Tại sao bàn tay bị lột da

Suckhoedoisong.vn – Da ngón tay mỏng đặc biệt nhạy cảm với ảnh hưởng của khí hậu bên ngoài. Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh làm phát sinh các vần đề về da, trong đó lột da ngón tay là một rắc rối hay gặp.

Ngoài ra, môi trường khắc nghiệt, những rối loạn sức khỏe tiềm ẩn cũng có thể gây lột da ngón tay. Làm thế nào để phòng ngừa và hạn chế lặp lại tình trạng này?

Các yếu tố gây lột da ngón tay

Môi trường là yếu tố không thể kiểm soát, nhưng chúng ta có thể kiểm soát mức độ tiếp xúc của da với môi trường. Da khô là nguyên nhân chính gây lột da ngón tay, đặc biệt trong những ngày lạnh giá. Tuy nhiên da cũng dễ bị khô nếu tắm hoặc ngâm tắm trong nước nóng.

Bong da lòng bàn tay.

Rửa tay quá nhiều, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên làm phá hủy rào cản lipid trên bề mặt da, xà phòng hấp thụ vào các lớp da nhạy cảm hơn, dẫn đến kích ứng và bong tróc lột da ngón tay.

Chất gây dị ứng có thể là một hoạt chất hoặc chất liệu của một vật thể khi tiếp xúc với da, thường được sử dụng và chỉ xảy ra ở một số người. Không giống như chất gây kích ứng da, gây ra rắc rối cho hầu hết những người tiếp xúc. Chất làm ẩm, xà phòng, dầu gội đầu và các sản phẩm làm đẹp khác có thể gây kích ứng da dẫn đến lột da ngón tay.

Nhiều trẻ có thói quen mút ngón tay, đây cũng là nguyên nhân gây khô và lột da. Nếu trẻ mút ngón tay đến mức nứt hoặc lột da, cần đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để điều trị.

Bệnh xơ cứng bì và vẩy nến là hai trong số nhiều rối loạn tự miễn dịch có thể làm da bong tróc trên ngón tay và bàn tay. Bệnh Kawasaki cũng có thể làm lột da tay, tình trạng này thường gặp ở trẻ em từ 5 tuổi trở xuống. Nhiễm nấm và phản ứng dị ứng là nguyên nhân phổ biến làm ngứa và lột da ngón tay.

Khi mất cân bằng các khoáng chất trong cơ thể, nhất là thiếu hụt một số khoáng chất dinh dưỡng cho da có thể gây ra lột da ngón tay. Cách tốt nhất là có chế độ ăn uống cân bằng và dùng vitamin bổ sung nhiều ngày.

Chàm da tay xuất hiện dưới dạng da đỏ, ngứa và bong vẩy. Người bị bệnh chàm, nhất thiết phải mang bao tay khi ở ngoài trời và khi sử dụng các chất tẩy rửa sinh hoạt hàng ngày.

Ngâm tay bằng nước có pha chanh, mật ong sau đó bôi kem giữ ẩm giúp da mềm mại.

Khắc phục thế nào?

Đối với những người bị lột da trên ngón tay thỉnh thoảng hoặc thường xuyên có thể thử áp dụng các cách khắc phục đơn giản sau:

Ngâm nước ấm: Giúp da mềm mại. Pha nước chanh và mật ong vào nước ngâm các vùng da bị tổn thương trong 10 phút, lau khô nhẹ nhàng và dùng kem giữ ẩm hoặc dầu ôliu.

Dưa chuột: Thái lát dưa chuột xát lên hoặc trải các lát dưa bao phủ khu vực da cần điều trị trong 30 phút, sau đó rửa bằng nước ấm.

Yến mạch: Cho một ít yến mạch vào nước ấm ngâm tay 10-15 phút để loại bỏ các tế bào da chết trên ngón tay. Sau khi ngâm, rửa bằng nước ấm và thoa kem dưỡng ẩm tốt.

Dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng dưỡng da, chống vi khuẩn và nấm xâm nhập. Xoa dầu dừa lên da bị tổn thương vài lần một ngày, tốt nhất trước khi đi ngủ và để qua đêm, giúp hồi phục da hiệu quả.

Sữa: Uống sữa có hàm lượng chất béo cao sẽ cải thiện nhanh hơn lột da ngón tay. Chỉ cần trộn 2 muỗng canh sữa với 1 muỗng canh mật ong, xoa vào vùng da bị tổn thương.

Lô hội (Aloe Vera): Dùng 2 muỗng canh nước ép lô hội mỗi ngày bôi lên vùng da bị bong có thể giúp tái tạo làn da.

Dầu ôliu: Dầu ôliu giàu vitamin E, có tác dụng dưỡng ẩm da tuyệt vời. Ngâm tay trong dầu ôliu ấm trong 10 phút, sau đó rửa bằng nước ấm.

Mật ong: Dùng mật ong tinh khiết và áp vào vùng da bị bong, mát-xa nhẹ nhàng và để trong 10-20 phút. Rửa bằng nước ấm. Hoặc trộn mật ong và dầu ôliu lại thoa lên da hàng ngày.

Nước ép trái cây: Bôi nước ép trái cây vào vùng da bị lột trước khi đi ngủ, để qua đêm, sáng hôm sau rửa sạch bằng nước ấm.

Chuối: Nghiền mịn chuối, trộn với đường, kem chua và dầu ôliu cũng giúp phục hồi tốt vùng da bị lột.

Sau khi áp dụng các biện pháp đơn giản như vừa nêu, nếu tình trạng lột da ngón tay vẫn không thuyên giảm, nên đến bác sĩ da liễu để khám và điều trị.

BS. Hoài Châu

Lòng bàn tay khô khiến bạn khó chịu, tự ti, gây bất tiện trong cuộc sống

Chào bạn,

Da lòng bàn tay bị khô, bong da có thể do những nguyên nhân lành tính sau:

Rửa tay thường xuyên: Thường xuyên rửa tay với xà phòng giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại, tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến cho lớp dầu bảo vệ da bị mất đi. Khiến da không thể giữ được độ ẩm, gây khô da bong tróc hoặc viêm da xà phòng.

Khí hậu: Thời tiết hanh khô cũng có thể khiến cho làn da bị mất nước gây bong tróc, lột da. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến vào thời tiết mùa đông khô, đặc biệt là những người không đeo găng tay ấm khi đi ra ngoài trời.

Cháy nắng: Phơi nắng quá nhiều khiến da bị tổn thương. Các tia cực tím sẽ khiến cho da bị đỏ, đau và bắt đầu lột da. Hầu hết những vết bỏng da do cháy nắng đều nhẹ và có thể được giải quyết nhanh chóng trong một tuần.

Hóa chất: Việc thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học như xà phòng, bột giặt, nước rửa bát, nước giặt,…Những chất này ảnh hưởng đến các tế bào da, gây khô và lột da tay. Lúc này lớp sừng có chức năng bảo vệ đã bị bong đi khiến cho da rất mẫn cảm và dễ bị kích ứng.

Một số nguyên nhân khác: rối loạn thần kinh thực vật, đổ mồ hôi tay nhiều, chế độ ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng,…cũng có thể gây lột da ở đầu ngón tay.

Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện của những bệnh lý về da:

Bệnh á sừng: Đây là tình trạng lớp sừng đang chuyển hóa dở dang, chúng thường được gọi là sừng non, sừng bở, sừng tạp. Khi mắc phải bệnh này, người bệnh sẽ bị tróc da ở đầu ngón tay, nếu không được vệ sinh cẩn thận sẽ gây nhiễm khuẩn, sưng tấy.

Chàm eczama tay: Bệnh chàm eczama tay hay còn gọi là viêm da bàn tay. Bệnh có thể do di truyền hoặc tiếp xúc với các chất gây dị ứng, chất kích thích. Nếu có dấu hiệu nặng sẽ xuất hiện những mảng bong tróc ở đầu ngón tay, viêm nhiễm sưng tấy và gây ngứa.

Phá hủy da: Xóa da tẩy tế bào chết là một tình trạng phổ biến khi da bị lão hóa, thường xảy ra vào mùa hè và ảnh hưởng đến những người trưởng thành trẻ tuổi. Các vết loét xuất hiện ở đầu các ngón tay sau đó vỡ ra gây bong tróc. Những vùng này sẽ trở nên đỏ, khô, nứt nhưng không gây ngứa ngáy.

Bệnh vẩy nến: Bệnh vẩy nến là một loại bệnh tự miễn dịch, hệ miễn dịch bị nhầm lẫn và tấn công các tế bào da khỏe mạnh. Bệnh vẩy nến gây ra những mảng đỏ, viêm da thường xảy ta ở khuỷu tay, đầu gối, da đầy và lưng và ngón tay. Khi bệnh vẩy nến chuyển biến nặng, vùng da nhiễm bệnh sẽ bị sưng vù với những triệu chứng tồi tệ hơn do các yếu tố như chấn thường, căng thẳng, chế độ ăn uống.

Viêm da tiếp xúc dị ứng: Bệnh xảy ra khi tiếp xúc với một số chất gây dị ứng như nickel. Ngoài ra, một số chất độc tự nhiên như cấy đinh hương độc, sồi độc,… cũng có tác dụng tương tự. Bệnh thường xuất hiện ở tay, mặt, môi. Ban đầu sẽ xuất hiện mụn nước, tiết dịch còn khi chuyển sang mãn tính sẽ làm khô và bong tróc da.

Viêm da cơ địa: Đây là một loại bệnh mãn tính, khi bước sang giai đoạn nặng sẽ xuất hiện những đám sẩn đỏ, bong vảy và rối loạn sắc tố da. Nếu gãi nhiều có thể gây tróc da ở các đầu ngón tay.

Để xử lý tình trạng da khô và bong da ở bàn tay, trước mắt em có thể sử dụng các loại mỹ phẩm bôi ngoài da, loại cấp dưỡng và làm mềm da - không có corticoid. Đồng thời, nhớ uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả tươi để bổ sung nước cho cơ thể. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa chứa nhiều chất độc hại, nếu bắt buộc phải tiếp xúc, bạn nên đeo găng tay, hoặc có những biện pháp bảo vệ tay khỏi các hóa chất này. Nếu vẫn còn bị bong tróc da đầu ngón tay nhiều thì em cần đến khám tại bv da liễu, em nhé.

Ánh Nhiên (Theo Healthline)   -   Thứ ba, 04/05/2021 17:00 (GMT+7)

Mỗi ngày, tay chịu trách nhiệm cầm nắm, tiếp xúc với nhiều vật thể, môi trường khác nhau. Điều này dễ dẫn đến tình trạng da tay bị bong tróc, gây mất thẩm mỹ cho đôi tay. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này.

1.Tác động từ môi trường

Tiếp xúc với hóa chất

Phần lớn các loại nước rửa tay, dầu gội đầu, nước rửa chén,…chúng ta sử dụng thường ngày chứa lượng chất tẩy rửa cao. Tiếp xúc thường xuyên với những chất này sẽ phá hoại sự bền vững của tế bào da. Lớp sừng của da bị bong tróc vì sức tẩy của hóa chất. Điều này cũng sẽ có ảnh hưởng xấu đến lớp da non chưa phát triển đầy đủ để tiếp xúc với môi trường ngoài. Vì thế tình trạng tróc da tay thường xuyên xảy ra.

Rửa tay quá nhiều

Rửa tay là việc cần thiết để giữ gìn vệ sinh và an toàn sức khỏe nhưng rửa tay quá nhiều cũng gây tổn thương cho da. Lực ma sát của hai tay khi rửa làm bào mòn lớp da ngoài cùng của tay. Cùng với đó, nước rửa tay có nhiều hóa chất cũng sẽ làm lớp da mau tróc hơn vì da tay mất đi độ ẩm tự nhiên. Để giữ tay luôn sạch nhưng không bị bong da bạn nên rửa tay khi cần thiết, dùng sản phẩm rửa tay có thành phần tự nhiên dịu nhẹ.

Cháy nắng

Vết cháy nắng xảy ra khi da tiếp xúc tiếp với nắng gắt. Lúc này, da bị đỏ và có thể bong ra như bị phỏng. Tình trạng da cháy nắng làm da trở nên nhạy cảm, bong tróc và dễ tổn thương. Bạn nên thoa kem chống nắng thường xuyên, che chắn cẩn thận cho đôi tay khi đi nắng. Nếu bị cháy nắng, bạn nên thoa dưỡng ẩm và đến bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Rửa tay quá nhiều, dùng mỹ phẩm không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng tróc da tay. Đồ họa: Ánh Nhiên

Thời tiết bất thường

Vào mùa đông, thời tiết lạnh có thể tạo cảm giác thích thú nhưng sự hanh khô của mùa lạnh sẽ làm da tay dễ bị bong tróc hơn bình thường. Bạn nên tăng cường độ ẩm cho da tay nhiều hơn vào mùa đông, chú ý thành phần trong sản phẩm dưỡng ẩm để tránh da tay bị kích ứng.

Mút ngón tay

Nguyên nhân này xảy ra phổ biến nhất ở trẻ em. Trẻ con thường mút đầu ngón tay nên da đầu ngón tay của trẻ thường bị tróc, thậm chí là lỡ loét nếu không được phụ huynh ngăn chặn.

2. Bong tróc da tay có liên quan đến một số bệnh da liễu

Dị ứng

Da ngón tay bị bong tróc khi bạn tiếp xúc với những vật chứa chất gây dị ứng. Một ví dụ cụ thể là khi bạn dùng trang sức kém chất lượng, niken từ loại trang sức này sẽ làm da bị mẩn đỏ dẫn đến bong tróc.

Thiếu vitamin B3 hoặc nhiễm độc vitamin A

Lạm dụng quá nhiều một loại vitamin hoặc bổ sung quá ít một loại vitamin trong chế độ ăn uống cũng sẽ gây ra tình trạng tróc da tay. Pellagra là tình trạng thiếu vitamin B3(hay còn gọi là niacin) trong chế độ ăn. Việc này là nguyên nhân của bệnh viêm da. Ngoài ra, khi bạn bổ sung quá nhiều vitamin A, nó cũng khiến da tay bị kích ứng và nứt móng tay. Bạn nên cân bằng hai loại vitamin này trong chế độ ăn uống để hạn chế tối đa bệnh viêm da. Khi tình trạng viêm da, tróc da tay kéo dài thì bạn nên tìm đến bác sĩ.

Một số căn bệnh da liễu

Tróc da tay là biểu hiện của một số bệnh da liễu như: Chàm tay, bệnh vẩy nến, tiêu sừng tẩy tế bào chết, bệnh Kawasaki. Những căn bệnh này đều có biểu hiện chung là bong, tróc da tay. Bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra liệu pháp chữa trị tốt nhất để tránh da tay bị tổn thương nặng nề và gây mất thẩm mỹ của tay.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tróc da tay. Để có thể bảo vệ đôi tay được mịn màng bạn nên cân nhắc các loại mỹ phẩm đang dùng, sử dụng bao tay khi phải tiếp xúc chất tẩy rửa mạnh, che chắn kĩ càng khi ra nắng… Nếu tình trạng tróc da tay diễn ra trong thời gian dài, có hiện tượng lỡ loét bạn nên tìm đến bác sĩ để chữa trị kịp thời.

Video liên quan

Chủ đề