Tại sao chị thơ nguyễn khóc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thơ Nguyễn

Tại sao chị thơ nguyễn khóc
Thông tin cá nhân
SinhNguyễn Thị Hồng Thơ
1 tháng 11, 1992 (30 tuổi)
Đắk Mil, Đắk Lắk, Việt Nam
Quê quánThái Bình, Việt Nam
Quốc tịch
Tại sao chị thơ nguyễn khóc
Việt Nam
Nghề nghiệpYouTuber
Kinh doanh tự do
Chiều cao1,60 m (5 ft 3 in)
Thông tin YouTube
Kênh

  • Thơ Nguyễn

Tạo bởiThơ Nguyễn
Tiểu Bảo Bảo
Năm hoạt động2016—nay
Thể loạiGiải trí
Vlog
Lượt đăng ký9,06 triệu
(3 tháng 11 năm 2021)
Tổng lượt xem4.171 tỷ
(3 tháng 11 năm 2021)

Các nút Play

Tại sao chị thơ nguyễn khóc
100.000 lượt đăng ký 2016
Tại sao chị thơ nguyễn khóc
1.000.000 lượt đăng ký 2017
Lượt đăng ký và lượt xem được cập nhật tính đến 3 tháng 11 năm 2021.

Nguyễn Thị Hồng Thơ,[1][2][3] một số nguồn gọi là Nguyễn Hồng Thơ[4][5] (sinh ngày 1 tháng 11 năm 1992), thường được biết đến với tên gọi Thơ Nguyễn, là một nữ YouTuber, nhà sản xuất video và nghệ sĩ parody người Việt Nam. Cô nổi tiếng với các video dành cho trẻ em được đăng tải lên kênh YouTube chính thức của mình với gần 9 triệu người đăng ký.

Tiểu sử và sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Thơ Nguyễn tên thật là Nguyễn Thị Hồng Thơ, sinh năm 1992 tại Đắk Mil, Đắk Lắk (nay là Đắk Mil, Đắk Nông), quê gốc tại Thái Bình, sinh sống tại Thuận An, Bình Dương. Cô tốt nghiệp trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh với tấm bằng cử nhân Luật.[cần dẫn nguồn]

Trước khi được biết đến với các video trên YouTube, Thơ Nguyễn là chủ một cửa hàng thời trang ở Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, cô bắt đầu chuyển hướng sang sản xuất các video trên YouTube hướng tới các đối tượng trẻ em, với các nội dung mang tính giải trí như review đồ chơi, hướng dẫn nấu các món ăn đơn giản, hướng dẫn làm đồ chơi handmade, các thử thách vui nhộn,...[6]

Nhờ vào sự nổi tiếng của mình trên mạng xã hội, cô đã mở một cửa hàng có tên Thơ Nguyễn Family Shop tại Bình Dương, chuyên bán các sản phẩm đồ chơi, thực phẩm được giới thiệu trên các video của cô.[7]

Vào năm 2019, cô chuyển hướng thành nghệ sĩ parody và đăng tải những bản nhạc chế lên kênh YouTube cá nhân.[cần dẫn nguồn]

Tranh cãi[sửa | sửa mã nguồn]

Video phản cảm và thử thách nguy hiểm[sửa | sửa mã nguồn]

Trong một video được đăng tải năm 2017 có tên "Giant Gelli Baff – Làm bồn tắm thạch", Thơ Nguyễn bị đông đảo khán giả chỉ trích và cho rằng nội dung video có phần gây phản cảm trong phân cảnh bị chuột rút và phát ra tiếng kêu rên gây liên tưởng đến các bộ phim khiêu dâm. Thơ Nguyễn đã lên tiếng về vấn đề này, cô cho rằng đây là đoạn video đã bị cắt ghép.[8]

Thơ Nguyễn cũng từng bị tẩy chay vì một loạt video thực hiện các thử thách nguy hiểm như "thí nghiệm đun nước có ga trên bếp" hay "bỏ đá khô vào chai nước" gây nổ tung dù ở phần đầu video đã có dòng chữ thông báo trước từ người đăng.[9]

Vào năm 2021, Thơ Nguyễn đăng tải một video lên tài khoản TikTok cá nhân có nội dung ôm búp bê nói chuyện, cho uống Coca để "xin vía" học giỏi, gây liên tưởng đến búp bê Kuman Thong.[10] Ngay sau khi đăng tải, video này đã gây ra nhiều hiệu ứng tiêu cực. Thơ Nguyễn đã lên tiếng về vấn đề này, trong đó cô khẳng định video đã khiến nhiều người hiểu lầm. Theo giải thích của Thơ Nguyễn, video trên TikTok chỉ được phép dài 60 giây nên thực chất đoạn clip cô làm chia làm 2 phần, clip gây tranh cãi là phần 1, phần 2 của clip cô khẳng định việc các em nhỏ muốn học giỏi thì phải siêng năng học tập.[11] Sau đó không lâu, vào ngày 11 tháng 3 năm 2021, Thơ Nguyễn đã được Cục An ninh chính trị nội bộ trực thuộc Bộ Công an tìm kiếm, mời lên làm việc vì video người này truyền tải có dấu hiệu tuyên truyền mê tín dị đoan.[12] Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử sau đó đã yêu cầu TikTok và YouTube gỡ bỏ những nội dung vi phạm liên quan đến tài khoản Thơ Nguyễn. Cũng vào tối ngày 15 tháng 3 năm 2021, bên phía kênh của Thơ Nguyễn đã ẩn hết tất cả các nội dung clip và đăng lên một đoạn video ngắn có tựa đề “Tạm biệt”. Trong đó, lý do sức khỏe kém, cô đã nhờ Tiểu Bảo Bảo - đồng sở hữu kênh, thay mặt xin lỗi cho cô đến các em nhỏ và các bậc phụ huynh sau vụ việc vừa qua.[13] Trong chiều ngày 16 tháng 3, Thơ Nguyễn đã chính thức bị xử phạt hành chính với số tiền 7,5 triệu đồng vì cung cấp, chia sẻ thông tin cổ xúy mê tín dị đoan theo quyết định được Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Bình Dương đưa ra.[14]

Hoạt động lại[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy nhiên, vào chiều ngày 12 tháng 4 năm 2021, kênh YouTube của Thơ Nguyễn đã đăng tải một đoạn video có tiêu đề "Hello các em", trong đó thông báo về việc quay trở lại hoạt động trên nền tảng mạng xã hội này sau khoảng một tháng im hơi lặng tiếng. Người đại diện ê-kíp cho biết kênh YouTube Thơ Nguyễn sẽ tiếp tục hoạt động và một nhân vật khác sẽ thay thế Thơ Nguyễn trong các video mới.[15][16][17]

Ngày 5 tháng 6 năm 2021, Thơ Nguyễn mở một kênh Youtube mới có tên "Thơ Lơ Mơ" và đăng tải video đầu tiên với tựa đề "Chế Tạo BearBrick Bằng Bộ Làm Mô Hình 3D".[18]

Video âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]

Sự nghiệp điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Phim[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Đình Trọng (15 tháng 3 năm 2021). “YouTuber Thơ Nguyễn làm việc với cơ quan chức năng về video gây xôn xao”. Lao Động. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2021.
  2. ^ Xuân An (15 tháng 3 năm 2021). “YouTuber Thơ Nguyễn bị 'sốc' tâm lý, xin dừng làm việc với cơ quan chức năng”. VietNamNet. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2021.
  3. ^ Trung Kiên (15 tháng 3 năm 2021). “YouTuber Thơ Nguyễn nhận sai trong clip "xin vía học giỏi" nhưng không cố ý”. Dân trí. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2021.
  4. ^ Vũ Chi (28 tháng 11 năm 2020). “Youtuber Thơ Nguyễn giao lưu với các runner nhí”. VnExpress. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2021.
  5. ^ My Lan (18 tháng 10 năm 2019). “Cô gái được mệnh danh "Thánh nữ YouTuber số 1 Việt Nam" là ai?”. Dân Việt. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2021.
  6. ^ Thanh Thanh (ngày 10 tháng 3 năm 2021). “Thơ Nguyễn: Tốt nghiệp cử nhân Luật, kiếm hàng chục tỷ từ YouTube, từng chịu làn sóng tẩy chay dữ dội”. Doanh nghiệp & Tiếp thị.
  7. ^ Phương Linh (ngày 10 tháng 3 năm 2021). “Thơ Nguyễn là ai? Soi mức thu nhập 'khủng' từ kênh Youtube của nữ Youtuber đình đám này”. SaoStar.
  8. ^ Thuỳ Chi, Toàn Nguyễn (ngày 25 tháng 5 năm 2017). “Kênh Youtube Thơ Nguyễn nổi tiếng cho trẻ em kêu oan trước clip có nội dung bị cho là phản cảm”. Tạp chí Thời Đại.
  9. ^ Tuệ Minh (ngày 16 tháng 3 năm 2021). “Những clip gây phản cảm của Thơ Nguyễn”. Báo Pháp Luật.
  10. ^ Hieuthuba (ngày 10 tháng 3 năm 2021). “Thơ Nguyễn bị cư mạng "nghi ngờ" là seeder quá đà cho phim kinh dị Kumanthong của Victor Vũ”. Pháp luật và Bạn đọc.
  11. ^ Chi An (ngày 10 tháng 3 năm 2021). “Thơ Nguyễn khóc lóc, nói 1 câu bất ngờ về clip cho búp bê uống nước ngọt để xin vía gây tranh cãi”. 24h.
  12. ^ Thiên Điểu (ngày 11 tháng 3 năm 2021). “Công an đang tìm kiếm Thơ Nguyễn, chủ nhân clip dùng búp bê Kumanthong”. Tuổi Trẻ.
  13. ^ Quỳnh Phương, Diệu Mi (16 tháng 3 năm 2021). “Kênh YouTube Thơ Nguyễn ẩn hết video, tắt kiếm tiền và nói lời "tạm biệt"”. Thanh niên.
  14. ^ Yên Khánh, Phước Tuấn (16 tháng 3 năm 2021). “YouTuber Thơ Nguyễn bị phạt 7,5 triệu đồng”. VnExpress.
  15. ^ “Kênh YouTube Thơ Nguyễn thay diễn viên”. vtc.vn. 12 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2020.
  16. ^ “Youtuber Thơ Nguyễn tiếp tục lên tiếng xin lỗi, tiết lộ đã chơi búp bê 20 năm”. Thieunien.vn. 25 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2020.
  17. ^ “Kênh Thơ Nguyễn ngày trở lại, đặt mục tiêu đạt nút kim cương: Vừa bày tỏ "tạm biệt không có nghĩa là biến mất" liền nhận lượt dislike khủng khiếp”. Doanh nghiệp & Tiếp thị. 19 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2020.
  18. ^ Hoài Dương (7 tháng 6 năm 2021). “Thơ Nguyễn lại mở kênh Youtube mới”. Người Lao Động. Truy cập 10 tháng 6 năm 2021.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Kênh Thơ Nguyễn trên YouTube
  • Kênh Thơ Nguyễn Family trên YouTube
  • Kênh Thơ Lơ Mơ trên YouTube
  • Thơ Nguyễn trên Facebook
  • Thơ Nguyễn trên TikTok