệu
cho các bạn một số cuốn sách em tâm đắc. Nếu các bạn muốn nghe audio books thì có thể vào

trang nào?
Audio book giờ tràn lan trên mạng nhưng nếu như recommend audiobook chuẩn thì bộ em tâm đắc nhất
vẫn là Harry Potter đọc bởi Stephen Fry. Và các cuốn sách em thích đọc thì thực chất rất trẻ con như sách
của Arthur Conan Doyle, Agatha Christie và Haruki Murakami. Quan trọng là em thích đọc những quyển đó
nên nó rất dễ vào trong đầu.
Em còn có lời khuyên gì dành cho các bạn đang gặp khó khăn về IELTS cũng như phương pháp
học nói chung – làm sao để học thực chất, đạt thành tích cao mà không quá căng thẳng?
Em nghĩ là nên thay đổi cách nhìn về IELTS. Em nói thật là em đã từng rất ghét IELTS; thế nhưng, bây giờ
nhìn lại em nhận ra rằng nó khá giống những gì mình sẽ làm trên đại học. Vì vậy hãy coi như đây là một
bước chuẩn bị cho chảo lửa thực sự là đại học thì mọi thứ sẽ đơn giản hơn.
Bố mẹ có vai trò như thế nào trong quá trình học tập của em?
Bố mẹ là người luôn đồng hành và động viên em. Bố em là người rất nghiêm khắc vì vậy em học được tính
cách buộc phải làm mọi thứ kể cả khi mình ghét việc đó và em nghĩ cái tính đó thực sự hiệu quả đối với
em.

8

Đường đến Williams College của Linh
Trần Thúy Linh được 7.5 IELTS và học bổng toàn phần của Williams College. Williams College đã
có 14 năm đứng vị trí số 1 trên bảng xếp hạng các trường liberal arts tốt nhất nước Mỹ theo U.S.
News & World Report. Williams College nằm vị trí thứ 2 trong danh sách các trường tốt nhất nước
Mỹ theo bảng xếp hạng của Forbes năm 2016 – đứng dưới Đại học Stanford và đứng trên Đại học
Princeton.
Bài phỏng vấn chia sẻ kinh nghiệm của Thúy Linh trong việc học tiếng Anh và chuẩn bị hồ sơ học
bổng.
Em hãy giới thiệu về học bổng được trao tặng (tên học bổng, ai có thể ứng tuyển học bổng này,
tiêu chí học bổng và các yêu cầu cần đạt)? Từ đâu em lại phát hiện được cơ hội này?
Em nhận được học bổng của Trung tâm Kinh tế Phát triển (CDE – Center for Development Economics) ở
Williams College. Williams College là trường luôn nằm trong top

đầu các Liberal Arts College của Mỹ.
Liberal arts là gì?
Học bổng mở cho mọi người đến từ các nước đang phát triển (may
quá). Ứng viên cần có bằng đại học khá/giỏi trở lên, có kinh nghiệm
làm việc về kinh tế phát triển như làm trong khối nhà nước (Ngân
hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp,
v.v.). Ứng viên cũng có thể đến từ các tổ chức phi chính phủ (NGO)
hoặc tổ chức công ích (public interest). Học bổng này không yêu
cầu số năm kinh nghiệm tối thiểu, khóa em học năm nay có bạn
mới đi làm 1 năm). Học bổng này thường không xét khối tư nhân.

Liberal arts được hiểu là những môn học
được coi là cần thiết để một con người tự
do có thể tham gia vào cuộc sống, hướng
đến những kỹ năng như tranh biện hay tự
bảo vệ bản thân trước tòa. Trường liberal
arts là một trường tập trung vào các môn
học khoa học xã hội và tự nhiên theo
hướng liberal arts – trang bị cho sinh viên
kiến thức phổ quát và phát triển tư duy
rộng mở.

Mục đích chính của chương trình là đào tạo nguồn nhân lực giúp
xây dựng các chính sách kinh tế, từ đó phát triển đất nước. Các yêu cầu khác bao gồm TOEFL 79/iBT or
IELTS 6.0 trở lên, GRE/GMAT khá (trường có tổ chức test ở Việt Nam nếu ứng viên chưa từng thi). Em
biết đến cơ hội này qua một chị bạn đã từng học ở đây.
Em sẽ theo học chuyên ngành gì?
Em học ngành Kinh tế Chính sách (Policy Economics).
Các bạn muốn tìm hiểu học bổng này có thể vào trang web nào?
Thông tin rất đầy đủ ở website này ạ

Hiện
chương trình đang tuyển sinh cho năm học 2018-2019.
Quy trình xét học bổng gồm bao nhiêu vòng, em hãy nêu
rõ điểm đặc biệt (nếu có) trong thử thách mỗi vòng?
Em nộp hồ sơ, xong qua vòng hồ sơ sẽ có test tiếng Anh
(comprehensive reading TOEFL, phần Quantitative test của
GRE). Qua vòng test là vòng phỏng vấn với giám đốc
chương trình qua Skype, chủ yếu là nói chuyện để hiểu thêm
về mình và dự định của mình sau khi học xong. Bác ấy siêu
nice luôn ạ.
Em nghĩ điều gì trong hồ sơ ứng tuyển của mình đã
thuyết phục được hội đồng trao học bổng (nêu cụ thể
thành tích học tập và ngoại khoá cũng như những điểm
nhấn trong bài luận và phỏng vấn)?
9

Em biết thông tin về chương trình khá sát deadline (trước 10 ngày). Em từng học chuyên toán thời cấp 3
và điểm số các môn liên quan tới toán của em khá cao ở đại học – chương trình học khá nặng về toán như
kinh tế lượng, xác suất, kinh tế vĩ mô, v.v. Trước khi phỏng vấn em có trao đổi với chị alumni và vạch ra
một số hướng công việc sau khi hoàn tất khóa học như tiếp tục làm việc trong khối NGO, có liên quan đến
phát triển kinh tế.
Việc viết bài luận học bổng là một khó khăn phổ biến, em có kinh nghiệm gì có thể chia sẻ để viết
một bài luận hay và thuyết phục?
Phần này hơi khó nói, bản thân em thấy bài luận em viết ra cũng chưa có gì đặc sắc, sau được thày Vũ
Hải Đăng sửa cho có đặc sắc hơn chút. Theo em, bài luận nên nhấn vào lợi thế cạnh tranh của mình – lợi
thế này có liên quan đến tiêu chí xét học bổng. Với em, lợi thế cạnh tranh đó là tâm huyết làm việc trong
khối NGO, vì lợi ích cộng đồng, học tốt các môn liên quan đến toán.
Ôi và Ối…Học bổng
Trần Thúy Linh có nộp hồ sơ cho một học bổng Chính phủ rất uy tín khác. Linh gửi bài luận cho tôi đọc góp ý.

Đọc xong, tôi kết luận: Èo, sao mà chán thế! Thế là hai thày trò lại…bò ra phỏng vấn, viết rồi sửa. Đọc xong bài
sửa cuối cùng, cả hai cùng rơi lệ: Ôi, sao mà hay thế!
Rồi Linh hung hăng (à quên, tung tăng) đi nộp học bổng, và…trượt thẳng cẳng – thậm chí còn không qua nổi
vòng gửi xe đạp (vòng loại hồ sơ).
Bẵng đi một thời gian, đùng một cái, tôi thấy Linh chào để lên đường sang gặp Chum (Donald Trump). Tò mò, tôi
vào xem mặt mũi cái trường đã trao cho em học bổng toàn phần. Ồ, Williams College à, ôi xời, trường vô danh
tiểu tốt, chắc là học bổng dễ ợt chứ gì hihi (nghĩ thầm).
Và hôm nay, khi ngồi biên tập bài phỏng vấn này, tôi mới đọc về Williams College và lại…rơi nước mắt: Ối giời ơi,
thật vậy sao. Thật bất ngờ! Thật là oách! Top 3 toàn Mỹ, chỉ dưới Stanford và trên cả Princeton.
(Vũ Hải Đăng, IELTS Kungfu)

Em đạt điểm rất cao ở hai kỹ năng Nghe và Đọc trong kỳ thi IELTS, hãy chia sẻ phương pháp của
em trong việc ôn tập hai kỹ năng này?
Trong 4 kỹ năng, kết quả Reading, Listening và Speaking cao ngoài mong đợi của em. Với kỹ năng Đọc,
ban đầu em luyện đề khá nhiều, nhưng kết quả không tăng chỉ dao động quanh điểm 7.
Đi học thày Đăng, làm quen với phương pháp nhanh và phương pháp chậm, đối với phần đọc quan trọng
nhất là thực sự HIỂU. Lúc này em không coi trọng việc đọc nhiều nữa, mà chuyển qua đọc chất và tạo cho
mình thói quen đọc hàng ngày. Đây cũng là cách tốt để nạp thêm từ vựng cho phần Writing.
Ngoài ra, một điều quan trọng là cần hiểu nội dung của bài Đọc và hiểu rõ câu hỏi. Thông thường khi làm
một bài Đọc, em hay bắt đầu từ phần câu hỏi có các từ “chỉ hướng” trước (tên riêng, ngày tháng…), các
câu này khá dễ khoanh vùng đoạn Đọc để tìm đáp án, làm được các câu này cũng hiểu sơ sơ nội dung bài
Đọc.
Sau đó, em đọc qua câu đầu/cuối của các đoạn còn lại để nắm đại ý của đoạn đó. Tùy vào câu hỏi, em sẽ
biết cần đọc kỹ hơn ở đoạn nào để tìm đáp án. Cần nhớ, mọi đáp án đều có trong bài đọc, không tự suy
diễn. Ngoài ra, cố gắng rèn luyện thêm việc đọc hàng ngày để xóa bỏ cảm giác "ngợp" khi gặp bài Đọc quá
dài.
Với kỹ năng Nghe, lúc luyện đề em cũng chỉ được xung quanh band 7. Sau đó, em cũng áp dụng cách
nghe hàng ngày, từ các kênh yêu thích, các chủ đề yêu thích. Nhờ thày Đăng giới thiệu, em đã tìm ra
“chân ái” là National Geographic channel, trang YouTube này có rất nhiều clips ngắn cung cấp thông tin bổ
ích, thú vị. Khi nghe, em sẽ tâp trung để hiểu nội dung chính của cả clip là gì. Đến khi làm bài thi IELTS,

em cố gắng đọc trước đề bài để biết đề hỏi về cái gì, đến lúc nghe nắm được nội dung chính, sẽ trả lời các
câu hỏi một cách dễ dàng.
10

Ngoài ra, em cũng gặp khá nhiều khó khăn ở bài thi Nghe khi đoạn ghi âm chuyển sang các giọng khác
nhau. Sau đó, em thường nghe một phần bài Listening trong bộ Cambridge IELTS trước khi ngủ, để tai
quen với âm thanh, chuyển giữa các giọng.
Kỹ năng Viết có khó với em không và em đã ôn luyện như thế nào?
Kỹ năng Viết đối với em là khó nhất luôn. Rất khó để cải thiện kỹ năng viết trong thời gian ngắn. Kết quả thi
của em cũng không cao với kỹ năng này (6 điểm). Em chủ yếu tập viết theo hướng dẫn học ở lớp IELTS
Kungfu. Tuy nhiên, thời gian em dành để luyện tập chưa nhiều nên chưa thuần thục, phong độ không ổn
định, lúc hay lúc dở. Theo em, nên dựa vào việc đọc để lấy ý và tập viết nhiều hơn cho thuần thục.
Kỹ năng Nói có khó với em không và em đã ôn luyện như thế nào?
Với kỹ năng Nói, em tự thấy phần thi của
mình không nói được strong words, không
có idioms, chỉ đáp ứng về khía cạnh trôi
chảy và mạch lạc (fluency & coherence).
Theo như tips trên mạng, em nghĩ mình
chắc chắn không qua nổi band 6. Bù lại
trong lúc nói em sử dụng được các từ lấp
chỗ trống (fillers), từ vựng hay (soundbites)
và thêm chút tình cảm (đã được học trong
lớp IELTS Kungfu), nên khi nói rất tự nhiên,
chắc nhờ vậy mới lên được 7.
Trước khi thi em có tập nói với bạn (đã thi
IELTS được 7.0 Speaking trở lên). Em cũng
chuẩn bị trước một số chủ đề quen thuộc, chỉ là gạch ý sẵn, không phải kiểu học thuộc. Khi thi, em khá tự
nhiên, nói chuyện với giám khảo như với bạn, thêm cảm xúc, body language nữa.
Trộm vía, từ hôm em sang Mỹ đến nay, nói chuyện mọi người đều hiểu ạ.

11

Phát âm: 10 gạch đầu dòng
Phát âm là điều đầu tiên và quan trọng nhất cần phải làm. Bài viết xuất phát từ một câu hỏi của một bạn
nào đó
1. Bảng ký tự phiên âm
Những ký tự phiên âm trông thì giun dế loằng ngoằng nhưng chúng dễ thuộc lắm, bạn đừng sợ. Việc hiểu
các ký tự phiên âm sẽ giúp bạn luôn chủ động trong việc phát âm vì bạn hiểu đã nắm được bản chất kỹ
thuật của âm thanh chứ không phải nhại theo như một cái máy.
Nhại cũng zui ha, nhưng coi chừng, nếu thiếu đi nền tảng, có thể bạn nhại theo nhưng lại hoàn toàn không
chuẩn xác.
Điều quan trọng là bảng ký tự phiên âm cực kỳ dễ hiểu và dễ dùng vì mỗi âm được minh họa qua 1 từ
tiếng Anh vô cùng thông dụng.
Hãy in bảng phiên âm ra, ép plastic và cầm theo bên mình. Link bảng phiên
âm: />2. Âm khó
Quá trình giảng dạy và học tiếng Anh cho mình thấy những âm sau rất khó với người Việt. Điều then chốt
là với những âm này, bạn cần luyện bằng được thì nói mới thành tiếng Anh (chứ không vẫn là tiếng Việt
à!).
æ cat (người Việt dễ đọc thành ket hoặc kat)
ʃ she (người Việt dễ đọc thành sờ nhẹ)
dʒ jump (người Việt dễ đọc thành dờ nhẹ)
3. Chiếc loa
Từ điển Cambridge online luôn có biểu tượng chiếc loa để bạn click vào đó và nghe phát âm chuẩn xịn
UK-US. Tuy nhiên, hãy nhớ ĐỪNG BAO GIỜ bấm loa ngay. Bạn nên tự mình hình dung ra phát âm của từ
vựng trước, sau đó bấm vào chiếc loa để kiểm tra lại. Việc này giúp bạn chủ động và tự tin – những điều
cực kỳ quan trọng để tạo động lực học và gắn bó lâu dài với tiếng Anh.
Link từ điển Cambridge: />4. Im lặng và tưởng tượng
Sai lầm lớn nhất khi học phát âm và học nói là cứ nói ông ổng ra ngoài, rất nhiều và rất to. Vì sao đây lại là

sai lầm tai hại? Hãy tạm quên tiếng Anh để phân tích một bài hát tiếng Việt nhé. Để tự hát một bài hát nào
đó, bạn cần nghe và nghe và nghe, rất nhiều, rất nhiều và rất nhiều. Chỉ khi nào giai điệu ngấm vào bạn,
bạn mới có thể cất lên những câu hát đầu tiên. Còn nếu không có bài hát sẵn để bạn nghe, bạn sẽ cần
phải nắm được nhạc lý, phải đọc được bản nhạc thì mới có thể hát được.
Giống như vậy, mỗi từ vựng tiếng Anh có thể coi như là 1 bài hát tí hon vậy – nó có nhiều âm tiết và âm
thanh to nhỏ nặng nhẹ khác nhau giữa mỗi âm. Vì vậy, nếu bạn cứ ông ổng đọc ra ngay khi chưa nghiên
cứu nhạc lý (phiên âm) và bản thu âm (chiếc loa), làm sao bạn có thể đọc đúng được.

12

Sau tất cả, việc tưởng tượng và đọc thầm đóng vai trò to lớn giúp bạn thực sự ngấm âm thanh. Khi âm
thanh tưởng tượng trong đầu bạn đủ lớn và chắc chắn, bạn sẽ biết mình đã sẵn sàng để phát ra âm thanh
hay chưa.
5. Nghe Nghe và Nghe
Nghe bài hát tiếng Anh yêu thích. Xem bộ phim yêu thích. Xem các video clips trên YouTube.
Nếu học phát âm mà bạn không làm những điều trên thì bạn cứ yên tâm là không ra kết quả đâu, vì sau tất
cả bạn cần nghe tiếng Anh chuẩn xịn càng nhiều càng tốt. Khi xem và nghe, bạn hãy thư giãn và đừng bắt
mình hiểu. Không hiểu hoặc không hiểu hết cũng chẳng sao cả, vì bản chất của việc nghe là thụ động và
vô thức. Bạn không hiểu là vì bạn chưa đủ từ vựng thôi chứ không phải là vì tai bạn…điếc.
Vì vậy, hãy cứ nghe và xem để thư giãn. Nếu bạn thích một câu nào đó trong bài, hãy chép lại câu đó –
thử tự mình đọc lại câu đó và nghe lại cách Tây nói câu đó trong đoạn bạn vừa xem.
6. Chia câu (chunking)
Chunking là kỹ thuật chia câu thành những đoạn ngắn để giúp việc tạo ngữ điệu lên xuống, nhanh chậm
dễ dàng và thoải mái hơn. Đây là kỹ thuật tuyệt vời để tạo điểm nhấn khi nói và nó cũng là đặc điểm quan
trọng của ngữ âm tiếng Anh.
Kỹ thuật này rất đơn giản. Bạn cứ lấy một câu và dùng bút chì chia thành từng khúc 3-5 words (a chunk) –
khi đọc, bạn nghỉ một chút giữa mỗi chunk là được.
Again, để tránh ứng dụng máy móc và thiếu tự nhiên, bạn ĐỪNG THỰC HÀNH NGAY. Hãy hiểu nguyên
tắc này và khi nghe, hãy xem Tây họ thực hành chunking thế nào và ngấm dần trước đã.

7. Đọc chứ không Nói
Một sai lầm nghiêm trọng khi học phát âm là bạn Nói chứ không Đọc. Vậy thế nào là Nói và thế nào là
Đọc?
Nói: Phản xạ, ngẫu hứng và làm NHIỀU việc (suy nghĩ ý tưởng, tìm từ vựng, ứng dụng ngữ pháp, phát
âm)
Đọc: Có sự chuẩn bị và làm rất ÍT việc – không phải nghĩ ý, không phải tìm từ, không phải ứng dụng ngữ
pháp. Tất cả đầu óc chỉ dồn vào phát âm, ngữ điệu và tình cảm mà thôi.
Vậy đấy, nếu bạn muốn luyện chuẩn hóa phát âm, hãy dừng Nói và chăm Đọc hơn nhé.
8. Say what?
Như đã phân tích ở trên, để học nói, bạn nhất định phải học cách „ngậm miệng‟ để „tưởng tượng.‟ Còn khi
đã mở miệng, bạn cũng cần có sẵn nội dung để thực hành phát âm và ngữ điệu.
Hãy lấy luôn những câu hay từ sổ từ vựng Diamonds để thực hành phát âm và ngữ âm. Cách tạo sổ từ
vựng Diamonds có trong link sau />9. Những nguồn tốt để học phát âm
Lưu ý: các trang dưới đây đều có rất nhiều videos, bạn nên bấm vào mục Playlists để xem các videos theo
cùng chủ đề để tránh loạn. Riêng trang của British Council, mình lựa chọn trang LearnEnglish Kids để các
bạn mới học có thể thấy dễ dàng và hứng thú hơn.
13

English with Lucy />Elemental English />Rachel‟s English />British Council LearnEnglish Kids />10. Chậm, ít, chắc
Đây là nguyên tắc quan trọng để bạn sống sót trong thời đại thác lũ thông tin ngày nay. Mỗi ngày, bạn có
thể tiếp xúc với rất nhiều và rất nhiều tài liệu và thông tin – tuy nhiên, cuối ngày, hãy thử xem lại mình đã
„được‟ những gì. Việc này cực kỳ hữu ích và đơn giản.
Những thứ bạn được: ít, thú vị và chắc chắn
Những thứ bạn hiểu lầm là được: một đống tài liệu mới down về đầy máy tính, hàng ngàn từ vựng mới
được tặng qua email
Không, những thứ bạn thực sự được luôn ít và cụ thể. Chúng cần được lưu trữ trong Diamond vocabulary
(xem bên trên)
11. Thu âm
Hãy thu âm đoạn Đọc của bạn để post lên các diễn đàn và nghe phản hồi. Khi đọc phản hồi, đừng quá

buồn nếu có comment tiêu cực hay chê bai. Hãy luôn nhớ rằng những người tốt và thiện chí sẽ không chê
mà hướng dẫn để bạn tốt lên.
Những người chê bai không thiện chí thì dù bạn có cố thế nào thì họ cũng sẽ tìm ra thứ để chê. Kệ họ, việc
mình mình làm. À, những lời chê bai cũng có tác dụng tốt đấy. Chúng có thể khiến bạn buồn rầu trong
chốc lát, nhưng chúng sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn rất nhiều.

14

Lộ trình học Nghe cho người mất gốc
Nếu bạn đang hoang mang và khổ sở vì mỗi lần nghe là một lần...điếc đặc, bài viết này dành cho bạn. Nếu
bạn cứ cày đề mà điểm Nghe vẫn dậm chân tại chỗ, bài viết này dành cho bạn. Nếu bạn đang muốn mở
cửa cả một trời âm nhạc và phim ảnh US-UK, bài viết này dành cho bạn.

Tài liệu nghe phù hợp trình độ
Nếu chưa học nghe bao giờ mà bạn bập vào IELTS Listening ngay thì đừng hỏi tại sao mình lại khóc. Điều
này chẳng có gì khó hiểu cả; cứ tưởng tượng một ông Tây vừa tập tọe tiếng Việt vỡ lòng mà bắt phải nghe
tiếng Huế hay Quảng Nam vậy. Mình là người Việt, mình nghe nhiều khi còn không nổi, nói gì đến Tây. (Ví
dụ này không đúng lắm nhưng cứ vậy đi, cho dễ hình dung.)
Tài liệu phù hợp với trình độ sẽ giúp bạn có được sự tự tin và vui sướng khi ôn luyện; quan trọng hơn, nó
sẽ giúp bạn xóa tan sự căng thẳng và lo lắng, trở ngại lớn nhất khi học nghe.
Mình rất may mắn khi bắt đầu ôn luyện Listening với những bộ sách được phát hành bởi cùng một nhà
xuất bản Cambridge. Vì thế, lộ trình này giống như một con đường cao tốc dẫn thẳng tới bài thi IELTS vậy.
Cambridge Examinations là tổ chức ra đề thi IELTS chính thức nên những bộ sách của Cambridge là một
bước chạy đà tuyệt vời cho kỳ thi IELTS.
Dưới đây là lộ trình từ thấp đến cao với bộ sách Cambridge English, có quy đổi ra thang điểm IELTS.
Link download: />
Bộ sách Cambridge English

Quy đổi IELTS

Cambridge English: Key (KET)

≤ 4.0

Cambridge English: Preliminary (PET)

4.0-6.0

Cambridge English: First (FCE)

6.0-7.5

Cambridge English: IELTS

N.A

15

Thư giãn, thư giãn và thư giãn
Căng thẳng là kẻ thù số 1 của đôi tai. Khi bạn căng thẳng, đôi tai sẽ ù đi và đóng lại trước âm thanh. Trong
phòng thi, đôi tai ù đặc sẽ khiến bạn càng nghe càng không hiểu gì, lỡ câu 1, rồi lại lỡ câu 2, dẫn đến hiệu
ứng domino – đổ vỡ hàng loạt.
Vì vậy, mấu chốt của việc nghe tốt là làm sao loại bỏ hoàn toàn sự căng thẳng. Tuy nhiên, cũng giống như
mọi việc trên đời, nói thì dễ còn làm mới khó. Và nếu không hiểu bản chất thì bạn rất khó trị bệnh tận gốc;
hãy đọc phần phân tích tiếp theo về bản chất vấn đề và tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh
căng thẳng.
‘Không hiểu gì’ khi Nghe là điều bình thường
Nếu bạn không làm quen với cảm giác „không hiểu gì‟ khi nghe, bạn sẽ không thể giải quyết bài toán tâm

lý. Cảm giác „không hiểu gì‟ khi nghe là một điều tự nhiên – không chấp nhận điều đó cũng đồng nghĩa với
việc bạn đang không thuận theo tự nhiên, mà phàm cái gì trái với tự nhiên thì thường rất khó sống.
Chúng ta có thể giải thích cảm giác „không hiểu gì‟ khi nghe một cách khoa học dựa vào 3 loại tốc độ: tốc
độ ánh sáng, tốc độ âm thanh và tốc độ tư duy. Theo đó, tốc độ ánh sáng luôn nhanh hơn tốc độ âm thanh
và tốc độ âm thanh thì thường nhanh hơn tốc độ tư duy. Điều này lý giải tại sao chúng ta nhìn thấy rồi mới
nghe thấy; nhưng nhìn thấy và nghe thấy không có nghĩa là bạn sẽ hiểu, bởi tốc độ tư duy luôn chậm hơn.
Phân tích trên đã mang đến một giải pháp: để nghe kịp và nghe hiểu, chúng ta sẽ cần phải làm sao để đẩy
nhanh tốc độ tư duy, rút ngắn khoảng cách với tốc độ nghe nhìn. Để nâng tốc độ tư duy, bạn sẽ cần phải
chú ý những điều sau:

Phát âm chuẩn: để nhận biết âm thanh
Kiến thức nền: bao gồm kiến thức từ vựng, ngữ pháp và hiểu biết chung: để chuyển từ nhận biết
âm thanh sang nhận biết ý nghĩa

Nếu không có kiến thức nền, bạn không hiểu được nội dung dù có nghe thấy hết. Bản thân mình đã trải
qua một cuộc „tra tấn‟ âm thanh khi phiên dịch cho một nghệ sỹ Đức (nói tiếng Anh). Nghệ sỹ này từ chối
cung cấp các tài liệu giới thiệu tác phẩm cũng như không trò chuyện trước với mình về tác phẩm của anh
ta; khi vào cuộc, mình đã lâm vào tình trạng „tê liệt‟ khi không hiểu và không thể dịch – mặc dù toàn bộ từ
vựng mà nghệ sỹ này sử dụng mình đều biết.
Vậy đấy, nếu bạn chưa thực sự đầu tư cho phát âm và còn phát âm sai nhiều, nếu bạn chưa chăm chỉ học
từ vựng và vốn từ vựng yếu, việc bạn nghe mà „không hiểu gì‟ là rất bình thường, hãy chấp nhận điều đó
để tiến bộ và để thanh thản còn làm việc khác. Việc khác là việc gì, xin mời bạn lại tiếp tục.

Non-stop listening just for...FUN
Nếu như việc ôn luyện chỉ quanh quẩn với mấy bộ đề thì bạn hãy yên tâm rằng việc đó sẽ cực chán và
cũng không giúp bạn tiến bộ đâu. Chính yếu tố FUN (vui vẻ) mới giúp bạn biến việc ôn luyện từ nhiệm vụ
thành nhu cầu. Nhu cầu tự thân sẽ khiến bạn hoàn thành được một khối lượng bài nghe lớn mà không cần
gắng sức; trái lại, bạn lại cảm thấy tràn đầy năng lượng và niềm vui.

Từ khóa thứ hai cần lưu ý trong bài tập này là „non-stop‟ (không dừng lại). Điều này có nghĩa là bạn cần
nghe hàng ngày và không được dừng lại – việc này đồng nghĩa với việc bạn được sống trong một môi
trường „xì xồ‟ bản ngữ mà chẳng phải đi đâu cả.
16

Vậy làm bài tập này như thế nào đây? YouTube và Facebook là cả thế giới, và bạn cần sống trong thế giới
đó hàng ngày mà thôi. Dưới đây là một số kênh YouTube cực kỳ hay mà bạn nên subscribe (đăng ký
thành viên) để theo dõi hàng ngày.
YOUTUBE ENGLISH


Dưới đây là 2 kênh học tiếng Anh cực kỳ hiệu quả và chính thống của Hội đồng Anh và BBC trên
YouTube, bạn hãy đăng ký thành viên và theo dõi hàng ngày.
British Council | LearnEnglish
BBC Learning English

YOUTUBE GENERAL
Music: bạn cứ gõ chữ Music vào YouTube là ra trang này. Nghe nhạc Âu Mỹ là cách cải thiện kỹ năng
Nghe một cách tự nhiên và „lầy‟ nhất. Đơn giản là bởi có khi bạn chẳng cần phải biết tí tiếng Anh nào để
thấy rằng: Ồ, bài hát (tiếng Anh) này hay quá. Cập nhật nhạc Âu Mỹ cũng là cách tốt nhất và dễ nhất để
bạn không bị trở nên „cổ xưa.‟
đây là trang đỉnh cao rồi, không cần phải giới thiệu nhiều.
clips ngắn, đa dạng và sinh động về thiên nhiên, khoa
học, xã hội. Nội dung rất hay và thời lượng ngắn gọn.
clips ngắn và đa dạng về đời sống, gia đình. Nội dung rất hay và ngắn
gọn.
Tin tức thế giới, đa dạng và hay

FACEBOOK
Channel 4 News, CNN: những đoạn tin tức ngắn và có phụ đề, rất dễ xem
Khi thực hiện bài tập này, bạn cần lưu ý làm theo những chỉ dẫn sau đây để việc học được bền vững và
hiệu quả:
1. Mục tiêu của bài thực hành là vui vẻ và thư giãn, hãy lựa chọn những gì bạn muốn xem và khiến bạn
vui.
2. Hãy xem hình và nghe tiếng – đừng bắt bản thân phải cúi gằm mặt trong khi trước mắt bạn là những
video cực kỳ vui nhộn và thú vị.
3. Phụ đề hữu ích đấy, nhưng đừng nhìn phụ đề vội, hãy cứ xem hình đoán tiếng trước.
4. Hãy lựa chọn những video ngắn – những clips dài có thể khiến bạn mệt và khiến bài thực hành mất
vui. Mục tiêu của bài thực hành này là để bạn quen với việc „không hiểu gì;‟ vì thế, hãy thả lỏng đầu óc
hết sức có thể.

Xem phim không phụ đề (phù hợp khi bạn đã đạt 6.5 Overall)
Xem phim tiếng Anh không phụ đề là một trang mới trong cuộc đời học tiếng Anh của bạn (như đã từng
xảy ra với mình). Đây sẽ là bài tập đỉnh cao giúp bạn master kỹ năng nghe mà cần hiểu gì. Nói nghe thì
ngu nhưng mà có cơ sở khoa học nhé.
17

Xem phim không phụ đề sẽ giúp bạn ngấm được bản chất của tiếng Anh về mặt sound wave (sóng âm).
Khác với ngữ điệu đều đều của tiếng Việt (miền Bắc), tiếng Anh ngôn ngữ nói là những đợt sóng to nhỏ
khác nhau; trong đó, đỉnh sóng là những từ vựng quan trọng mà người nói muốn nhấn mạnh, còn bên
dưới là những từ vựng khác không quan trọng bằng và được nói nhỏ hơn, nhanh hơn.
Khi bạn không có một sự trợ giúp nào từ phụ đề, bạn sẽ dồn toàn bộ sự tập trung của mình vào đôi mắt và
đôi tai, giúp cho tai và mắt của bạn hoạt động tốt hơn và tinh hơn. Khi đó, bạn sẽ tối ưu hóa được hiện
tượng lưu thanh, tức là âm thanh chưa mất đi ngay sau khi bạn nghe thấy mà nó còn ở lại trong một
khoảng thời gian nữa. Đây sẽ là điểm đột phá khiến bạn bước từ việc học tiếng Anh sang dùng tiếng Anh.

Sau tất cả...: Miêu tả quy trình ôn luyện a-z
Sau tất cả, việc bạn làm gì sau khi hoàn thành bài test mới quyết định bạn có lên trình hay không. Và đây
là thứ đã giúp mình từ chỗ „không nghe thấy một cái gì‟ đạt 8.5 Listening.
1. Không chạy theo thành tích – bạn làm bao nhiêu tests không quan trọng bằng việc bạn làm kỹ và
thực sự ngấm được bao tests.
2. Khi nghe, đánh dấu thật nhanh những câu mình không chắc. Nghe xong, „không bao giờ‟ giở Đáp án
(Key) ra ngay mà tự mình tìm đáp án trước đã.
3. Khi tự nghe lại để tìm đáp án, hãy ưu tiên những chỗ không tìm thấy đáp án khi nghe lần đầu và
những câu đã có đáp án nhưng không chắc chắn đã đánh dấu. Mình nghe những chỗ này cho đến khi
tìm ra đáp án thì thôi, nhưng không nghe nhiều đến mức nhàm và sợ (thường thì mình sẽ move on sau
khoảng 3-5 lần replays).
4. Sau đó, mình sẽ kiểm tra đáp án – đánh dấu những câu sai. „Vẫn không dùng‟ transcript, mình sẽ
nghe lại để tự mình tìm ra lý do sai.
5. Rồi mình giở transcript ra và đọc nó như một bài reading. Khi đọc, mình dùng từ điển để hiểu
everything. Lúc này, tạm thời mình quên việc nghe đi.
6. Sau khi đọc transcript xong, mình chọn nghe lại 1 bài khó nhất. Khi nghe lại, mình không đọc
transcript mà cứ để đầu óc thư giãn theo dòng chảy âm thanh. Mình cũng không cố nhớ lại nội dung
transcript, tất cả ưu tiên dành cho việc thả lỏng đầu óc và để âm thanh cuốn đi, không hiểu cũng chẳng
sao.
7. Trong bài khó nhất này, mình chọn ra 3 chỗ khó nhất để nghe lại và chép lại theo âm thanh lưu giữ.
Khi chép lại, mình có thể sẽ quên chỗ này chỗ kia, chẳng sao cả - càng tốt vì lúc đó mình sẽ vận dụng
tư duy, từ vựng và ngữ pháp để viết thành câu hoàn chỉnh.
8. Sau đó, mình so lại với transcript. Đây là bài tập này là „thập toàn đại bổ‟ – rèn hiện tượng lưu thanh
và giúp củng cố vốn ngữ pháp và từ vựng.
9. Mình không chép chính tả quá dài vì mình biết việc đó chán, lâu và không hiệu quả.
10. Xong xuôi, mình sẽ ghi lại những cụm diễn đạt hay và những từ vựng phát âm sai. Mình không phụ
thuộc vào trí nhớ vì mình biết trí nhớ của mình luôn phản bội mình.
11. Kết thúc bài học, mình sẽ ghi lại khoảng 2 câu để luyện phát âm. Với 2 câu này, trước tiên, mình sẽ
tra từ điển để biết chính xác cách đọc của từng từ.

18

Rồi mình tưởng tượng xem 2 câu này sẽ được đọc như thế nào. Hãy nhớ, đừng đọc vội, tưởng tượng và
hình dung ra âm thanh đã. Tưởng tượng xong, mình sẽ đọc diễn cảm, mình có thể ghi âm lại phần đọc
này.
Mình chẳng cần đọc nhanh, quan trọng là phải có cảm nhận và có nhấn nhá lên những từ vựng quan
trọng.
Và mình mở lại đoạn băng xem 2 câu này được nói thế nào. Lâu dần, mình sẽ ngấm được ngữ điệu của
tiếng Anh, thứ khó nhất và khác nhất với tiếng mẹ đẻ của mình.
Phù ù ù, xong bài rồi, đi chơi thôi!
Lưu ý: Các bạn cũng thấy có rất nhiều bước để làm bài Listening bài bản. Lời khuyên là các bước trên vào
cùng một buổi – hãy chia nhỏ chúng ra để làm.

Cố quá và Quá cố: đừng đuổi theo âm thanh
Đuổi theo âm thanh là một thói quen dễ mắc nhất đối với thí sinh khi làm bài Nghe. Hiện tượng này xảy ra
khi bạn bỏ lỡ một câu và cố gắng nhớ lại xem mình vừa nghe cái gì. Kết quả là bạn vừa không nhớ được
câu đã qua mà lại thường sẽ bỏ lỡ hàng loạt câu sắp tới, vì vậy, càng cố lại càng chết.
Nếu như với các kỹ năng Đọc, Nói và Viết, bạn ít nhiều cũng có một chút tâm thế chủ động, đọc đoạn này
trước, đọc đoạn kia sau, v.v. Còn Nghe là kỹ năng bạn hoàn toàn bị động và bị cuốn đi theo đoạn băng. Vì
vậy, để thuận theo tự nhiên, bạn cần thả lỏng hoàn toàn và thụ động hoàn toàn để đoạn băng cuốn đi.
Thế nhé, bài học đầu tiên là thả lỏng thư giãn và let it go!

Chép chính tả hay Không chép chính tả
Chép chính tả là một bước quan trọng trong quá trình ôn luyện Nghe, nhưng việc này ít khi được giải thích
khoa học và hướng dẫn chi tiết nên học viên hay mệt và nản nếu làm sai cách (như chọn đoạn chép quá
dài).
Việc chép chính tả đúng rất hiệu quả vì nó giúp người học luyện tập tổng hợp nhiều kỹ năng: lưu thanh, ghi
chép nhanh (note-taking), từ vựng và ngữ pháp. Nền tảng của việc chép chính tả là hiểu – hiểu nghĩa, hiểu
từ vựng và ngữ pháp; lúc đó, việc chép lại của bạn thực ra là để vận dụng vốn từ vựng, ngữ pháp và hiểu

biết chung để tạo ra một câu hoàn chỉnh, chứ không phải là nghe từng từ đơn lẻ. Hãy xem ví dụ dưới đây:
Câu gốc: Hurwitz said she got lost in the moment even though she had helped to craft the words.
Câu nghe được: Hughwitz said she...lost....moment even though she...help...craft the words.
Câu chép lại: Hughwitz said she got lost at the moment even though she did help to craft the words. | Lưu
ý: Hughwitz là tên riêng nên bạn không cần phải bận tâm nhiều, tên riêng trong tiếng Anh thì bạn sẽ cần
được đánh vần mới viết đúng được.
Như vậy, ví dụ trên đã cho thấy việc chép chính tả bản chất là để bạn vận dụng khả năng từ vựng và ngữ
pháp để hoàn thiện những âm thanh lưu lại được trong đầu. Sản phẩm cuối cùng phải là một câu hoàn
chỉnh và hợp lý về mặt ý nghĩa.
Nếu bạn còn băn khoăn về phương pháp nghe chép chính tả của mình đã đúng cách hay chưa, dưới đây
là một checklist để bạn kiểm tra nhé.
19

1. Độ dài: từ 30 giây đến 1 phút – nếu dài hơn, việc chép chính tả sẽ rất mệt và bạn không nghe kỹ
được.
2. Bạn cần hiểu đã, không hiểu thì hãy thử đoán nghĩa đã – đừng lao vào viết khi chưa hiểu; làm như
thế phí công mà thôi.
3. Khi viết chính tả, bạn cần vận dụng vốn từ vựng, ngữ pháp để „điền vào chỗ trống‟ – những chữ bị rơi
rụng trong quá trình bạn nghe đến lúc bạn chép lại.
4. Hãy nghe 1 câu rồi viết lại, thay vì cắt nhỏ từng từ ra nghe – việc này sẽ giúp bạn ôn luyện khả năng
lưu thanh cũng như bắt buộc đầu óc của bạn phải làm việc với từ vựng và ngữ pháp để tạo thành một
câu có nghĩa.
5. Câu chép lại của bạn phải có nghĩa và nghĩa hợp lý thay vì chỉ là những từ lẻ tẻ chắp vá.

20

Đặng Trần Tùng 9.0 Overall: Tip Reading đơn
giản - Ưu tiên thứ tự câu hỏi

Mình làm Reading tương đối nhanh, và mình nghĩ việc làm nhanh rất quan trọng. Khi bạn làm lâu, không
những ảnh hưởng tới việc time management trong phòng thi, mà còn hay bị suy luận, dẫn tới làm sai, đặc
biệt là T/ F/ NG.
Một trong những yếu tố giúp mình làm Reading nhanh là ưu tiên đúng thứ tự câu hỏi. Mình có một số
nguyên tắc sau:
1 - Matching Headings làm đầu tiên - đằng nào cũng phải đọc cả đoạn (yes, đừng đọc câu đầu - câu cuối),
nên bạn thấy Matching Headings thì cứ táng thằng này trước để hiểu hơn về bài đọc → tăng xác suất đúng
các bài còn lại. Cách làm dạng bài này các bạn có thể xem bên dưới.
2 - Bài nào nhiều clues (tên riêng, số má, thuật ngữ chuyên ngành, ...) làm trước. Những từ clue này
KHÔNG có paraphrase, nên bạn scan dễ hơn nhiều. Những dạng bài nhiều clues là: T/F/NG, điền từ (đặc
biệt là bài summary) và nối tên nhân vật.
3 - Matching Information và Multiple Choice Questions để CUỐI CÙNG. Lý do là những bài này paraphrase
rất nhiều. Nếu làm ở đầu sẽ tốn nhiều thời gian mà có khi còn sai be bét. Nếu để ở cuối, các bạn sẽ hiểu
hơn về bài đọc từ các bài khác đã làm, và có một số câu có thể chọn luôn mà không cần đọc → giảm thiểu
tối đa khả năng sai.
4 - Đọc hết câu hỏi mới làm → điều này khá quan trọng, đặc biệt là trong những bài T/F/NG. Các bạn đừng
đọc 1 câu xong rồi lật bài đọc ra đi scan luôn, vì những câu paraphrase nhiều thường khó scan → dễ sai.
Thay vào đó, đọc một lượt các câu hỏi, xem câu nào có clue thì làm trước, ít clue làm sau. Những câu bạn
chưa làm được sẽ nằm ở giữa những câu đã làm được rồi → khoanh vùng đoạn đọc để đỡ sai.

21

Cách làm Match Headings để tránh sai sót
Hi vọng post này không gây tranh cãi. Đây là cách làm của mình và mình thấy nó rất hiệu quả. Đây
KHÔNG PHẢI là cách duy nhất để tiếp cận dạng câu hỏi này. So, take it for what it's worth.
- Lý do hay sai Matching Headings (MH): Vì ngữ pháp yếu hoặc vốn từ hạn chế, nhiều bạn đọc đoạn văn
không hiểu nghĩa mà chỉ "bắt lợn" được vài từ nổi bật, rồi sẽ chọn một tiêu đề có trùng mấy từ đó. Thường
các tiêu đề này là sai: vì nó chỉ CHỨA từ đó thôi, chứ không NÓI VỀ từ đó.
- Cách làm để tránh sai sót:

BƯỚC 1. Đọc tất cả các Headings được cho.
Lưu ý:
+ Khi đọc, nếu có thể các bạn hãy gạch chân keywords. Nên nhớ, keywords ở đây không được trùng với
topic của bài đọc. Giả sử, các bạn đang đọc bài về 'Tourism', thì tiêu đề 'The cost of tourism' chỉ gạch chân
từ 'cost' thôi.
+ Gạch hết tất cả các câu example đã làm sẵn. Nhiều khi chúng ta cắm đầu cắm cổ vào làm, xong quên
mất có 1-2 đoạn nó làm sẵn cho rồi → lệch cả bài. Một cái kết rất lãng xẹt.
BƯỚC 2. Đọc vào bài đọc.
Vậy khi đọc vào đoạn chúng ta đọc cái gì? Câu đầu? Câu cuối? Câu trả lời là: đọc tất. Phần nội dung chính
của một đoạn thường ở giữa, và nếu chỉ đọc đầu/ cuối, khả năng cao là chúng ta bị 'dính mắt' vào một số
từ nổi bật → lại bị lừa như mình đã nói.
Vấn đề ở đây rõ ràng là: làm thế nào để đọc nhanh? Các bạn lưu ý, phần này chúng ta không cố gắng
scan chi tiết, mà chỉ đọc để lấy ý. Để đọc vừa nhanh vừa hiểu ý, mình có thói quen bỏ những thành phần
câu sau khi đọc:
- Trạng từ (-ly)
- Phần mở rộng. VD: Mr. X, an entomologist at ABC university ..., → mình bỏ qua không đọc cái phần giải
thích ông X làm gì.
- Trong các câu như 'Because [clause 1], [clause 2]', mình đọc luôn vào clause 2. Tức là vừa nhìn thấy
because/ although/ when... ở đầu câu phát là đi tìm dấu phẩy, rồi đọc sau dấu phẩy.
- Trong một cụm danh từ dài, chỉ đọc danh từ, bỏ hết phần trước noun (adj, adv, ...) và sau noun (relative
clause, prepositional phrase, ...). VD: trong cụm 'an incredibly beautiful girl who was raped yesterday', mình
chỉ đọc đúng từ 'girl'
Bên cạnh tip trên, quan trọng nhất là bạn phải chắc ngữ pháp và vốn từ tương đối ổn. Nếu đọc chậm thì
chắc là do ngữ pháp bị hổng hoặc ít từ vựng (2 cái này thường đi song hành với nhau). Mình thấy quyển
Grammar for IELTS - Collins khá tốt để củng cố 2 mảng này 1 cách nhanh chóng.
BƯỚC 3. Scan tất cả các Headings, loại đáp án sai.
22

Rất quan trọng là chúng ta không chọn đáp án đúng, mà loại đáp án sai. Loại như thế nào? Các bạn còn

nhớ keywords mà chúng ta gạch ở đầu bài không? Các bạn chỉ cần soát từ heading đầu tới heading cuối,
xem đoạn vừa đọc có chứa các dữ liệu được gạch chân không.
Sau khi loại lần 1, may mắn thì chúng ta sẽ chỉ còn lại 1 đáp án là chọn được. Thường thì không may mắn
như thế, vì có thể các bạn sẽ còn lại 2-3 headings để lựa chọn. Không sao, 2-3 là tốt hơn rất nhiều so với
9-10 ban đầu rồi, và nó sẽ hạn chế khả năng sai của bạn xuống rất nhiều
Chúng ta hãy cùng practice 3 bước trên với bài sau nhé. Mình đã viết hoa những từ keywords trong
Headings rồi đó ^^
Text: Tourism, holidaymaking and travel are these days more significant social phenomena than most
commentators have considered. On the face of it there could not be a more trivial subject for a book. And
indeed since social scientists have had considerable difficulty explaining weightier topics, such as work or
politics, it might be thought that they would have great difficulties in accounting for more trivial phenomena
such as holidaymaking. However, there are interesting parallels with the study of deviance. This involves
the investigation of bizarre and idiosyncratic social practices which happen to be defined as deviant in
some societies but not necessarily in others. The assumption is that the investigation of deviance can
reveal interesting and significant aspects of normal societies. It could be said that a similar analysis can be
applied to tourism.
Headings:
i The POLITICS of tourism
ii The COST of tourism
iii Justifying the STUDY of tourism
iv Tourism contrasted with TRAVEL
v The essence of MODERN tourism
vi Tourism versus LEISURE
vii The ARTIFICIALITY of modern tourism
viii The role of modern TOUR GUIDES.
.
.
.
.
.

Answer: iii

23

9.0 IELTS Writing: Max…dễ nếu bạn biết
những điều sau
Nghĩ tiếng Việt, viết tiếng Việt
Tôi nghĩ tiếng Việt và tôi viết tiếng Việt – trước cũng vậy, bây giờ vậy mà mai sau cũng vậy. Viết tiếng Việt
vừa và nghĩ tiếng Việt vừa dễ, vừa sướng, vừa nhanh, vừa tự nhiên. Thế người ta mới gọi là tiếng mẹ đẻ.
Một sai lầm thường thấy ở những người học tiếng Anh đó là việc đoạn tuyệt với tiếng Việt, để đuổi theo
tiếng Anh. Trong khi đó, chuyến tàu tư duy luôn cần một con đường phẳng và rộng để nó đi băng băng, thế
thì mới suy nghĩ được bao điều hóc búa trên đời chứ. Thế mà bạn lại phá luôn, đóng luôn con đường cao
tốc phẳng lì và thênh thang (là tiếng Việt) để đổi qua một con đường mới vừa nát vừa thủng – thế là con
tàu ý nghĩ và tư duy sẽ, nhẹ thì đi chậm lại, nặng thì trật bánh, đổ tàu vì ổ voi, sụt hố.
Trong cách so sánh trên, những chỗ nát và thủng trên con đường mới (tiếng Anh) là những từ vựng và
ngữ pháp bạn còn thiếu. Chúng sẽ khiến cho việc mạch tư duy bị chậm lại và ngắt quãng, khiến việc viết,
nói và suy nghĩ bị ảnh hưởng.
Không viết, không viết, không viết
Với tiếng Anh, tôi không viết mà chỉ…bắt chước. Tôi có cuốn sổ tích lũy từ vựng kim cương, hàng ngày tôi
mở ra, vừa viết chính tả vừa tưởng tượng – tưởng tượng âm thanh, tưởng tượng văn cảnh, tưởng tượng
hình ảnh. Việc này giúp tôi nhớ lại những phút huy hoàng đã có với những trang sách, viết không sai chính
tả và ngấm phát âm, ngữ điệu bằng cách tưởng tượng. Việc này cũng dễ nữa nên nó giúp đầu óc tôi luôn
thoải mái và thư giãn.
Với tiếng Việt, tôi không viết mà tích lũy và ghi chép ý tưởng. Tôi không bao giờ dựa vào trí nhớ mà luôn
ghi chép lại các ý tưởng hay, vụt đến vụt đi (ý tưởng hay là ý tưởng sẽ mất ngay lập tức). Sau này, vô tình
khi đọc sách, tôi mới phát hiện ra đây chính là cách mà nhiều người nổi tiếng và giàu có trên thế giới vẫn
làm. Ví dụ, Jeff Bezos (ông chủ Amazon, một trong ba người giàu nhất thế giới) hay Richard Branson (ông
chủ hãng Virgin) luôn coi trọng việc viết các ý tưởng xuống giấy và họ luôn luôn mang theo cuốn sổ và
chiếc bút chì.

Việc lưu giữ ý tưởng thực ra lại có nền tảng khoa học vì bản chất của trí thông minh là khả năng kết nối
các ý tưởng hay. Ví dụ, Steve Jobs kết hợp màn hình, điện thoại và ngón tay để tạo ra sản phẩm iPhone
mà cả thế giới điên cuồng theo đuổi. Vì vậy, bạn càng có nhiều ý tưởng thì bạn lại càng có nhiều ý tưởng
hay – ý tưởng sinh ra ý tưởng, tiền sinh ra tiền.
Vì vậy, đang lái xe thì tôi cũng tấp vào lề để ghi lại ý tưởng, đang tắm thì tôi cũng hét ra ngoài để nhờ
người nhà ghi lại. Tóm lại là không để chúng thoát.
Ngồi xuống bàn mới bắt đầu viết – sai bét, sai bét
Một hiểu lầm tai hại khiến chúng ta (bao gồm cả tôi trước đây) lâm vào tình cảnh bí từ và…rặn mãi không
ra là thói quen ngồi vào bàn mới bắt đầu viết. Với tôi, khi ngồi vào bàn thì có nghĩa là mọi thứ đã xong xuôi
rồi. Mọi thứ ở đây là ý tưởng – ý tưởng đủ thì hãy nói đến chuyện viết. Khi đó, việc ngồi vào bàn sẽ là sắp
xếp và hoàn thiện những ý tưởng đã có, và đặc biệt là đọc và sửa cho đến khi bản thân mình đọc và cảm
thấy thích thì thôi.
Chấp nhận: chấp nhận mình không hiểu – chấp nhận mình không nghĩ ra – chấp nhận mình không
biết
Tâm lý chấp nhận giúp tôi luôn thanh thản và biết rõ mình thiếu cái gì và mình cần cái gì. Việc này rất quan
trọng để tôi nhanh chóng đi tìm sự trợ giúp từ bạn bè thông minh và Google để bổ sung những gì tôi còn
đang thiếu.
24

Suy nghĩ thấu đáo đề bài
Gần đây, trên group IELTS Vu Hai Dang, có một bạn đề nghị tôi viết bài essay về một đề thi mới ra. Đến
thời điểm hiện tại, tức là sau hơn một tháng, tôi vẫn chưa có đủ ý tưởng để viết vì tôi nghĩ chưa ra và chưa
đủ. Việc suy nghĩ lâu và thấu đáo giúp cho tôi trả lời câu hỏi thấu đáo và bản thân mình cảm thấy hài lòng
với câu trả lời.
Bạn có thể bảo: Nghĩ lâu như thế thì chết à, đi thi người ta cho có 40 phút! Câu trả lời là chính việc suy
nghĩ thấu đáo giúp tôi viết rất nhanh khi cần (cần đi thi chẳng hạn). Nguyên nhân là do các câu hỏi trong
bài thi IELTS là những câu hỏi khó – nếu bạn bảo đó là những câu hỏi dễ, bạn đang tự lừa dối mình hoặc
chưa thực sự hiểu đề. Cũng giống như mọi câu hỏi khó trong cuộc sống, bạn có 2 lựa chọn sau…
1. Suy nghĩ qua loa, chẳng đầu chẳng cuối, miễn là nhanh  kết quả: nói câu gì bị chửi câu đấy, viết

câu gì bị bẻ câu đấy, làm cái gì cũng không ra vấn đề
2. Suy nghĩ thấu đáo nhưng giải quyết triệt để vấn đề  kết quả: dứt điểm ăn tiền
Bạn có thể thấy, trong hai cách làm trên, cách 2 mất thời gian nhưng thực sự lại rất tiết kiệm thời gian vì
chúng ta giải quyết được triệt để và gọn gàng, tránh dây dưa về sau.
Đọc mỗi ngày và đọc chậm
Tôi có thói quen không nhìn số trang khi đọc, có khi tôi còn lấy tay che số trang lại khi đọc. Để làm gì? Để
khỏi giật mình đôi khi rằng tại sao mình đọc chậm thế, và để loại bỏ triệt để sự sốt ruột khi đọc. Ưu tiên duy
nhất của tôi khi đọc đó là hiểu thực sự và hiểu toàn bộ, có như vậy, tôi mới cảm nhận được cái hay và cái
đẹp của những thứ mình đang đọc.
Vì vậy, tôi tra từ điển rất nhiều – từ điển Cambridge, Google UK và Google Vietnam luôn mở sẵn trong
điện thoại để tra. Có khi, vừa tra xong một từ, tôi lại phải tra một từ khác, nhưng chẳng sao cả, miễn là
mình hiểu và thấy hay.
Có thể nói, tôi bắt đầu đọc nhanh khi tôi bắt đầu đọc chậm.
Viết tiếng Việt theo kiểu tiếng Anh



Viết câu có chủ ngữ
Mỗi câu chỉ nói về một nhân vật, một vấn đề
Mỗi vế câu chỉ có một chủ ngữ và một vị ngữ
Thận trọng trong dùng dấu câu

Cấp cứu
Tất cả những thứ giúp bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi IELTS là từ vựng, ngữ pháp và ý tưởng. Như đã
phân tích ở trên, „thời gian‟ và „tốc độ chậm‟ trong ôn tập là chìa khóa để bạn „nhanh‟ khi đi thi. Vì vậy, bạn
hãy tránh tự biến mình thành bệnh nhân cấp cứu, đến với các thày trong tâm thế nguy cấp rồi. Thày có giỏi
đến đâu cũng không ích gì đâu, vì vậy, bạn hãy chăm chỉ đọc và tích lũy hàng ngày nhé.

25