Tại sao có tên hải cẩu thầy tu

SKĐS - Hải cẩu thận còn có tên khác thận hải cẩu, thận chó bể,... Hải cẩu thận là dương vật và tinh hoàn của hải cẩu (Callorhinus ursinus L.), họ hải cẩu (Otariidae) hay báo biển (Phoca vitulina L.), họ hải báo (Phocidae). Dược liệu là một nhánh dài khoảng 20cm, rộng khoảng 1cm - 1,4cm, dương vật khô teo, có rãnh nhăn hoặc hõm sâu không theo quy tắc nào. Mặt ngoài màu vàng sữa lẫn lộn với nhiều nốt màu nâu, sáng bóng. Phần trên dương vật tương đối nhỏ, phía sau to dần, cuối cùng có đeo hai tinh hoàn, có tổ chức cơ còn lại. Chất cứng, khó bẻ gãy, có mùi tanh hôi. Người ta thường dùng dây nhung buộc nó vào mảnh tre để bảo vệ. Bào chế bằng cách ngâm rượu một đêm, lấy giấy bọc lại nướng trên lửa nhỏ cho giòn, giã nhỏ để dùng.Vì giá thành của hải cẩu thận rất đắt nên các bộ phận sinh dục của chó, bò, lừa đực và buồng trứng (noãn nang, âm nang) của bò cái cũng được sử dụng thay hải cẩu thận. Khi bảo quản thường bỏ chung với thục tiêu hay chương não.

Tại sao có tên hải cẩu thầy tu

Hải cẩu thận tác dụng ôn thận tráng dương ích tinh. Trị nam giới liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối.

Về thành phần hoạt chất, hải cẩu thận có các chất thuộc nhóm androsterol, protein và lipid. Có tác dụng hưng phấn tăng lực, tăng dục tính. Theo Đông y, hải cẩu thận vị mặn, tính nhiệt; vào can, thận. Tác dụng ôn thận, tráng dương, ích tinh. Dùng cho các trường hợp liệt dương di tinh, đau lưng mỏi gối. Liều dùng, cách dùng: 3-10g; bằng cách nấu, ninh hầm, ngâm ướp. Xin giới thiệu món ăn thuốc từ hải cẩu thận.

Hải cẩu thận tán: hải cẩu thận 10g, ngô thù du 10g, cam tùng 10g, tần bì 10g, cao lương khương 10g. Tất cả sấy khô tán mịn. Mỗi lần uống 2g, ngày 3 lần, uống với chút rượu hoặc nước ấm. Dùng tốt cho nam giới bị liệt dương di tinh.

Rượu hải cẩu thận nhân sâm: hải cẩu thận một bộ, nhân sâm 15g, sơn dược 30g, rượu 1.000ml. Hải cẩu thận rửa sạch, ngâm trong rượu, đun sôi, rồi đem thái lát. Tất cả cùng ngâm rượu trong 7 ngày. Mỗi lần uống 2 thìa canh nhỏ (10-15ml), ngày 2 lần. Dùng tốt cho nam giới di tinh liệt dương, thần kinh suy nhược.

Cháo hải cẩu thận: hải cẩu thận 20g, gạo tẻ 50g vo sạch. Hải cẩu thận thái lát, đem nấu cháo cùng với gạo tẻ, cháo được thêm mắm muối gia vị. Ăn vào bữa sáng. Dùng tốt cho nam giới bị liệt dương, vô sinh, tiêu chảy sớm mai (ngũ canh tả) ở người cao tuổi, người địa tạng tỳ vị hư.

Kiêng kỵ: Người âm hư hỏa vượng, hàn thấp đều không được dùng.


Các cơ quan chức năng liên bang chính thức xác nhận những gì các nhà khoa học dự đoán từ lâu: Loài hải cẩu thầy tu Ca-ri-bê đã phải chịu chung số phận với loài chim cưu đã tuyệt chủng.

Các nhà sinh học cảnh báo hải cẩu Hawai và Địa Trung Hải có thể sẽ là những loài ra đi kế tiếp khi con người vẫn cứ săn bắn các sinh vật yếu đuối để nghiên cứu, lấy thịt hay mỡ.

Lần cuối người ta nhìn thấy một con hải cẩu thầy tu Ca-ri-bê là vào năm 1952 ở vùng Jamaica và bán đảo Yucatan (Mexico). Cơ quan National Oceanic Atmospheric Administration’s Fisheries Service (NOAA) chính thức tuyên bố loài sinh vật này đã tuyệt chủng vào cuối tuần trước.

Kyle Baker – nhà sinh học làm việc cho NOAA’s Fisheries Service tại khu vực Đông Nam – cho biết, hải cẩu thầy tu Ca-ri-bê là loài hải cẩu duy nhất bị con người làm cho tuyệt chủng.

Vào năm 1967, lần đầu tiên hải cẩu Ca-ri-bê được phân loại vào nhóm loài bị đe dọa. Các chuyên gia động vật hoang dã đã tiến hành điều tra một vài lần phát hiện hải cẩu Ca-ri-bê mấy thập kỉ vừa qua nhưng các cơ quan chức năng lại xác nhận đó là loài hải cẩu khác.

Cơ quan liên bang tuyên bố chỉ còn dưới 1200 cá thể hải cẩu thầy tu Hawai và chưa đầy 500 con hải cẩu thầy tu Địa Trung Hải. Số lượng của chúng vẫn đang tiếp tục suy giảm.

Baker cho biết: “Hy vọng chúng ta rút được bài học từ sự kiện hải cẩu thầy tu Ca-ri-bê tuyệt chủng, qua đó bảo vệ nghiêm ngặt hơn hai loài hải cẩu họ hàng là Hawai và Địa Trung Hải”.

Quần thể hải cẩu Hawai được NOAA bảo vệ cũng đang suy giảm số lượng dần dần với tỉ lệ 4% mỗi năm. Cơ quan này dự đoán số lượng cá thể hải cẩu sẽ giảm xuống còn chưa đầy 1000 trong vòng 3 đến 4 năm tới, khiến nó trở thành loài động vật biển có vú có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới.

“Khi lượng cá thể còn lại quá ít, số phận của chúng trở nên bấp bênh. Chúng dễ bị đe doạ bởi dịch bệnh hoặc sự săn đuổi của cá mập”.

Vicki Cornish – chuyên gia động vật hoang dã tại cơ quan Bảo vệ đại dương – nói rằng, số phận loài hải cẩu Ca-ri-bê là tiếng chuông cảnh tỉnh nhằm kêu gọi bảo vệ các quần thể hải cẩu còn sót lại.

“Chúng ta phải hành động ngay lập tức nhằm giảm thiểu nguy cơ đe dọa các quần thể hải cẩu thầy tu đang tồn tại trước khi quá muộn. Chúng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự cân bằng của đại dương. Chúng ta không thể chần chừ thêm được nữa”.

Hải cẩu thầy tu đặc biệt nhạy cảm với tác động của con người. Chúng đã bị lấy đi những bãi biển và cả nguồn cung cấp thức ăn.

“Trước kia Hawai, Ca-ri-bê và vùng Địa Trung Hải từng có trữ lượng cá rất dồi dào, nhưng các khu vực đó hiện nay đã trở thành vùng khai thác thủy sản lớn. Hải cẩu phải ăn hầu hết mọi thứ, như sứa hay cá có vây. Tuy thế nguồn thức ăn của chúng đang dần cạn kiệt, chúng phải cạnh tranh với cả con người”.

Hải cẩu thầy tu Ca-ri-bê lần đầu tiên được phát hiện trong hành trình thứ hai của Christopher Columbus vào năm 1494. Quần thể này từng đạt đến con số cá thể là 250.000. Nhưng chúng nhanh chóng trở thành mục tiêu lý tưởng cho cánh thợ săn do thường có thói quen nằm nghỉ, sinh sản hay nuôi con trên bãi biển.

Từ những năm 1700 đến 1900, hải cẩu bị săn bắt chủ yếu để lấy mỡ chế biến dầu bôi trơn hoặc phủ ngoài đáy tàu. Da hải cẩu được sử dụng làm tấm lót xe hơi, may quần áo, đai hoặc túi xách.

Hải cẩu thầy tu Hawai đang bị đe dọa cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác nhau, trong đó bao gồm những đống đổ nát dưới biển, sự thay đổi khí hậu hay các hình thức phát triển vùng bờ biển.

Khoảng 80 đến 100 cá thể hải cẩu Hawai sống tại các đảo chính, còn 1100 cá thể tập trung tại các đảo phía tây bắc không có người đồng thời là bảo tàng động vật biển quốc gia.

Nhà sinh vật học Bud Antonelis cho biết NOAA’s Fisheries Service mới đây đã lên kế hoạch phục hồi số lượng cho loài hải cẩu thầy tu Hawai.

“Nhưng chúng ta vẫn cần trợ giúp từ các tổ chức và công chúng nếu muốn có được một cơ hội cứu loài hải cẩu khỏi thảm họa tuyệt chủng. Thời gian đang dần cạn kiệt”.

Đối với loài hải cẩu thầy tu Ca-ri-bê, NOAA cho biết họ đang tiến hành rút tên loài hải cẩu này ra khỏi danh sách các loài bị đe dọa. Tên loài sẽ được rút ra khỏi danh sách khi các quần thể của chúng không còn gặp nguy hiểm nữa hoặc chúng bị tuyên bố tuyệt chủng.