Tại sao các thế lực thù địch đòi việt nam đa nguyên, đa đảng

Đa nguyên, đa đảng có phải là "mệnh lệnh" đổi mới của đất nước?

(ĐCSVN) - Phải là người Việt Nam yêu nước thực sự mới thấm thía hết được giá trị của những thành quả mà nhân dân ta đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam gần chín thập kỷ qua, mới có thể nhận thức được đâu là “mệnh lệnh” đích thực của đất nước và quyết tâm phấn đấu theo “mệnh lệnh” đó.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta đã làm nên kỳ tích vĩ đại của dân tộc ( Ảnh: vov.vn )


Hiện nay, trong khi nhân dân ta đang có những hoạt động sôi nổi tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội càng ráo riết, quyết liệt chống phá cách mạng Việt Nam. Chiêu trò “đa nguyên, đa đảng” lại được chúng phát động, tung lên dồn dập trên các phương tiện thông tin, truyền thông, trên internet, mạng xã hội với thái độ hằn học và giọng điệu thù địch. Chúng ra sức kêu gọi và yêu sách nhân dân ta phải thiết lập một “chế độ dân chủ đa nguyên”, coi đó là một “mệnh lệnh” của đất nước hiện nay! Chúng lớn tiếng xằng bậy rằng, “đất nước sẽ tàn tạ đến nỗi tàn tật”, nếu vẫn chấp nhận “chế độ cộng sản”!

Những người đưa ra luận điệu trên xem ra cũng chẳng hiểu gì về lịch sử Việt Nam và cũng chưa hiểu, hay cố tình làm sai lệch nội dung bản chất “mệnh lệnh” của đất nước Việt Nam lúc này.

Mọi người đều biết, những thập kỷ đầu thế kỷ XX qua sự “sàng lọc” dữ dội của lịch sử, dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam là người duy nhất dẫn dắt mình đi đến độc lập, tự do, hạnh phúc thực sự. Thực tiễn cũng chứng tỏ, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là đội tiền phong, lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân và của toàn thể dân tộc Việt Nam, là người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Năm 1945, Đảng lãnh đạo toàn dân tộc, toàn thể nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, giành chính quyền, lập nên Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong những ngày đầu giữ chính quyền, Đảng đã tự tuyên bố giải tán và Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã mở rộng thành phần cho mọi tổ chức, chính đảng cùng tham gia...

Lịch sử Việt Nam hiện đại cũng đã có và cũng đã phủ định đa đảng. Song điều quan trọng là, toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam và hoạt động của Nhà nước Việt Nam mới là do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nền chính trị của nước ta vẫn là nền chính trị nhất nguyên. Chế độ chính trị đó là do nhân dân ta lựa chọn từ những trải nghiệm trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, kháng chiến chống xâm lược và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho dân tộc và toàn thể nhân dân lao động thực sự được làm chủ cuộc sống của mình, được sống cuộc đời tự do, hạnh phúc.

Không thể phủ nhận những hy sinh, mất mát to lớn của nhiều thế hệ người Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm nên kỳ tích vĩ đại trong lịch sử dân tộc ở thế kỷ XX, và vững bước đi lên trên con đường xã hội chủ nghĩa với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Tinh thần anh dũng hy sinh và lao động sáng tạo của dân tộc ta là tấm gương để nhân dân và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới noi theo; là điểm sáng được bạn bè thế giới ngưỡng mộ và lạc quan tin tưởng vào tương lai phát triển phồn thịnh của Việt Nam.

Đó là sự thật. Nó đó đã, đang và vẫn diễn ra, hoàn toàn bác bỏ những luận điệu muốn bóp méo, xuyên tạc, phủ định thành quả của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nó đập tan mọi luận điệu thù địch, chống đối, cố tình nói xằng rằng “đất nước sẽ tàn tạ đến nỗi tàn tật”, nếu dân tộc Việt Nam vẫn chấp nhận “chế độ cộng sản độc tài”!

Thực chất luận điệu đòi thiết lập “chế độ dân chủ đa nguyên”, coi đó là “mệnh lệnh” của đất nước là nhằm hướng lái nền chính trị nước ta sang chính trị tư sản. Điều tệ hại dẫn đến sẽ là: Đất nước diễn ra cảnh hỗn loạn, mất ổn định, đổ vỡ nền kinh tế, rơi vào thảm họa như đã từng xảy ra ở một số nước. Thảm họa đó chắc chắn sẽ giáng cả lên đầu nhân dân. Và nhân dân chỉ là cái cớ cho sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái.

Họ đã mượn ở đâu cái cụm từ “mệnh lệnh” của đất nước khi cho rằng thực hiện đa nguyên chính trị là “mệnh lệnh” của đất nước hiện nay. Ở đây vừa cho thấy họ chẳng hiểu thế nào là “mệnh lệnh” của nước ta hiện nay, lại vừa cho thấy sự méo mó và dã tâm cố tình lái nguyện vọng, lợi ích của dân tộc ta theo một hướng khác. Họ đã cố tình không thấy, không biết thực chất mục tiêu, động lực và “mệnh lệnh” - như họ nói” của nhân dân ta hiện nay là: Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Phải là người Việt Nam yêu nước thực sự mới thấm thía hết được giá trị của những thành quả mà nhân dân ta đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam gần chín thập kỷ qua, mới có thể nhận thức được đâu là “mệnh lệnh” đích thực của đất nước và quyết tâm phấn đấu theo “mệnh lệnh” đó./.

Hạnh Liên - Bảo Minh

Cho đến nay, chúng ta không lạ gì chiêu bài “đa nguyên, đa đảng”, một âm mưu, thủ đoạn nham hiểm trong chiến lược “diễn biến hòa bình’’ của các thế lực thù địch nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nhằm lý giải, cổ súy cho luận điệu “đa nguyên, đa đảng”, các thế lực thù địch cho rằng, đa nguyên, đa đảng mới bảo đảm dân chủ rộng rãi trong xã hội, còn chế độ chính trị một đảng là đối lập với dân chủ, rằng muốn thực hiện dân chủ nhất thiết phải chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Sự thực có phải như vậy?

Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh

Chúng ta biết rằng, đa nguyên chính trị là khuynh hướng xã hội học - triết học, xuất phát từ học thuyết tuyệt đối hóa sự đa dạng đối kháng của các nhóm, các đảng phái và các tổ chức chính trị khác nhau trong xã hội, xuất hiện lần đầu tiên vào đầu thế kỉ 18, khi giai cấp tư sản còn là giai cấp tiến bộ trong việc đấu tranh chống lại sự độc quyền chân lí, bảo vệ sự đa dạng và quyền bình đẳng của các nhóm xã hội có lợi ích khác nhau, chống lại sự hình thành các nhóm đa số chèn ép các nhóm thiểu số, phát triển quyền tự do dân chủ trong chế độ tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, khi các tổ chức độc quyền tư bản xuất hiện, thì đa nguyên chính trị mất dần ý nghĩa ban đầu, trở thành thủ đoạn để điều chỉnh lợi ích trên nguyên tắc cạnh tranh giữa các nhóm, các tổ chức độc quyền tư bản có lực lượng ngang bằng nhau và là bình phong "dân chủ" che đậy sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội do các tổ chức độc quyền tư bản lũng đoạn.

Chúng ta hãy nghe người dân Mỹ nói gì về chế độ đa nguyên, đa đảng ở nước Mỹ. Thomas A.Hutching - cựu chiến binh, công dân Mỹ, phân tích sự thật về chế độ đa nguyên, đa đảng ở nước Mỹ đã chỉ ra rằng, Chính phủ Mỹ bị chi phối bởi hai đảng: Dân chủ và Cộng hòa, song cả hai đảng này đều được tài trợ bởi cùng những tập đoàn kinh tế, và họ đều bỏ phiếu ủng hộ cho cùng luật pháp bảo vệ các tập đoàn kinh tế và làm thiệt hại lợi ích nhân dân. Ông cũng cho rằng, đa đảng ở nước Mỹ cũng không mang lại dân chủ, một thực tế là, hệ thống hai đảng ở nước Mỹ loại trừ bất kỳ tiếng nói của một quan điểm thiểu số nào, thậm chí họ cố tình loại bỏ bằng bất cứ giá nào. Cuối cùng ông đi đến kết luận: “Ở nước Mỹ, mẫu hình dân chủ đa đảng đã và đang không thể phục vụ nhân dân”;  “Buồn thay, nước Mỹ đã không thể trở thành tiêu chuẩn mẫu mực về luân thường đạo lý trên thế giới. Hệ thống đa nguyên, đa đảng đang thất bại ở nước Mỹ và đang thất bại cả trên thế giới”[1].

Như vậy là vấn đề đã rõ, đa nguyên, đa đảng trong chế độ tư bản, dựa trên quan hệ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chỉ mang lại dân chủ cho thiểu số giai cấp bóc lột, không mang lại dân chủ đầy đủ và rộng rãi cho quần chúng nhân dân lao động, nên không thể là hình mẫu lý tưởng, giá trị chung mà có thể  áp đặt cho các nước. Ngược lại, trong chế độ xã hội chủ nghĩa, như ở Việt Nam hiện nay, thực hiện chế độ một đảng cũng không triệt tiêu dân chủ. Bởi vì, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc; đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc.

Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Đó cũng là ý chí, nguyện vọng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đồng thời, Đảng Cộng sản Việt Nam được xây dựng, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Điều đó bảo đảm cho việc thực hiện dân chủ rộng rãi trong Đảng. Mặt khác, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện vai trò lãnh đạo xã hội bằng nghị quyết, thông qua đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.

Trong quá trình xác định đường lối, chủ trương chính sách, Đảng lấy ý kiến dân chủ rộng rãi trong xã hội. Khi mà mọi tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân đều có thể đóng góp với Đảng, phản biện cho Đảng, thì không thể nói là triệt tiêu dân chủ. Việc còn để xẩy ra tình trạng thiếu dân chủ ở chỗ này, chỗ khác đó chỉ là những hạn chế, thiếu sót cụ thể trong quá trình thực hiện dân chủ, chứ không phải là vấn đề thuộc về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam, của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và những thành tựu to lớn của hơn hai mươi năm đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã chứng tỏ rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ có khả năng lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành đấu tranh giành độc lập dân tộc, mà còn có khả năng lãnh đạo công cuộc xây dựng đất nước trên con đường đi tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Hiện nay, ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam không phủ nhận quá trình đa dạng hoá sự phát triển của xã hội, chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất với đa dạng hóa hình thức sở hữu (sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và sỡ hữu hỗn hợp),... Tuy nhiên, Việt Nam không chấp nhận đa nguyên, đa đảng, còn bởi vì, đa nguyên, đa đảng còn là thủ đoạn thâm hiểm trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam.

Ngay từ khi chủ nghĩa xã hội xuất hiện, thuyết đa nguyên chính trị, đa đảng đã trở thành công cụ tư tưởng để giai cấp tư sản chống lại các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào công nhân và các trào lưu tiến bộ trên thế giới bằng việc đòi mở rộng quyền tự do dân chủ vô chính phủ nhằm chống lại nguyên tắc tập trung dân chủ, đòi thực hiện chế độ đa đảng và các tổ chức chính trị đối lập nhằm vô hiệu hóa sự lãnh đạo của các đảng cộng sản, từng bước đẩy đảng cộng sản ra khỏi vị trí lãnh đạo xã hội, đòi xây dựng nhà nước theo hình mẫu pháp quyền tư sản - bề ngoài đại diện cho lợi ích của tất cả các nhóm và các đảng phái đối lập nhau, nhưng thực chất là đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản.

Đặc biệt là, sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, thì chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện âm mưu đa nguyên, đa đảng đối với các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, trong đó có Việt Nam. Âm mưu đa nguyên, đa đảng đối với Việt Nam, của chúng là nhằm mục đích làm mất ổn định chính trị xã hội, tạo ra những điều kiện để thủ tiêu quyền lãnh đạo đối với xã hội của Đảng cộng sản Việt Nam và các thành quả cách mạng mà nhân dân Việt Nam tốn bao xương máu mới giành được, dọn đường cho các tổ chức, đảng phái chính trị phản động, tay sai hoạt động hợp pháp, công khai chống Đảng Cộng sản, chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hãy thử hình dung điều gì sẽ xẩy ra khi Việt Nam thực hiện đa nguyên, đa đảng. Dưới sự bảo trợ, dung túng của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, chắc chắn rằng nhiều tổ chức, đảng phái chính trị phản động, tay sai của chúng sẽ đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng nước ta. Lúc đó bức tranh chính trị ở Việt Nam sẽ hoàn toàn khác hiện nay, đất nước sẽ rơi vào tình trạnh hỗn loạn, cản trở sự phát triển của dân tộc. Sự mất ổn định về chính trị luôn diễn ra ở nhiều nước thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng, như: Philippine, Indonesia, Thái Lan, Pakistan, Myanmar,…mấy chục năm vừa qua và đến nay vẫn tiềm ẩn khả năng khủng khoảng, mất ổn định về chính trị là bài học còn nguyên tính thời sự.

Như vậy là, lý do trả lời cho vấn đề Việt Nam không cần có đa đảng là đã rõ, chắc chắn rằng, âm mưu, thủ đoạn “đa nguyên, đa đảng” của các thế lực thù địch sẽ hoàn toàn thất bại./.

[1] Theo Báo Sài gòn giải phóng (18/9/2006)

PGS, TS. Nguyễn Đức Độ- Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự

Video liên quan

Chủ đề