Tại sao cây trồng ở vùng không ngập mặn đem ra trong ở đất ngập mặn thi không sinh trưởng được

Tại sao cây trồng ở vùng không ngập mặn đem ra trong ở đất ngập mặn thi không sinh trưởng được

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc sắc ở vùng ven biển. Không phải chỗ nào có bờ biển là cũng có rừng ngập mặn. Nó phải ở gần các cửa sông - nơi có phù sa và nước ngọt thường xuyên chảy ra. Cây ngập mặn chỉ sinh trưởng tốt trong môi trường nước lợ. Cây đước mọc tốt ở nguồn nước có độ mặn 1-2%. Thế còn cây mắm trắng lại mọc tốt ở độ mặn cao hơn từ 2-3%. Nếu nước mặn hơn nữa, các loài cây này đều sinh trưởng kém đi hoặc lụi tàn và chết.

Mặt khác, rừng ngập mặn còn phụ thuộc vào biên độ triều và thời gian ngập nước khi triều lên. Biên độ triều chênh lệch từ 2 - 4m thì rừng ngập mặn sinh trưởng tốt. Rừng ngập mặn ưa nước triều ngập khoảng 3-4 giờ/trong ngày. Nếu ngập quá 8 tiếng thì chúng sẽ chết. Thế còn, ngập dưới 2 giờ/trong ngày thì cây sẽ sinh trưởng kém dần.

Rừng ngập mặn mang tới những lợi ích to lớn cho con người. Về mặt kinh tế, nó cung cấp cho bà con ta gỗ, củi, than với khối lượng khổng lồ hàng năm. Nó còn cấp một lượng ta-nanh không nhỏ cho các ngành công nghiệp. Nó được dùng làm thức ăn cho rất nhiều loài thủy sản, làm thuốc cho người và làm phân xanh. Nhiều loại cây ở đây còn có thể làm giá thể để thả cánh kiến và có nguồn hoa phong phú để cung cấp cho ong.

Rừng ngập mặn còn có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ môi trường. Chính nó đã cố định các vùng bãi bồi cửa sông, tăng tốc độ trầm lắng phù sa. Mỗi năm, vùng cửa các sông Tiền, sông Hậu lấn thêm được ra biển tới 40m. Còn ở Ninh Bình, vùng Phát Diệm trong 20 năm đã lấn thêm ra biển tới... 10 cây số!

Rừng ngập mặn giúp ta chống được việc xói lở bờ biển và bờ các sông, rạch chảy ra. Nó có vai trò to lớn trong việc bảo vệ đê biển, ngăn được sự xâm hại của nước mặn. Nó còn giúp chúng ta điều hòa khí hậu vùng ven biển. Đặc biệt, rằng ngập mặn là môi trường lý tưởng để nhiều loại tôm, cua, cá và các loài động vật khác sinh sôi và phát triển. Nó là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên của nhiều loài thủy sản vùng ven biển.

Có rất nhiều đối tượng có thể trồng ở rừng ngập mặn như: Sú, vẹt, bầu, đước... Tùy từng vùng mà chúng ta chọn lấy giống thích hợp để trồng. Phải chú ý tới thời kỳ ra hoa để lên kế hoạch thu hái, bảo quản và gieo hạt, tạo cây giống. Sau khi cây mọc, cần kiểm tra để kịp thời dặm vào những chỗ bị khuyết. Nên vận động cả vùng cùng trồng, cùng bảo vệ và cùng khai thác nguồn lợi từ rừng ngập mặn đem tới.

Tiềm năng của rừng ngập mặn rất lớn. Tuy nhiên, nó là một hệ sinh thái hở, nếu không quan tâm có sẽ diễn biến xấu theo sự tác động trái chiều của con người. Do đó, hãy chung tay phát triển rừng ngập mặn.

Từ khóa:
  • rừng ngập mặn
  • lấy giống
  • sinh trưởng
  • trồng rừng
  • vùng ven biển
  • vẹt
  • vùng ven
  • hệ sinh thái
  • nước mặn
  • phù sa
  • cửa sông