Tại sao cán bộ, công chức không được đình công

Theo điểm b, khoản 2, điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020: Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức không có quyền thành lập doanh nghiệp. Vậy tại sao cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập doanh nghiệp?

Trong bài viết dưới đây, dịch vụ thành lập công ty TinLaw sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi trên. Cùng theo dõi nhé!

Căn cứ pháp lý

Cán bộ, công chức, viên chức là gì?

Cán bộ là gì?

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

Công chức là gì?

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong:

  • Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
  • Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;
  • Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.

Viên chức là gì?

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc.

Cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập doanh nghiệp

Cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập doanh nghiệp trong trường hợp nào?

Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020: “Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức” không có quyền thành lập doanh nghiệp.

Ngoài ra, theo Điểm b và d, Khoản 2, Điều 20, Luật Phòng chống tham nhũng 2020 quy định thêm:

2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:

b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;

d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, nếu Quý khách là cán bộ, công chức, viên chức sẽ không được thành lập cũng như quản lý doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Đối tượng không có quyền thành lập doanh nghiệp

Cán bộ, công chức, viên chức có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Mặc dù không được thành lập doanh nghiệp nhưng cán bộ, công chức, viên chức được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh trong điều kiện:

  • Không tham gia quản lý, điều hành công ty (Khoản 2, Điều 20, Luật Phòng chống tham nhũng 2020)
  • Nếu bản thân là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước thì không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước. (Khoản 4, Điều 20, Luật Phòng chống tham nhũng 2020)

Việc tham gia góp vốn của cán bộ, công chức, viên chức cũng giới hạn đối với từng loại hình doanh nghiệp. Họ chỉ được tham gia góp vốn đối với một số loại hình doanh nghiệp với những vị trí nhất định không có quyền quản lý, bao gồm:

  • Đối với công ty cổ phần, cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn.              
  • Đối với công ty hợp danh, cán bộ, công chức, viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn.
  • Đối với công ty Trách nhiệm hữu hạn, cán bộ, công chức, viên chức không được góp vốn vào loại hình này. Vì theo quy định, việc góp vốn vào công ty Trách nhiệm hữu hạn, thành viên góp vốn sẽ trở thành người có quyền quản lý.

Vì sao cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập doanh nghiệp?

Cán bộ, công chức, viên chức là những người có quyền hạn trong cơ quan Nhà nước và nắm giữ những chức trách, nhiệm vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Do đó, pháp luật quy định cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập và quản lý doanh nghiệp là nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, làm quyền có thể xảy ra.

Pháp luật quy định đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp như vậy rất hợp lý. Nếu không có những quy định này, khả năng lớn trong các hoạt động kinh doanh cán bộ, công chức, viên chức đan xen quyền lực, nhiệm vụ của mình trong cơ quan nhà nước để tư lợi cá nhân, xao nhãng trách nhiệm, thậm chí có thể vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

>> Xem thêm: Tại sao sĩ quan không được thành lập doanh nghiệp?

>> Xem thêm: Ai được quyền thành lập doanh nghiệp?

TinLaw vừa giải đáp xong cho câu hỏi “Tại sao cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập doanh nghiệp?”. Từ những căn cứ trên, có thể khẳng định, cán bộ, công chức, viên chức không thể thành lập, quản lý doanh nghiệp. Quy định này nhằm ngăn chặn tình trạng tiêu cực, phòng tránh tham ô, tham nhũng.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này hoặc cần tư vấn thành lập doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới:

Gọi ngay!!!

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư:  

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho Chuyên gia của chúng tôi 24/07:  1900 633 306

Làm nhanh, lấy gấp đáp ứng nhu cầu công việc, lên ngay Văn phòng TinLaw

Trao đổi với Dân Việt về những việc cán bộ công chức không được làm, luật sư Trần Thế Anh – Công ty luật XTVN, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết: "Thứ nhất, theo quy định tại Điều 18, 19, 20 Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-VPQH năm 2019 Luật cán bộ công chức thì cán bộ không được làm những công việc sau:

Cán bộ công chức không được làm trái đạo đức công vụ

Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.

Sử dụng tài sản của Nhà nước và của Nhân dân trái pháp luật.

Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.

Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.

Những việc liên quan đến bí mật nhà nước cán bộ công chức không được làm

Cán bộ công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.

Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 5 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

Trong văn hóa giao tiếp với nhân dân, cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho Nhân dân khi thi hành công vụ.

Cán bộ công chức không được làm trái đạo đức công vụ. Ảnh minh họa

Cán bộ công chức không được tham nhũng, lãng phí...

Bên cạnh đó, theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020, Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì cán bộ, công chức không được làm những công việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền, cụ thể:

Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc.

Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết.

Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ.

Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người giữ chức danh, chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

Tự ý cải tạo, sửa chữa, làm thay đổi kết cấu, công năng của nhà ở công vụ.

Tự ý chuyển đổi hoặc cho thuê lại nhà ở công vụ đã được giao.

Ngoài ra, tại điều 28 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thì cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức không được tham gia bán hàng đa cấp.

Video liên quan

Chủ đề