Tại sao anh không dùng đồng euro

Đồng euro được xem là biểu tượng thử nghiệm lâu dài nhất của một khu vực trong quá trình hội nhập kinh tế kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc. Tuy nhiên, đơn vị tiền tệ chung của 19 quốc gia EU giờ đây lại đang đứng trước đe dọa bị xóa sổ bởi chính người dân thuộc khu vực này. Dưới đây là một số lý do, theo tổng hợp từ CNN.

Đồng euro không có danh tính quốc gia

Alberto Bagnai, một học giả người Ý, cho rằng các nước châu Âu không giống nhau, vì vậy họ không nên sử dụng chung một loại tiền tệ. “Điểm cơ bản là bạn không thể có một đơn vị liên bang giữa các công dân từ những quốc gia có quá khứ và nền văn hóa khác nhau. Không có một nhà nước nào là “nhà nước châu Âu”, do đó không thể có tiền chung châu Âu”, ông Bagnai nói.

Cũng giống như Mỹ, các quốc gia ở châu Âu cũng có nơi giàu, nơi nghèo. Nhưng khác với Mỹ, khu vực đồng euro không có chính phủ trung ương để quyết định về chính sách chi tiêu, thuế và ngân sách quốc gia. “Mỹ là một đất nước, dù có sự chênh lệch kinh tế vùng miền nhưng họ có ý thức về một bản sắc chung. Trong khi đó, châu Âu lại ít có triển vọng thống nhất thành một hệ thống chính trị, vì các quốc gia giàu có như Đức sẽ vĩnh viễn kết thúc việc “chuyển tiền” cho các nước kém may mắn hơn trong khu vực”, ông Bagnai cho hay.

Tại sao anh không dùng đồng euro
Tờ 50 euro mới cực kỳ an toàn đi vào lưu thông

Cực kỳ an toàn và phù hợp với người ăn chay, giấy bạc mệnh giá 50 EUR mới vừa đi vào lưu thông tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone).

“Ảo ảnh danh nghĩa kinh tế”

Trong EU, tuy mỗi nước khác nhau có bản sắc văn hóa, chế độ chính trị khác nhau, nhưng sự phân chia sâu sắc này lại không phải lúc nào cũng rõ ràng như vậy về mặt kinh tế. Lãi suất mà Tây Ban Nha, Hi Lạp và Ý cần để trả cho chủ nợ giảm xuống đáng kể sau khi các nước này gia nhập EU. Điều đó khiến họ ngang bằng với thành viên giàu có hơn như Đức. “Các nhà đầu tư nhìn vào lãi suất danh nghĩa và nghĩ rằng Hi Lạp đã trở thành Đức. Đó là một ảo ảnh quang học về mặt kinh tế”, ông Bagnai nhận định.

Sau đó cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra và các vết nứt trong liên minh tiền tệ bắt đầu lộ ra. Cụ thể, ở Tây Ban Nha, các nhà hoạch định chính sách không thể làm cho đồng euro rẻ hơn để chống lại sự sụp đổ của bong bóng bất động sản và khủng hoảng nợ. Thay vào đó, Madrid đã buộc phải giảm chi tiêu và thực hiện một chương trình thắt lưng buộc bụng làm ảnh hưởng tới mức sống của người dân. “Du lịch qua lại giữa các nước thành viên thuận tiện, phương tiện thanh toán dễ dàng, nhưng những lợi ích này không thể làm dịu các vấn đề mà đồng tiền chung gây ra. Tỷ lệ thất nghiệp 20% hiện nay ở Tây Ban Nha là kết quả trực tiếp của đồng euro”, Sergi Cutillas, nhà kinh tế học người Tây Ban Nha, cho hay.

Bi kịch Hi Lạp

Hi Lạp là một ví dụ điển hình về sự phân chia giữa các nước giàu có ở Bắc Âu và các nền kinh tế yếu kém hơn thuộc vùng ngoại vi lục địa. Đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ, Athens đã phải đồng ý với kế hoạch tài chính khắc khổ để đổi lấy các gói cứu trợ lặp đi lặp lại. Lương, lương hưu và chi tiêu của chính phủ cũng bị cắt giảm đáng kể.

Fotis Panagiotopoulos, một công nhân tại Cảng vụ Athens, đã trải qua những hậu quả đầu tiên. Mức lương của ông giảm 50% kể từ đầu cuộc khủng hoảng Hi Lạp vào năm 2010. Vợ ông không thể tìm được một công việc ổn định. “Những gì chúng tôi đang phải trải qua ở Hi Lạp giống như một cái chết chậm chạp. Không có cách nào thoát ra trừ khi đất nước thoát khỏi chu kỳ nợ này. Chúng tôi chỉ muốn chắc chắn rằng, rồi sau này thế hệ con cái của chúng tôi sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn. Nhưng với đồng euro, tôi không thấy làm cách nào để điều đó có thể xảy ra”, ông Panagiotopoulos nói.

Tại sao anh không dùng đồng euro
Pháp siết chặt an ninh ngày bầu cử tổng thống

Với tâm trạng phức tạp, người Pháp ngày 23.4 tham gia cuộc bầu cử tổng thống khó đoán nhất trong nhiều thập niên qua, nhưng lại có tầm quan trọng đặc biệt đối với tương lai châu Âu.

“Bong bóng euro” của Ireland

Thế giới sẽ không quên khi kinh tế Ireland phát triển mạnh mẽ trong những năm đầu của đồng euro, tăng trung bình 6,5% mỗi năm trong giai đoạn 1999 - 2007. Nhưng Keith Redmond, nha sĩ đồng thời là chính trị gia ở Dublin, đã nhìn lại những ngày tháng đó với nỗi sợ hãi. “Đó không phải là sự bùng nổ, đó là một bong bóng… một bong bóng tiền tệ euro. Khi bong bóng này vỡ tan, nó đã đưa hệ thống ngân hàng Ireland đến bờ vực sụp đổ khiến đất nước phải cắt giảm chi tiêu xuống mức tối đa. Tuy kinh tế Ireland đang hồi phục trở lại, nhưng lỗ hổng cơ bản từ đồng euro vẫn ở đó. Nếu không có sự kiểm soát đối với lãi suất, tất cả bi kịch trong quá khứ có thể xảy ra lần nữa. Chúng tôi không có sự linh hoạt trong hệ thống tiền tệ riêng để đối mặt với cú sốc”, ông Redmond lập luận.

Chủ nghĩa dân tộc của Pháp

Vincent Brousseau là một nhà kinh tế học người Pháp, nhưng với ông rắc rối từ đồng euro không hoàn toàn chỉ xảy ra về mặt kinh tế. Thay vào đó, Brousseau nhận thấy đồng tiền chung đang là mối đe dọa đối với chủ quyền quốc gia của Pháp. “Nó là một thứ gì đó dường như không thuộc về nước Pháp. Dù đồng euro được đánh giá cao hay bị đánh giá thấp cũng không quan trọng. Điều quan trọng là người Pháp phải được quyền đưa ra quyết định của riêng mình”, ông Brousseau nói.

Được biết, Brousseau từng làm việc cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Song vài năm trở lại đây nhà kinh tế học này đã có sự thay đổi lớn về quan điểm đối với đồng tiền chung sau 15 năm làm việc tại hệ thống ngân hàng vốn là nơi đưa ra mức lãi suất chung cho 19 nước EU. “Khi tôi bắt đầu tại ECB, tôi tin tưởng sẽ có một châu Âu thống nhất. Nhưng tôi dần nhận ra rằng việc chuyển chủ quyền từ Pháp sang một “siêu cường châu Âu nào đó” là không tốt cho đất nước”, ông Brousseau cho hay. Các mối đe dọa đối với đồng euro được dự đoán là cấp tính nhất ở Pháp, khi người dân nước này chuẩn bị bỏ phiếu vòng đầu tiên cho cuộc bầu cử tổng thống mới, trong đó ứng viên tiềm năng Marine Le Pen tuyên bố muốn đưa Pháp ra khỏi liên minh tiền tệ.

Tại sao anh không dùng đồng euro
Iceland muốn neo nội tệ vào đồng euro

Iceland đang cân nhắc việc neo giá trị đồng krona của nước này vào một loại tiền tệ chính, nhiều khả năng là đồng tiền chung châu Âu euro.

Tin liên quan

ĐỨC TÙNG

Trang mạng investigaction.net (Investig’Action) vừa cho biết, làn sóng chỉ trích đồng tiền chung châu Âu (euro) đã gia tăng tại “lục địa già” trong thời gian gần đây.

Trang mạng nói trên dẫn nghiên cứu của một số nhà kinh tế nổi tiếng ở châu Âu như Lord Mervyn King, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh; Joseph Stiglitz, người từng đoạt Giải Nobel kinh tế… chỉ trích rằng đồng euro đang ngày càng kéo theo nhiều bất ổn cho các nước thành viên. Việc sử dụng đồng tiền chung này cũng như tuân thủ kỷ luật ngân sách của Liên hiệp châu Âu (EU) đã khiến cuộc khủng hoảng kinh tế tại châu Âu trầm trọng hơn trong thập kỷ vừa qua, dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng vọt, đặc biệt là tại các nước Nam Âu. Đồng euro cũng là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn giữa một số nước và đe dọa sự hợp tác của EU.

Giới nghiên cứu cho rằng, việc sử dụng đồng euro đã ít nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế Pháp, Tây Ban Nha, Italia và toàn bộ các nước Nam Âu. Một báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã chỉ ra rằng, đồng euro khiến tăng trưởng kinh tế Pháp giảm 0,8% và việc sử dụng đồng tiền chung này trong giai đoạn 1999 - 2017 đã khiến kinh tế Pháp thiệt hại 3.591 tỷ euro. Mức thiệt hại với kinh tế Italia là 4.325 tỷ euro, Đức là 1.893 tỷ euro, Tây Ban Nha là 424 tỷ euro…

Trang mạng investigaction.net lưu ý rằng, việc các quốc gia châu Âu sử dụng một “đồng tiền đắt đỏ” như đồng euro đang dẫn đến các hệ lụy lớn, thể hiện rõ nhất tại nước Pháp, như chi phí lao động cao cản trở sự phát triển của doanh nghiệp và giảm sức hấp dẫn thu hút đầu tư; hoạt động sản xuất suy giảm, tiền lương đình trệ làm giảm sức tiêu dùng khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại; sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu bị suy giảm trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, dẫn đến thặng dư thương mại bị thu hẹp…

Những phân tích và lý giải nêu trên cho thấy việc sử dụng đồng euro bên cạnh yếu tố tích cực còn không ít “mặt trái” và đây là lý do thời gian qua các đảng phái dân túy tại nhiều nước châu Âu kêu gọi chống lại đồng euro. Thực tế này đang đòi hỏi các nhà lãnh đạo châu Âu phải sớm có những quyết sách hợp lý, linh hoạt hơn để bảo đảm vai trò, vị thế của đồng tiền chung nói riêng và EU nói chung.

Anh đề xuất tách khỏi Liên minh châu Âu (EU) Brexit sau 45 năm chung sống (1973-2018). Đây là lời chia tay chưa từng có trong lịch sử hình thành và phát triển của EU. Trong suốt 60 năm hình thành và phát triển (1957 – 2017), EU chỉ kết nạp thành viên mới và chưa từng chứng kiến cuộc “ly hôn” nào. Báo Điện tử Vox (Mỹ) phân tích, Anh rời khỏi EU bởi 5 lý do căn bản sau:

Tại sao anh không dùng đồng euro

Một là, EU đe dọa chủ quyền của Anh: Đây là lập luận phổ biến nhất trong số những người có trí thức ở Anh, nổi bật nhất là 2 chính trị gia Đảng Bảo thủ Thị trưởng London Boris Johnson và Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove. Trong vài thập kỷ qua, một loạt hiệp ước EU bị xem là đã chuyển lượng lớn quyền lực từ các nước thành viên sang cơ quan trung ương của EU ở Brussels (Bỉ). Nhiều quy định của EU như về cạnh tranh, nông nghiệp, bản quyền và luật sáng chế đã lấn át luật của các quốc gia thành viên.

Hai là, Anh bị nhiều quy định của EU “bóp nghẹt”: Những người phản đối EU như ông Johnson cho rằng, các quy định của EU ngày càng ngặt nghèo, chặt chẽ, thậm chí là khó khả thi và gây phản cảm khi thực thi. Ví dụ như, không được tái chế túi trà, trẻ em dưới 8 tuổi không được thổi bóng bay hay những hạn chế về công suất của máy hút bụi… “Những quy định của EU khiến nền kinh tế Anh bị mất tới 600 triệu bảng Anh (khoảng 880 triệu USD) mỗi tuần”

Ba là, đồng Euro là một thảm họa: Kể từ khi Anh gia nhập EU vào năm 1973, đã có một nhóm người có tư tưởng chống lại EU. Tuy nhiên, gần đây, số người có tư tưởng chống lại EU tăng mạnh. Đầu tháng 6/2018, nhà kinh tế Andrew Lilicon cho rằng, hiện có gần 130 nghị sĩ Đảng Bảo thủ tuyên bố muốn rời khỏi EU. Cách đây 10 năm, khó có thể tìm thấy hơn 20 người ủng hộ rời EU, trong thời điểm này tại sao người Anh lại quyết liệt ủng hộ Brexit như vậy? Câu trả lời có nhiều nhưng tựu chung là do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 đã làm suy yếu nền kinh tế thế giới, trong đó, các nước áp dụng đồng tiền chung châu Âu (đồng Euro) bị ảnh hưởng nhiều hơn cả; Tỷ lệ thất nghiệp tăng trên 20% ở nhiều nước như Hy Lạp và Tây Ban Nha.

Điều này đã gây ra một cuộc khủng hoảng nợ công khổng lồ và đã tác động đến nền kinh tế và đời sống của người dân Anh. Hơn 7 năm sau khi cuộc khủng hoảng nợ công bùng phát, Tây Ban Nha và Hy Lạp đang lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất, tỷ lệ thất nghiệp trên 20%. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, đồng Euro là thủ phạm chính gây ra tình trạng trên.

Bốn là, người nhập cư vào sinh sống ở EU tác động tiêu cực đến nước Anh: EU có quy định cho phép công dân các nước di chuyển tự do giữa các nước thuộc EU. Khu vực đồng tiền chung châu Âu gặp khó khăn về kinh tế, công nhân từ các nước EU khác như: Ireland, Italia và Lithuania đã đổ về nước Anh tìm việc làm. Những người ủng hộ Anh rời EU khẳng định, những người nhập cư đến nước Anh đã làm giảm việc làm, tiền lương của người dân địa phương, thậm chí là đã đặt gánh nặng lên các dịch vụ công của nước này.

Năm là, EU yêu cầu đóng góp hàng năm: EU không được thu thuế trực tiếp nhưng liên minh này yêu cầu hàng năm các nước thành viên đóng góp một khoản tiền cho ngân sách trung ương của EU. Hiện tại, Anh đóng góp khoảng 13 tỷ bảng Anh (bằng khoảng 19 tỷ USD) mỗi năm, tương đương khoảng 300 USD/người/năm. Mặc dù, phần lớn số tiền này được chi tiêu cho các dịch vụ ở Anh nhưng những người ủng hộ Brexit vẫn muốn nước Anh giữ lại tiền ở nước mình và Quốc hội Anh là bên quyết định cách thức chi tiêu số tiền đó, thay vì EU.

Tại sao anh không dùng đồng euro

NHỮNG NGUYÊN NHÂN ANH RỜI EU KHÁC

Có 20 nguyên nhân Anh rời EU và người dân nước này quyết định bỏ phiếu cho Brexit. 20 nguyên nhân Anh rời EU bao gồm:

1) Tiền thuế được nhiều hơn

Anh phải có nghĩa vụ đóng góp cho EU, hiện nước này đóng ngân sách nhiều thứ hai trong EU. Điều đó có nghĩa nếu Anh rời EU thì sẽ giữ lại nhiều tiền thuế hơn để chi cho phúc lợi xã hội.

2) Quyết định được chính sách nhập cư

EU cho phép các công dân EU nhập cảnh và làm việc ở bất cứ quốc gia nào trong EU. Quyền đi lại tự do giúp hàng trăm ngàn dân châu Âu sống và làm việc tại Anh. Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh ước tính có hơn 2 triệu dân EU đang làm việc và định cư tại vương quốc Anh.

3) Tự do làm luật

Theo tính toán, 50% văn bản luật của Anh hiện nay có tác động kinh tế quan trọng lại bắt nguồn từ luật của EU. Một số văn bản luật được thông qua và ban hành tại Anh vì đã được thông qua ở EU. Các nhóm ủng hộ “thoát EU” còn tính được rằng 65% văn bản luật mới được soạn tại Anh là do Brussels soạn thảo.

4) Tòa án Anh được khôi phục quyền lực

Khi Anh gia nhập EU năm 1972, Quốc hội Anh đồng thuận rằng luật của châu Âu ưu việt hơn luật của Anh. Do đó, phán quyết tối cao tại Anh sẽ do Tòa án Công lý châu Âu tại Luxembourg đưa ra. Theo luật EU, nếu có lệnh của tòa, mọi công dân gồm cả công dân Anh sẽ bị dẫn độ sang nước khác trong khối.

5) Không bị nước khác ép phải làm theo ý mình

Nhiều quyết định của EU được thực hiện theo nguyên tắc “biểu quyết đa số”, theo đó quyền của các quốc gia châu Âu lại phụ thuộc vào dân số của nước đó. Điều đó có nghĩa là nhiều nước châu Âu sẽ buộc phải thực hiện các chính sách mà họ không đồng ý.

Chỉ tính từ năm 2009 đến 2015, Anh đã liên tục nằm trong “phe lép vế” khi có đến 12% số quyết định của châu Âu được đưa ra mà không được Anh đồng tình.

6) Không phải nghe lời quá nhiều lãnh đạo

EU có tới năm vị chủ tịch. Donald Tusk là chủ tịch Hội đồng châu Âu. Jean Claude Juncker là chủ tịch Ủy ban châu Âu. Martin Schulz là chủ tịch Nghị viện châu Âu. Mario Draghi giữ chức chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu và Jeroen Dijsselbloem đảm trách chủ tịch Eurogroup.

Năm vị này đều có tiếng nói quan trọng và ảnh hưởng cao trong toàn khối. Nếu “thoát EU” người dân Anh sẽ chỉ biết đến thủ tướng và nữ hoàng Anh.

7) Không cần chú ý đến Ủy ban châu Âu.

Ủy ban châu Âu là cơ quan cao nhất về hành pháp của EU. Ủy ban chịu trách nhiệm về đề nghị lập pháp, thi hành các quyết định, duy trì các hiệp ước EU và điều hành công việc chung hàng ngày của EU.

Ủy ban châu Âu có tới 23.000 cán bộ và trong số đó ít nhất có hơn 10.000 người nhận mức lương 70.000 bảng Anh một năm. Số tiền để nuôi hoạt động của Ủy ban được đóng góp từ các nước thành viên EU.

8) Thoải mái dùng máy hút bụi

Vâng, đối với những người thường xuyên dọn sạch nhà cửa của mình thì máy hút bụi quả thật là một dụng cụ thiết yếu. Thế như năm 2014 theo quy định của EU thì máy hút bụi có động cơ mạnh hơn 1.600 watt đều bị cấm.

Với một số người dùng, điều này có nghĩa là một số sản phẩm máy hút bụi được coi là tốt nhất trên thị trường bị cấm không được mua bán sử dụng.

9) Không phải lo về người Thổ Nhĩ Kỳ

EU muốn tăng số thành viên của mình trong tương lai. Hiện có năm ứng cử viên sáng giá là Thổ Nhĩ Kỳ, Macedonia, Montenegro, Serbia và Albania. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ vào EU, đồng nghĩa với việc người Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng sẽ “tràn ngập” khắp nước Anh vì quy định nhập cư của khối.

Tất nhiên, để được vào EU, Thổ Nhĩ Kỳ phải được các nước thành viên EU thông qua quy chế thành viên. Nhiều nhà chính trị châu Âu đánh giá Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bao giờ gia nhập EU vì không thể nào hội đủ điều kiện để trở thành thành viên.

10) Nước Anh sẽ tự đánh thuế

EU muốn “hài hòa” tỷ lệ thuế giá trị gia tăng (GTGT) và hàng hóa áp dụng loại thuế này. Thuế GTGT được áp ít nhất là 15% nhưng có một số mặt hàng nhất định sẽ được áp thuế 5%. Tuy nhiên, người Anh muốn thay mức áp thuế cho các mặt hàng trên nước mình họ sẽ phải nhận được sự đồng ý của toàn bộ EU.

11) Chính phủ có thể cứu các công ty Anh thua lỗ

Quy tắc thị trường tự do mà EU đang theo đuổi khiến các nước không thể bảo vệ các doanh nghiệp của mình khi họ gặp rắc rối. Chính phủ Anh sẽ không thể trợ giúp cho công ty Tata Steel của nước này trước “cơn bão” thép giá rẻ từ Trung Quốc.

12) Tự do đánh bắt cá

Chính sách thủy sản chung của EU ép các nước thành viên bằng cách cấp hạn ngạch đánh bắt cho ngư dân của mỗi nước thành viên. Điều đó khiến giá cá tăng cao và ngư dân phải đổ hàng triệu con cá đã đánh được xuống biển vì lố mức hạn ngạch đánh bắt.

13) Thoát khỏi điện gió

Theo nghị quyết của EU, đến năm 2020 Anh phải tạo ra 15% năng lượng bằng điện gió. Nếu mục tiêu này không đạt được, London có thể bị cả khối EU trừng phạt.

14) Có hộ chiếu màu xanh

Thông thường hộ chiếu của các nước có bìa màu xanh, nhưng EU đã chuẩn hóa hộ chiếu của EU bằng một hộ chiếu có bìa màu đỏ từ năm 1988. Nếu “thoát EU”, người Anh có thể sẽ có lại hộ chiếu màu xanh như trước.

15) Có cửa xuất nhập cảnh riêng

Cả châu Âu dùng chung một loại hộ chiếu, vì vậy nếu một người Anh đi du lịch và trở về nước của mình thì người ấy phải xếp hàng chung với các công dân các nước EU khác. Tất nhiên, nếu có hộ chiếu riêng, người Anh không phải xếp hàng chung nữa.

16) Người Anh sẽ không phải tài trợ cho quỹ viện trợ nước ngoài của EU

EU có chương trình viện trợ nước ngoài riêng, hoạt động bằng kinh phí của các nước thành viên đóng góp. Năm 2013, EU đã chi 15 tỉ euro vào mục đích viện trợ cho nước ngoài, gần bằng số tiền mà chính phủ Anh đóng cho khối.

17) Tự do bỏ tủ lạnh cũ

Theo quy định tại Chỉ thị 2012/19/EU, một người muốn vứt bỏ tủ lạnh phải xử lý an toàn “dàn nóng” của tủ lạnh tại các cơ sở được phê duyệt. Điều này đã làm phát sinh một ngành công nghiệp mới tại Anh, đó là ngành công nghiệp xử lý tủ lạnh cũ.

18) Giảm bớt số thùng rác

EU muốn có ít rác thải hơn được đưa đến các bãi rác nên đã ban hành hàng loạt điều kiện khó khăn để các nước thành viên xả ít rác thải hơn và tăng tái chế rác. Chính sách cơ bản là phân loại rác tại nhà khiến mọi người phải có nhiều thùng rác hơn cho nhiều loại rác khác nhau.

19) Sa thải các nghị sĩ Nghị viện châu Âu

Mỗi tháng, các thành viên Nghị viện châu Âu cùng đoàn tùy tùng, phiên dịch và các quan chức khác tổng cộng hơn 10.000 người lại di chuyển từ Brussels đến Strasbourg đề họp trong bốn ngày. Kinh phí duy trì hoạt động này vô cùng lãng phí, theo ước tính chi phí này mỗi năm tiêu tốn 130 triệu bảng Anh.

20) Thoải mái sử dụng bóng đèn

Một lần nữa, EU với chính sách sử dụng năng lượng tái tạo và chống lãng phí năng lượng đã hạn chế dùng bóng đèn dây tóc truyền thống để chuyển sang dùng bóng đèn ít tiêu hao năng lượng. Nhiều người Anh cảm thấy loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng không sáng bằng đèn dây tóc. Đây là một nguyên nhân Anh rời EU khá buồn cười.

Tại sao anh không dùng đồng euro
Các chương trình định cư châu âu đã có mặt tại HG INVEST