Tại sao có nhiều đờm trong cổ họng

Cổ họng có đờm gây khó khăn cho việc hít thở, ăn uống, nói chuyện. Nhưng nếu chỉ gây ra những vấn đề đó thì không có gì đáng ngại, điều gây lo lắng hơn là đờm nhiều ở trong cổ họng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều loại bệnh lý. Vậy cổ họng lúc nào cũng có đờm là bệnh gì?

Cổ họng lúc nào cũng có đờm là bệnh gì? Chữa sao cho khỏi?

1. Cổ họng có nhiều đờm cảnh báo bệnh gì? 

Đờm là chất nhầy được sinh ra từ các tế bào ở đường hô hấp. Chất dịch nhầy có tác dụng “bẫy” các vật thể từ xâm nhập vào cơ thể theo đường hít thở, sau đó tống ra ngoài để chúng không gây viêm nhiễm cho đường thở. Nhưng khi cổ họng nhiều đờm hơn mức bình thường, thì đó là biểu hiện của một số vấn đề sức khỏe như: 

1.1. Cảm cúm, cảm lạnh 

Khi cơ thể bị cảm lạnh hoặc bị virus cúm tấn công, người bệnh thường sẽ bị ngạt mũi, sổ mũi do chất dịch nhầy sinh ra trong mũi nhiều hơn. Nếu phần chất nhầy này không được thoát ra bên ngoài, thì chúng sẽ chảy ngược vào bên trong cổ họng, dẫn đến tình trạng cổ họng có nhiều đờm, gây cảm giác vướng víu và khó chịu. 

Khi cảm cúm ở giai đoạn mới chớm bệnh, lượng dịch nhầy này chưa nhiều, nên lúc đó người bệnh chỉ bị ho khan. Nhưng nếu không điều trị sớm, lượng dịch nhầy sinh ra sẽ tỉ lệ thuận với tình trạng bệnh. Ban đầu sẽ chỉ gây ra cảm giác trong cổ lúc nào cũng có đờm, sau đó là ho có đờm và kèm theo nhiều triệu chứng khác. 

1.2. Hen suyễn 

Đối với những người mắc hen suyễn, đường hô hấp của họ rất nhạy cảm. Khi bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài như thời tiết thay đổi, bụi bẩn… cũng có thể dẫn đến viêm nhiễm đường hô hấp. Hậu quả là sinh ra nhiều dịch nhầy, khiến cổ họng lúc nào cũng có đờm. 

1.3. Trào ngược dạ dày 

Các chất axit khi trào ngược ra khỏi dạy dày và đến thực quản, sẽ khiến lớp niêm mạc thực quản bị tổn thương, gây sưng viêm. Lúc này các loại vi khuẩn, virus gây hại sẽ thừa cơ tấn công khu vực này, làm sinh ra nhiều chất nhầy và dịch đờm trong cổ họng. Khi chất nhầy ứ đọng quá nhiều, có thể gây ho có đờm, khản tiếng, khó thở, khò khè…. 

1.4. Viêm phế quản 

Họng có nhiều đờm cũng là dấu hiệu của bệnh viêm phế quản, vì khi phế quản bị viêm cũng sẽ sinh ra nhiều chất nhầy hơn. Sau một thời gian ủ bệnh, người bệnh có thể ho ra đờm vàng xám hay xanh lục. Bệnh ở giai đoạn này đang là cấp tính, nếu không được sớm điều trị khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần sẽ chuyển sang mãn tính. Lúc này việc điều trị dứt điểm sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn thời gian hơn. 

1.5. Viêm amidan 

Viêm Amidan là một trong những nguyên nhân gây có đờm lâu ngày ở cổ họng

Viêm amidan là bệnh phổ biến xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ lớn đến nhỏ. Đây là tình trạng amidan xuất hiện lớp mủ bao bọc xung quanh, nên khiến cổ họng lúc nào cũng có đờm, dịch nhầy rất khó chịu. Khi mới bị viêm amidan, người bệnh cần chữa dứt điểm hoàn toàn, tránh trường hợp tái đi tái lại nhiều lần và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn. 

1.6. Viêm phổi

Có đờm nhiều ở họng bất thường có thể cảnh báo bệnh viêm phổi. Vì khi phổi bị nhiễm trùng do vi khuẩn, các mô sẽ bị sưng và tiết nhiều dịch hơn. Dịch đờm chảy ra khỏi phổi, dồn ứ tại cổ họng khiến lúc nào cũng có nhiều đờm. Khi bệnh nặng hơn, người bệnh sẽ ho ra đờm xanh đặc, vàng nâu hay ho ra đờm có lẫn máu. 

1.7. Lao 

Bệnh lao giai đoạn mới chớm đầu sẽ có các biểu hiện như cổ họng có đờm nhiều, sưng cổ, mệt mỏi. Khi bệnh trầm trọng hơn, người bệnh sẽ ho đờm xanh hoặc có máu, đi kèm với các triệu chứng khác như sốt, sút cân nhanh chóng, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm….

2. Cổ họng có đờm nhiều chữa sao cho hết?

Bị đờm ở cổ họng lâu ngày là do các mầm bệnh hoặc những tác nhân kích ứng từ bên ngoài như khói bụi, phấn hoa tấn công hệ hô hấp, cơ thể phản ứng lại bằng cách ho hoặc tiết các dịch nhầy để bao vây chúng lại. Giai đoạn đầu mới có đờm, là giai đoạn đường thở mới chớm bị tổn thương, nên có thể điều trị dứt điểm bằng nhiều cách như dùng loại thuốc ho dược liệu tiêu đờm hoặc các bài thuốc dân gian để hỗ trợ long đờm. 

Dưới đây là một số cách chữa đờm ở cổ họng kéo dài lâu ngày hiệu quả: 

2.1. Dùng thuốc ho bổ phế Bảo Thanh 

Nhắc đến thuốc thảo dược có công dụng trị ho, tiêu đờm tốt nhất, phù hợp nhất với thể trạng và đặc điểm sinh lý của người Việt Nam trên thị trường hiện nay, thì thuốc ho bổ phế cao cấp Bảo Thanh luôn là cái tên đứng đầu danh sách. Ngoài tác dụng trị ho, long đờm, tiêu đờm, bổ phế và ngăn ngừa tái đi tái lại có thể dễ dàng nhận thấy Bảo Thanh còn sở hữu những ưu điểm nổi bật mà nhiều người chưa biết như: kế thừa từ bài thuốc cổ phương Xuyên bối tỳ bà cao có lịch sử hơn 300 năm, gia thêm các vị thuốc dân gian hóa đờm phù hợp với nguyên lý chữa bệnh Đông y, không chỉ chữa triệu chứng ( Trừ ho) mà còn chữa căn nguyên của bệnh ( bổ phế), từ đó mang lại hiệu quả lâu dài. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu bào chế nên thuốc được kiểm nhiệm chặt chẽ, sạch lành đảm bảo các tiêu chuẩn GAP khắt khe và được bộ y tế cấp phép lưu hành.

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh – Giảm Ho Và Bổ Phế

Đặc biệt, hiệu quả long đờm của thuốc ho Bảo Thanh đến từ bộ ba dược liệu: Cát cánh – Bán hạ – Viễn chí. Sự kết hợp có tác dụng long đờm, làm loãng đờm và giúp đẩy dịch đờm ở cổ họng ra ngoài dễ dàng hơn; đồng thời bổ vào gốc sinh ra đờm là tỳ vị, giúp tỳ vị khỏe mạnh để ngăn ngừa sinh ra lượng đờm quá nhiều. 

Thuốc ho bổ phế Bảo Thanh được bào chế hoàn toàn từ các dược liệu tự nhiên, nên rất lành tính và an toàn. Khi chớm ho đờm, chỉ cần dùng thuốc theo liều lượng sau để có được hiệu quả chữa đờm nhiều ở cổ họng: 

  • Trẻ em trên 1 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml.
  • Trẻ em trên 2,5 tuổi: ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml.
  • Người lớn: ngày uống 3 lần, mỗi lần 15ml (áp dụng cho cả phụ nữ có thai trên 3 tháng và đang cho con bú).

Có thể bạn quan tâm: 5 cách tiêu đờm, long đờm hiệu quả nhất

2.2. Sử dụng thuốc tây y 

Đối với tình trạng bị đờm ở họng kéo dài có kèm theo các triệu chứng khác như sốt, thì bác sĩ thường sẽ kê thuốc long đờm, tiêu đờm như: Acetylcystein, Ambroxol, Carbocisteine, Eprazinon….  Nhóm thuốc này có tác dụng long đờm ra khỏi niêm mạc phế quản và khí quản, làm giảm độ đặc của đờm. Khi đó, cơ thể sẽ loại bỏ đờm bằng cách đẩy xuống đường tiêu hóa, hoặc theo các phản xạ ho để tống đờm ra khỏi đường hô hấp. 

Ưu điểm của thuốc tây y là tác dụng nhanh, nhưng chỉ trị được phần triệu chứng mà không cải thiện sức khỏe của hệ hô hấp, căn nguyên gây bệnh. Vậy nên sau một thời gian dừng dùng thuốc, dịch đờm sẽ tiếp tục được tiết ra nhiều, gây khó chịu ở cổ họng và làm cản trở hoạt động của hệ hô hấp. Tình trạng tái đi tái lại nhiều lần, không trị dứt điểm là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về đường hô hấp nghiêm trọng hơn sau này. 

2.3. Mật ong quất gừng 

Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm; gừng có tính ấm nóng; quất bổ tỳ vị. Vì thế, sự kết hợp của ba nguyên liệu này là bài thuốc trị đờm ở cổ họng hiệu quả. 

Cách thực hiện: 

  • Gừng rửa sạch, gọt vỏ và thái lát mỏng. 
  • Quất rửa sạch và để ráo nước. 
  • Cho mật ong, gừng và quất vào bát nhỏ rồi trộn đều. Sau đó hấp cách thủy khoảng 10 – 15 phút.

Bạn dùng hỗn hợp này để ngậm vào sáng và tối trong khoảng 3 – 5 ngày để làm giảm lượng đờm trong cổ họng.

2.4. Tinh bột nghệ 

Trong đông y, củ nghệ có tính ấm và khả năng sát trùng cao, có thể trị đờm, loại bỏ chất nhầy và cải thiện sức đề kháng của cơ thể hiệu quả. Khi dùng nghệ để trị đờm, bạn có thể áp dụng các mẹo sau: 

  • Tinh bột nghệ pha với nước ấm theo tỉ lệ ½ muỗng cafe với ½ cốc nước. Uống đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần.
  • Pha một cốc sữa nóng với 1 thìa cafe bột nghệ, uống vào buổi sáng và tối. 
  • Pha 1 thìa cafe tinh bột nghệ với một cốc nước ấm, cho thêm một chút muối, uống 2 lần/ngày. 

2.5. Lá hẹ đường phèn 

Cách thực hiện bài thuốc lá hẹ đường phèn để chữa đờm nhiều ở cổ họng như sau: 

  • Rửa sạch 5 – 10 lá hẹ tươi, để ráo nước và sau đó cắt thành khúc ngắn. 
  • Cho lá hẹ và một lượng đường phèn vừa đủ vào bát, rồi hấp cách thủy. 

Với bài thuốc này, người lớn có thể dùng cả nước và cái, còn đối với trẻ nhỏ thì chắt lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 – 3 thìa và thực hiện trong vài ngày cho đến khi cổ họng thông thoáng trở lại. 

2.6. Chanh muối 

Với bài thuốc này, bạn chỉ cần rửa sạch chanh tươi, sau đó thái lát mỏng và trộn đều với muối hột. Tiếp đó, ngậm từng lát chanh trong miệng khoảng 1 phút. Thực hiện ngày cách ngày trước khi đi ngủ để có được hiệu quả tốt nhất. 

Lưu ý khi áp dụng phương pháp này, bạn nên chọn loại chanh đảm bảo an toàn , không bị dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hay các chất bảo quản. Ngoài ra do ngậm trực tiếp nên muối hột cũng nên chú ý về độ sạch vì lúc này niêm mạc họng rất nhạy cảm, rất dễ nhiễm khuẩn nếu không may dùng phải các nguyên liệu không đảm bảo an toàn.

2.7. Súc miệng bằng nước muối 

Muối tính sát khuẩn, kháng viêm nên có tác dụng làm dịu cổ họng, chữa lành những vùng bị viêm, từ đó ngăn cổ họng sinh thêm đờm. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý bán sẵn tại các hiệu thuốc, hoặc tự pha nước ấm và muối để súc miệng tại nhà.

Bạn nên tham khảo: 10 thuốc long đờm tốt nhất

3. Hay có đờm ở cổ khi nào nên đến gặp bác sĩ? 

Khi nào nên gặp bác sĩ khi bị đờm ở cổ họng lâu ngày

Nếu tình trạng họng nhiều đờm đã diễn ra trong khoảng 1 tháng hoặc nhiều hơn, cùng với đó là những triệu chứng như:  

  • Ho ra đờm đặc, ho có đờm kèm theo máu
  • Ho có đờm màu đỏ, nâu, hồng  
  • Tức ngực, khó thở, thở khò khè
  • Sốt cao

Lúc này, bạn cần phải nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh. Từ đó đưa ra được phác đồ điều trị kịp thời, tránh những biến chứng sức khỏe nặng hơn. 

Tin chắc rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về tình trạng đờm nhiều trong cổ họng. Những dấu hiệu nhỏ này đôi khi cũng là lời cảnh báo về một số loại bệnh lý nghiêm trọng. Vì thế, bạn tuyệt đối không nên chủ quan, cần thường xuyên để ý những vấn đề nhỏ về sức khỏe của bản thân và gia đình, để tránh xa các loại bệnh tật không đáng có.

Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Video liên quan

Chủ đề