Tại sao đa số lá cây có màu xanh

Một mùa hè oi ả, tôi đang dắt cháu đi dạo dưới dàng cây rợp bóng mát. Gió hiu hiu thổi làm tâm hồn tôi lơ đễnh. Đang mênh mang trong suy tưởng, đứa cháu bỗng hỏi: Cậu ơi, tại sao lá cây có màu xanh?

Haha, tôi thực sự cảm thấy bối rối. Câu hỏi đó giống hệt tôi cách đây 26 năm, khi tôi là đứa bé lên 6 hỏi ba. Ưu điểm tuyệt đối của trẻ thơ so với người lớn là sự tò mò. Chúng gặp gì cũng hỏi: Cái này là cái gì? Tại sao lại thế này? Cái này có ăn được không?… Đối với tôi, trẻ thơ là thiên tài nghiên cứu và sáng tạo. Chúng có thể bỏ ra cả giờ đồng hồ chỉ để nhìn một con tò vò cặm cụi xây tổ. “Người lớn” đã quên và mai một óc tò mò mà thượng đế ban tặng.

Đang xem: Tại sao lá cây có màu xanh

Không chỉ tôi, các bạn rất có thể cũng sẽ gặp những câu hỏi như vậy. Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích rõ tại sao lá cây có màu xanh, tại sao lá cây lại ngả vàng khi sang thu,…

Bắt đầu thôi!

Trong chương trình sách giáo khoa lớp 6 môn sinh học hiện nay đã giới thiệu chất diệp lục đến các em học sinh. Một học sinh lớp 6 có thể trả lời nhanh: Lá cây có màu xanh là do trong lục lạc lá cây có chất diệp lục. Điều đó đúng. Nhưng để hiểu bản chất thì học sinh phải học đến lớp 12, khi các e bắt đầu hiểu về khái niệm của thuật ngữ quang phổ trong bộ môn vật lý.

Tuy nhiên, câu trả lời nhanh và đầy đủ câu hỏi “Tại sao lá cây màu xanh” là vì trong lục lạc của lá cây có chứa chất diệp lục (màu xanh của chất diệp lục có được là do trong chất diệp lục có chứa Magie). Mỗi một mm2 có chứa khoảng 40 vạn lục lạc. Ngoài chất diệp lục, trong lá cây còn có rất nhiều chất khác. Chúng có màu cam, đỏ, tím, vàng,… Tuy nhiên chất diệp lục chiếm tỷ lệ lớn nhất.

Về tên gọi, Diệp lục là chữ Hán Việt. “Diệp” nghĩa là “lá”, “lục” là “màu xanh”. Chỉ nghe tên chúng ta đã mường tượng được màu sắc của lá.

Muốn biết tại sao chất diệp lục lại có màu xanh, chúng ta cần tìm hiểu thêm về vật lý quang phổ. Màu sắc mà mắt thường con người nhìn thấy là màu các chất, vật thể ngoại quan không hấp thu được.

Ánh sáng trắng có trong tia sáng mặt trời phát ra có 7 màu cơ bản. Các màu này được mắt thường phân biệt rõ nhất khi nhìn thấy cầu vồng sau mưa.

Xem thêm: Phạm Nhật Minh Hoàng – Page Not Found &Bull Instagram

Chất diệp lục hấp thu mạnh nhất vùng tia đỏ và tia xanh tím của ánh sáng mặt trời. Ngược lại chất diệp lục không hấp thu ánh sáng màu xanh lục. Vì vậy màu xanh được phản chiếu lại mắt ta, chúng ta sẽ thấy lá cây màu xanh.

Đó là trong trường hợp ánh sáng mặt trời chiếu trên lá và phản xạ lại mắt ta. Nếu chúng ta sử dụng nguồn chỉ có ánh sáng đỏ (màu mà chất diệp lục hấp thu mạnh nhất) thì màu mắt thường nhìn thấy chỉ là một màu đen. Lý do là không có màu xanh lục để phản chiếu lại, màu đỏ đã bị chất diệp lục hấp thu nên chúng ta chỉ thấy lá cây màu đen.

Chắc hẳn bạn đã không ít lần mải mê ngắm cảnh khung trời mùa thu. Cảm nhận cái không khí se lạnh, mặt hồ tĩnh mịch và hàng cây ngả vàng. Mùa thu cũng là khoảng thời gian mà nhiều kiệt tác hội họa được ra đời. Có thể kể đến tác phẩm “Mùa thu vàng – 1895” của danh họa Isaac Levitan hay bài thơ “Tiếng thu” nổi tiếng của cố thi sỹ Lưu Trọng Lư.

Em không nghe mùa thuDưới trăng mờ thổn thức?Em không nghe rạo rựcHình ảnh kẻ chinh phuTrong lòng người cô phụ?

Em không nghe rừng thuLá thu kêu xào xạcCon nai vàng ngơ ngácĐạp trên lá vàng khô?

Miên man đủ rồi. Tại sao lá cây lại chuyển màu vàng khi trời sang thu nhỉ?

Chúng ta đã được biết quá trình quang hợp là vô cùng quan trọng cho sự phát triển của cây cối. Nguyên nhân chính lá cây chuyển sang màu vàng là nhiệt độ môi trường thay đổi và cường độ ánh sáng mặt trời cung cấp giảm dần khi trời chuyển sang thu. Khi đó chất diệp lục không nhận đủ ánh sáng mặt trời để cây quang hợp. Vì vậy cây không đủ năng lượng để tái tạo lượng chất diệp lục bị mất đi.

Xem thêm: 100+ Hình Nền J7 Pro Đẹp Samsung J7 Pro, 52 Samsung Ý Tưởng Trong 2021

Khi cây tạm dừng sản xuất chất diệp lục, các màu khác vốn chiểm tỷ lệ nhỏ trỗi dậy, hàm lượng lớn hơn chất diệp lục. Màu vàng, cam xuất phát từ sắc tố carotinoids bắt đầu chiếm ưu thế, làm cho lá cây chuyển dần sang màu vàng.

Như vậy, qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ lý do tại sao lá cây có màu xanh. Về khoa học thì điều này liên quan đến cấu tạo sinh học và vật lý quang phổ. Còn câu trả lời của tôi dành cho cháu: “Lá cây màu xanh bởi vì khi cháu ngắm nhìn thiên nhiên quanh ta, màu xanh trong mắt cháu làm cho cháu xinh đẹp hơn. Mẹ thiên nhiên yêu cháu rất nhiều!”

Câu hỏi: Vì sao lá cây có màu xanh lục?

A. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

B. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

C. Vì nhóm sắc tố phụ (carotenoit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

D. Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

Lời giải:

Đáp án đúng :D. Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

Giải thích:

Lá cây có màu xanh là do trong lá cây có bào quan là lục lạp.

Trong lục lạp có chứa chất diệp lục giúp cho quá trình quang hợp.

Chất diệp lục khi quang hợp sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời để tạo ra sản phẩm hữu cơ và ánh sáng được hấp thụ mạnh nhất nằm trong vùng hồng đỏ và xanh tím. còn màu xanh thì hấp thụ rất ít và bị phản lại mắt ta khiến ta nhìn thấy lá có màu xanh.

Kiến thức mở rộng:

1. Chất diệp lục là gì?

Chất diệp lục làsắc tốquang tổng hợpmàu xanh lá cây có ởthực vật,tảo,vi khuẩn lam. Ngoài chất diệp lục,carotenoidvàxantophylcũng là các sắc tố cảm quang được tìm thấy ở thực vật và một số sinh vật quang tổng hợp khác. Các sắc tố này được cố định trongmàng lục lạpcủalục lạp.

Chất diệp lục hấp thu mạnh nhấtánh sángxanh dươngvàđỏ, kém ở phầnxanh lácủaphổ điện từ, do đó màu của mô chứa chất diệp lục giống màu củalá cây.

2. Lợi ích của chất diệp lục:

Đối với sức khoẻ con người: Chất diệp lụclà một trong những nguồn chính của thực phẩm và năng lượng của chúng rất tốt cho sức khỏe. Chất diệp lục bảo vệ cơ thể dưới nhiều hình thức từ làm sạch cơ thể khỏi các kim loại nặng và các chất độc đến chống nhiễm trùng.

3. Vai trò của diệp lục trong quang hợp

Cácphương trình cân bằng tổng thể cho quang hợplà:

6CO2+ 6 H2O → C6H12O6+ 6O2

nơicarbon dioxidevànướcphản ứng để tạo raglucosevàoxy.Tuy nhiên, phản ứng tổng thể không chỉ ra mức độ phức tạp của các phản ứng hóa học hoặc các phân tử có liên quan.

Thực vật và các sinh vật quang hợp khác sử dụng chất diệp lục để hấp thụ ánh sáng (thường là năng lượng mặt trời) và chuyển hóa thành năng lượng hóa học.Chất diệp lục hấp thụ mạnh ánh sáng xanh và một số ánh sáng đỏ.Nó kém hấp thụ màu xanh lục (phản chiếu nó), đó là lý do tại sao lá và tảo giàu chất diệp lục cómàu xanh lục.

4. Các sắc tố và quang hợp khác

Chất diệp lục là phân tử được công nhận rộng rãi nhất được sử dụng để thu thập ánh sáng cho quá trình quang hợp, nhưng nó không phải là sắc tố duy nhất phục vụ chức năng này.Chất diệp lục thuộc về một lớp phân tử lớn hơn được gọi là anthocyanins.Một số anthocyanin hoạt động cùng với chất diệp lục, trong khi những antho khác hấp thụ ánh sáng một cách độc lập hoặc tại một điểm khác trong vòng đời của sinh vật.

5. Sinh tổng hợp chất diệp lục

Thực vật tạo ra chất diệp lục từ các phân tử glycine và succinyl-CoA.Có một phân tử trung gian gọi là protochlorophyllide, được chuyển đổi thành chất diệp lục.Ở thực vật hạt kín, phản ứng hóa học này phụ thuộc vào ánh sáng.Những cây này sẽ nhợt nhạt nếu chúng được trồng trong bóng tối vì chúng không thể hoàn thành phản ứng tạo ra chất diệp lục.Tảo và thực vật không mạch không cần ánh sáng để tổng hợp diệp lục.

6. Vì sao lá cây có màu xanh lục?

Lá cây có màu xanh là do trong lá cây có bào quan là lục lạp.

Trong lục lạp có chứa chất diệp lục giúp cho quá trình quang hợp.

Chất diệp lục khi quang hợp sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời để tạo ra sản phẩm hữu cơ và ánh sáng được hấp thụ mạnh nhất nằm trong vùng hồng đỏ và xanh tím. còn màu xanh thì hấp thụ rất ít và bị phản lại mắt ta khiến ta nhìn thấy lá có màu xanh.

Màu xanh của lá do chất diệp lục, chất diệp lục có cấu trúc gồm 1 vòng porphyrin có nhân Mg , màu xanh của diệp lục là do nhân Mg tạo nên. Chức năng của diệp lục là hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời được thực hiện bởi sự thay đổi vị trí các nối đôi trong phân tử diệp lục =>màu xanh của diệp lục không liên quan đến chức năng của chúng => không liên quan đến quang hợp

Nghe đọc bài viết này tại Kinh Nghiệm Số

Lá cây thường có màu xanh. Vậy bạn có biết rằng tại sao lá cây có màu xanh? Hơn nữa, mỗi khi mùa thu đến thì chuyển sang màu vàng, màu đỏ cực kỳ đẹp mắt. Tại sao một số loại cây không có lá màu xanh? Tất tất tật những thú vị liên quan đến lá cây sẽ được Kinh Nghiệm Số giải đáp ngay qua bài viết này!

Tại sao lá cây có màu xanh?

Phần lớn các loại lá cây đều có màu xanh bởi chất lục lạc lá cây có chất diệp lục. Điều này trong nội dung chương trình giáo khoa lớp 6 môn Sinh học đã được ghi nhận. Tuy nhiên, về bản chất tại sao lá cây lại có màu xanh sẽ liên quan nhiều đến khái niệm về quang phổ trong kiến thức Vật lý lớp 12. 

Bạn đã biết tại sao lá cây có màu xanh?

Tại sao lá cây lại có màu xanh? Một cách dễ hiểu nhất, chúng ta có thể giải thích ngắn gọn rằng. Lá cây có màu xanh do các tế bào của lá chứa nhiều thành phần là chất diệp lục. Theo nghiên cứu, cứ mỗi một mi li met sẽ chứa đến 40 vạn lục lạp. Trong mỗi lục lạp sẽ chứa một chất gọi là chất diệp lục, là chất xanh của lá. 

Ngoài chất diệp lục chiếm tỷ lệ lớn nhất, trong lá cây còn rất nhiều chất khác. Chúng có màu đỏ, vàng, cam, tím, vàng… Chính vì thế, phần lớn lá cây có màu xanh. 

Vậy tại sao diệp lục có màu xanh lục?

Khi cây thực hiện chức năng quang hợp, chất diệp lục sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời để tạo sản phẩm hữu cơ. Ánh sáng được hấp thụ mạnh nhất sẽ nằm trong vùng hồng đỏ và xanh tím. Còn màu xanh vì bị hấp thụ rất ít, và bị phản lại mắt ta nên ta thấy lá cây có màu xanh. 

Vậy tại sao diệp lục có màu xanh lục? Điều này được lý giải bởi chất diệp lục có màu xanh lục sẽ hấp thụ tốt nhất ánh sáng từ mặt trời, đó là phần tia hồng ngoại và màu đỏ. 

Nhắc qua về khái niệm vật lý quang phổ, ánh sáng mà mắt ta nhìn thấy phát ra từ lá cây là do ánh sáng phản xạ không được lá cây hấp thu. Tức là các màu khác thì được hấp thu, đặc biệt là màu xanh xương và màu đỏ còn màu xanh lục thì bị bỏ qua. Như vậy lá cây có màu xanh do có chất diệp lục trong lá cây. 

Tại sao lá cây bị vàng khi thu sang

Cứ mỗi khi thu sang lá cây lại chuyển sang màu vàng. Vậy đây là nguyên nhân khiến lá cây vốn có màu xanh lại chuyển màu vàng, màu đỏ tạo nên những khung cảnh mùa thu cực kỳ lãng mạn như thế. 

Khung cảnh mùa thu lãng mãn khi lá cây chuyển sang màu vàng, đỏ

Lá cây có màu xanh do một loại sắc tố là chất diệp lục. Khi diệp lục tiếp nhận ánh sáng từ mặt trời tạo nên năng lượng cho quá trình quang hợp. Khi kết thúc mùa hè, thời gian chiếu sáng của mặt trời trong ngày bị giảm đi, dẫn đến lá cây không thể tiếp tục quang hợp vào mùa đông. Do thiếu ánh sáng mặt trời và điều kiện không khí khô, cây tạo thành một lớp vách tại mỗi chiếc lá ngăn cách lá với cây. Sau đó, nó sẽ dừng việc sản xuất chất diệp lục, cây không cần sắc tố này đến khi vào mùa xuân năm sau. Khi không còn chất diệp lục chính là cơ hội cho sắc tố màu vàng, màu cam xuất hiện. 

Khi lá cây ngừng sản xuất chất diệp lục. Lá cây sẽ rất nhanh đổi sang màu vàng – vốn được xuất phát từ sắc tố carotenoids. Nghiên cứu từ các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, lá cây vẫn tiếp tục tạo ra chất carotenoids sau khi diệp lục ngưng hoạt động. Bởi sắc vàng sẽ giúp cây hấp thụ thêm một phần năng lượng mặt trời nữa. 

Ngoài màu vàng, một số loại cây lại có màu màu đỏ. Điển hình, cây phong biểu tượng của đất nước Canada. Màu đỏ này được xuất phát từ sắc tố anthocyanin. Liên quan đến lớp vách của mỗi chiếc lá. Khi xuất hiện lớp vách này, những lá cây sẽ rụng xuống để bảo tồn năng lượng cho cây. Trước khi rụng, cây sẽ giữ lại chất dinh dưỡng và đường từ lá, chính lúc này xuất hiện sắc tố anthocyanin.

Lý giải cho việc tại sao lá cây có màu đỏ, người ta cho rằng tác dụng của sắc tố anthocyanin như một tấm chắn ánh sáng mặt trời ngăn cách các tia gây hại như UV, tránh ánh sáng có cường độ quá mạnh. Đồng thời, giữ vai trò như một chất chống đông để bảo vệ các tế bào của cây không bị đông cứng và còn là chất chống oxi hóa. 

Còn về lý do tại sao một số lá cây chuyển màu vàng, một số lá cây chuyển màu đỏ. Theo các nhà thực vật học, những cây khi được phát triển tốt nhất có đủ điều kiện ánh sáng thường có màu sắc rực rỡ hơn. Vậy khi khi mùa thu đến, chúng sẽ nhanh chóng thích nghi cùng sự bảo vệ chất carotinoids vàng. Những loài cây sống trong đất cằn cỗi hay bóng râm cần được bảo vệ nhiều hơn. Vậy nên, lá cây của chúng tạo ra chứa nhiều anthocyanin cũng trở nên sẫm màu hơn. 

Bạn đã biết: Hoa Bỉ Ngạn – Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa bỉ ngạn bạn biết chưa

Đáng chú ý:  Ông Chủ Thế Giới Di Động quyết Tâm “Không Làm Thuê Suốt Đời”

Những loại cây lá không có màu xanh

Theo Kinh Nghiệm Số tìm hiểu, có một số lý do ngoại lệ mà có những loại cây không có là màu xanh. Chúng ta có thể điểm qua một số cây như sau:

Cây rong biển

Sở dĩ, một số loài rong biển có màu nâu hoặc đỏ để phục vụ quá trình hấp thu ánh sáng xanh tốt hơn. Bởi ánh sáng đỏ rất khó được xuyên qua nước biển. Vậy nên, khi quan sát ở vùng nước nông rong biển có màu xanh. Nhưng khi đến các vùng nước sâu rong biển chuyển dần sang màu nâu, màu đỏ. 

Cây thu hải đường

Thu hải đường loài cây thường sống núp dưới tán của những loài cây khác. Lá cây thu hải đường có hai màu, mặt trên màu xanh lục bởi nó được hứng một chút ánh sáng từ trên cao chiếu rọi xuống. Mặt dưới lá cây có màu nâu đỏ có tác dụng hấp thu tốt hơn những tia sáng yếu ớt do phản xạ từ các lá khác của nó hoặc từ dưới đất lên. 

Cây rau dền

Khác với phần lớn các loài cây thông thường khi phần đa chứa chất diệp lục thì câu rau dền sắc tố anthocyanin lại chiếm nhiều hơn. Đặc điểm của hợp chất này là có màu đỏ và rất dễ tan trong nước. 

Các nhà thực vật đã chứng minh trong rau dền có chất diệp lục bằng cách sử dụng lá của cây rồi cho vào nước nước. Chỉ trong vài phút, lá cây nhanh chóng chuyển dần từ màu đỏ sang màu xanh. 

Tại sao lá cây có màu xanh? Qua bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu hơn về màu xanh lá cây và một số thông tin thú vị liên quan đến lá cây phải không nào. Hãy đón xem các kiến thức thú vị khác cùng Kinh Nghiệm Số mỗi ngày nhé!

Video liên quan

Chủ đề