Tại sao bà bầu lại khó thở

Thông tin bà bầu khó thở về đêm là hiện tượng như thế nào và giải pháp chữa trị ra sao ? ăn gì để tốt, topic xin được chia sẻ.

Tại sao bà bầu lại khó thở

Bà bầu khó thở về đêm do nguyên nhân gì

Có thêm một thiên nhân nhỏ trong bụng, ngoài niềm hạnh phúc, người mẹ sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thậm chí là việc thở cũng thấy mệt.

Tình trạng khó thở khi mang thai, nhất là về đêm không chỉ xảy ra trong những tháng cuối thai kỳ mà có thể xuất hiện từ những ngày đầu mang thai.

Đây là triệu chứng hoàn toàn bình thường, gần như ai cũng sẽ gặp phải và kéo dài đến khi sinh. Hiện tượng này tuy không nguy hiểm đến mẹ và bé nhưng gây ra nhất nhiều khó chịu, làm bà bầu mệt mỏi.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra khó thở ở bà bầu. Thường gặp nhất đó là sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai. Ở giai đoạn đầu, hormone estrogen tăng mạnh gây ra tình trạng mất cân bằng hormone. Sự thay đổi này làm cơ thể bà bầu rất dễ mệt mỏi, thường xuyên khó thở, đặc biệt là về đêm khiến bà bầu mất giấc, phải cố gắng hít thở sâu mới thoải mái được.

Tại sao bà bầu lại khó thở

Theo thời gian, thai nhi ngày càng lớn khiến tử cung phải giãn nở theo, sức nặng khi mang vác đứa trẻ gây áp lực phía dưới cơ hoành. Trong khi đó, cơ hoành phải kết hợp với phổi để đưa không khí vào trong. Khi bị đè ép, cơ hoành bị hạn chế khiến bà bầu khó hít thở.

Một nguyên nhân nữa thường gây ra tình trạng khó thở đó là thiếu máu. Các bà bầu rất dễ gặp tình trạng thiếu máu khi mang thai. Tuy nhiên, nếu thiếu máu trở nên nghiêm trọng có thể gây ra tức ngực, khó thở.

Bà bầu khó thở thì làm sao

Để khắc phục tình trạng khó thở khi mang thai, bà bầu có thể áp dụng một số cách sau.

Sử dụng đai hỗ trợ bụng bầu: Đai đỡ bụng bầu là sản phẩm giúp bà bầu nâng đỡ bụng, bảo vệ thai nhi, tránh đau lưng và giúp bà bầu thoải mái khi thai bắt đầu lớn. Đai đỡ bụng bầu ngày nay rất đa dạng, các mẹ có thể thoải mái lựa chọn theo sở thích và nhu cầu.

Mặc quần áo thoải mái: Những bộ quần áo cũ không còn phù hợp khi thai bắt đầu lớn. Do đó, các bà bầu hãy chọn những bộ trang phục có chất liệu thoải mái, rộng rãi dễ hô hấp hơn.

Tại sao bà bầu lại khó thở

Kê đệm sau lưng: Khi ngồi hoặc nằm, bạn hãn đệm thêm một chiếc chăn hoặc gối sau lưng. Khi ngồi, nên cố gắng ngồi thẳng, đẩy vai về sau để giúp không khi đi vào phổi nhiều hơn và giảm áp lực cơ hoành. Khi nghỉ ngơi, bạn nên mở cửa để thoáng khí, giảm bớt bí bách, làm bà bầu thoải mái và dễ ngủ hơn.

Khó thở khi mang bầu tuy là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, đây có thể là triệu chứng của một số căn bệnh. Nếu gặp những biểu hiện lạ, nguy hại đến sức khỏe, các mẹ phải ngay lập tức đi khám để đảm bảo an toàn.

Mẹ bầu khó thở khi nằm

Khi nằm, cảm giác khó thở càng trở nên trầm trọng do lúc này, áp lực của tử cung lớn hơn khi ngồi hoặc đứng. Hầu hết các mẹ bầu đều rất khó chịu khi nằm, nhất là nằm ngửa.

Khi đó, toàn bộ sức nặng của tử cung sẽ dồn lên cột sống và toàn bộ mạch máu dẫn về đường ruột. Chính áp lực này là nguyên nhân làm mẹ bầu khó thở, ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa và làm tăng nguy cơ bị trĩ.

Khó thở khi nằm không hề nguy hiểm đến mẹ hoặc bé. Tuy nhiên, nó khiến mẹ bầu vốn đã mệt mỏi vì mang nặng, giờ đây lại thêm mất ngủ, khó thở, mệt mỏi triền miên, … Tình trạng này nếu kéo dài lâu sẽ thực sự ảnh hưởng đến mẹ và bé. Do đó, mẹ bầu có thể áp dụng một số phương pháp sau để làm giảm cảm giác khó chịu.

Tại sao bà bầu lại khó thở

Khi nằm ngủ, mẹ nên nghiêng sang một bên, kê thêm một chiếc gối hoặc chăn mềm phía sau lưng để làm giảm áp lực lên phổi và có thể hít thở dễ dàng.

Nếu tư thế hiện tại vẫn khó thở, mẹ hãy thay đổi cho đến khi tìm được tư thế dễ chịu nhất. Bên cạnh đó, mẹ nên tập luyện thể dục hoặc tham gia lớp yoga cho bà bầu để học các điều hòa khí huyết, tăng cường sức khỏe của mình.

Ăn gì tốt cho bà bầu khó thở

Nguyên nhân gây ra khó thở có thể do thiếu máu hoặc rối loạn nội tiết tố nữ. Do đó, bà bầu cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để mẹ khỏe con xinh.

Thực phẩm giàu sắt: Khi mang thai, các bà bầu thường bị thiếu máu. Do đó, các bà mẹ cần bổ sung những thực phẩm giàu sắt như: thịt, đậu, gan, trứng, mộc nhĩ, lạc, vừng, … Sắt còn là chất có vai trò quan trọng trong sự phát triển thai nhi. Nếu thiếu sắt, não bộ của bé sẽ chậm phát triển.

Thực phẩm giàu Acid folic: Acid folic hay vitamin B9 là vi chất cực kỳ quan trọng với trẻ. Trong 3 tháng đầu, mẹ phải tăng cường bổ sung acid folic từ các thực phẩm: rau, rau bina, súp lơ, … để hỗ trợ quá trình hình thành và tổng hợp tế bào thần kinh ở trẻ. Thiếu acid folic, trẻ sẽ có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao.

Thực phẩm giàu Protein: Cơ thể không thể khỏe mạnh nếu thiếu protein. Các thực phẩm bổ sung protein nhiều nhất bao gồm: thịt, cá, trứng, sữa, cá, … Tuy nhiên, hấp thụ quá nhiều protein có thể làm tăng Cholesterol trong máu. Do đó, mẹ bầu cần có kế hoạch ăn khoa học, không ăn quá nhu cầu.

Tại sao bà bầu lại khó thở

Thực phẩm giàu Omega 3: Các loại cá nói chung là nguồn thực phẩm rất giàu Omega 3. Chế độ dinh dưỡng bổ sung Omega 3 giúp cơ thể bổ sung DHA/EPA giúp mẹ bầu hạn chế một số căn bệnh như tiểu đường, tiền sản giật, trầm cảm sau sinh. Ngoài cá, có thể sử dụng các loại hạt như: hạt hướng dương, hạt óc chó, hạt dẻ hoặc các loại dầu thực vật: dầu oliu, dầu dừa, dầu hạt lanh, …

Thai phụ có thể cảm thấy tức ngực hoặc thiếu không khí trong thời gian mang thai, nhất là trong giai đoạn đầu thai kỳ. Đây là cảm giác không nhận đủ không khí. Điều này có thể khiến thai phụ cảm thấy khó chịu và đuối sức.

1. Tại sao khó thở khi mang thai?

Có một số nguyên nhân khiến thai phụ có thể gặp phải tình trạng khó thở, nếu thai phụ đã khám tổng thể để loại trừ nguyên nhân bệnh lý tiềm ẩn thì khó thở là do sự thay đổi bình thường trong quá trình mang thai. 

Mặc dù giai đoạn đầu thai nhi chưa đủ lớn để gây áp lực lên phổi nhưng phụ nữ mang thai có thể cảm thấy khó thở hơn đó là do sự thay đổi của hệ hô hấp cũng như quá trình sản xuất hormone khi mang thai.

Sự dư thừa của hormone progesterone trong ba tháng đầu thai kỳ có ảnh hưởng đến hơi thở của thai phụ. Nhiều progesterone được sản xuất để giúp xây dựng và duy trì niêm mạc tử cung. Progesterone cũng làm tăng lượng không khí bà bầu hít vào và thở ra trong khi thở bình thường.

Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, cơ thể người mẹ cũng đang điều chỉnh để chia sẻ oxy và máu với thai nhi. Đây là một yếu tố khác có thể gây ra khó thở. Tuy nhiên, cảm giác khó thở có thể tăng lên nếu thai phụ bị bệnh tim hoặc hô hấp.

2. Khó thở có phải là dấu hiệu mang thai không?

Tại sao bà bầu lại khó thở

Sự dư thừa của hormone progesterone trong ba tháng đầu thai kỳ có ảnh hưởng đến hơi thở của thai phụ.

Khó thở không phải là dấu hiệu mang thai trước khi phụ nữ nhận được kết quả thử thai dương tính. Khó thở có thể do các yếu tố khác cũng như sự thay đổi nội tiết tố diễn ra xung quanh thời kỳ rụng trứng và trong giai đoạn hoàng thể là giai đoạn nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

Sau khi rụng trứng, nồng độ progesterone tăng lên để giúp xây dựng một lớp niêm mạc tử cung khỏe mạnh. Điều này giúp hỗ trợ một thai kỳ khỏe mạnh.

Nếu không mang thai, lớp niêm mạc tử cung này sẽ bong ra khi phụ nữ có kinh. Tuy nhiên, khó thở có thể là dấu hiệu sớm cho thấy phụ nữ đang mang thai nếu nó kết hợp với các triệu chứng khác. Những dấu hiệu mang thai sớm bao gồm cảm thấy mệt mỏi hoặc chóng mặt. Phụ nữ mang thai có thể bị sưng hoặc mềm vú, chuột rút và có đốm sáng trước khi đến kỳ kinh nguyệt.

Các triệu chứng ban đầu khác bao gồm thèm ăn hoặc chán ghét một số loại thực phẩm, khứu giác nhạy cảm, buồn nôn, tâm trạng lâng lâng, đi tiểu nhiều, đầy hơi, chướng bụng, đầy hơi, táo bón.

Các triệu chứng của thời kỳ đầu mang thai có thể giống với các dấu hiệu cho thấy phụ nữ sắp có kinh hoặc đang bị ốm. Vì vậy, nếu nghi ngờ nên thử thai để xác nhận có thai để chăm sóc thai kỳ.

3. Khó thở tiến triển thế nào trong thai kỳ?

Tại sao bà bầu lại khó thở

Khoảng tuần thứ 31 đến 34 của thai kỳ, tử cung của thai phụ đè lên cơ hoành, khiến phổi khó mở rộng hoàn toàn gây ra tình trạng thở nông và khó thở.

Thai phụ có thể tiếp tục cảm thấy khó thở trong suốt thai kỳ. Khi quá trình mang thai tiến triển, thai nhi sẽ cần nhiều oxy hơn từ máu của thai phụ. Điều này sẽ khiến thai phụ cần nhiều oxy hơn. 

Ngoài ra, kích thước của thai nhi sẽ tăng lên. Tử cung mở rộng sẽ chiếm nhiều chỗ hơn trong bụng và đẩy các cơ quan khác trong cơ thể sát vào nhau. Vào khoảng tuần thứ 31 đến 34 của thai kỳ, tử cung của thai phụ đè lên cơ hoành, khiến phổi của bà bầu khó mở rộng hoàn toàn hơn. Điều này có thể gây ra tình trạng thở nông và khó thở.

Thai phụ có thể bớt khó thở hơn trong vài tuần cuối của thai kỳ khi em bé di chuyển sâu hơn vào khung chậu để chuẩn bị chào đời. Điều này giúp giảm bớt một số áp lực lên phổi và cơ hoành của thai phụ.

4. Cách giảm bớt khó thở khi mang thai

Có một số thay đổi lối sống và phương pháp điều trị tại nhà có thể giúp giảm bớt sự khó chịu của tình trạng khó thở trong thời kỳ đầu mang thai và sau này.

  • Không hút thuốc và tránh khói thuốc.
  • Tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm, chất gây dị ứng và chất độc từ môi trường.
  • Sử dụng bộ lọc không khí trong nhà và tránh hương thơm nhân tạo, nấm mốc và bụi.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Thực hiện theo một chế độ ăn uống lành mạnh với thực phẩm giàu chất chống oxy hóa.
  • Lắng nghe cơ thể của bạn và nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc gắng sức.
  • Dùng gối để chống đỡ khi bạn ngủ. Ngủ ở tư thế thoải mái. Ngồi trên ghế và nghiêng người về phía trước để tựa trên đầu gối, bàn hoặc gối. Đứng với lưng hoặc tay được hỗ trợ/chống đỡ.

  • Sử dụng quạt, hạn chế sử dụng điều hòa.

  • Thực hiện theo một chương trình tập thể dục vừa phải. Mức độ tập thể dục của thai phụ sẽ khác nhau trong từng giai đoạn của thai kỳ. Thực hành tư thế tốt cho phép phổi của thai phụ mở rộng hoàn toàn. Thực hiện hít thở vào phía trước, sau và hai bên khung xương sườn. Hít thở khi mím miệng để làm chậm hơi thở. Tập thở bằng cơ hoành.
  • Điều trị bất kỳ tình trạng y tế tiềm ẩn nào có thể gây khó thở.
  • Tiêm vaccine cúm hàng năm để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng phổi và tăng sức đề kháng cho phổi.

5. Khi nào đến gặp bác sĩ?

Tại sao bà bầu lại khó thở

Cần đến bệnh viện hay cơ cơ sở y tế chuyên khoa hoặc gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu tình trạng khó thở trở nên nghiêm trọng.

Khó thở nhẹ thường không có gì đáng lo ngại và không ảnh hưởng đến lượng oxy cung cấp cho thai nhi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng ảnh hưởng đến hô hấp của thai phụ có khả năng diễn tiến tồi tệ hơn khi mang thai. Vì vậy nếu thai phụ có một tình trạng ảnh hưởng đến hô hấp, chẳng hạn như hen suyễn, hãy cho bác sĩ biết bệnh của bạn để được hướng dẫn cách kiểm soát tình trạng này trong thai kỳ.

Nếu thai phụ thấy khó thở kèm theo bất kỳ triệu chứng nào như nhịp tim nhanh, tim đập nhanh, mạnh, cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu, buồn nôn, đau ngực, mắt cá chân và bàn chân bị sưng, xanh xung quanh môi, ngón tay hoặc ngón chân, có cơn ho kéo dài, thở khò khè, ho ra máu, sốt hoặc ớn lạnh, bệnh hen suyễn trầm trọng hơn. Khi đó, thai phụ cần đến bệnh viện hay cơ sở y tế chuyên khoa hoặc gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu tình trạng khó thở trở nên nghiêm trọng, xảy ra đột ngột hoặc ảnh hưởng đến khả năng hoạt động.

Tại sao bà bầu lại khó thở
16 bệnh khiến thai phụ có nguy cơ sảy thai, sinh non và dị tật thai nhi

Xem thêm video đang được quan tâm:

Khi tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cần lưu ý điều gì?