Tại sao ăn thịt lợn sẽ bị hậu sản

Bệnh sán lợn là bệnh truyền nhiễm lây qua đường ăn uống, thường do thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh gây ra. Thịt lợn nhiễm sán hay gọi là lợn gạo có nguy cơ gây bệnh khi thịt không được nấu chín. Vậy những nguy cơ bệnh gây ra khi ăn phải thịt lợn nhiễm sán?

Bệnh sán lợn hay còn gọi là bệnh lợn gạo là một bệnh truyền nhiễm gây ra do ấu trùng sán dây lợn. Người mắc bệnh do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có chứa ấu trùng sán lợn hoặc trứng sán dây lợn, thịt lợn nhiễm sán chưa được nấu chín, rau sống là một trong những nguyên nhân gây bệnh chủ yếu.

Thịt lợn nhiễm sán hay gọi thịt lợn gạo là thịt lợn mà các ấu trùng sán dây lợn cư trú dưới dạng nang ở trong thịt lợn. Ấu trùng này thường ký sinh ở các cơ hay động nhiều của lợn như cơ gốc lưỡi, cơ đùi sau. Nhận biết thịt lợn nhiễm sán bằng cách nhìn ở những cơ vận động nhiều như cơ gốc lưỡi, cơ đùi nếu có sán sẽ có những hạt như hạt gạo nếp, nếu cắ thịt có thể làm rụng ấu trùng sán ra ngoài.

Thịt lợn có sán là nguy cơ gây bệnh cho người nếu thức ăn không được nấu chín.

Tại sao ăn thịt lợn sẽ bị hậu sản

Ăn thịt lợn nhiễm bệnh, chưa nấu chín có thể gây nguy hiểm cho người

Trường hợp ăn phải thịt lợn nhiễm sán (lợn gạo) sống hay chưa được nấu chín, thì khi đến dạ dày ấu trùng sán sẽ thoát khỏi nang sán và bám vào thành ruột non

  • Đa phần ấu trùng sẽ phát triển thành sán dây trưởng thành
  • Sán dây trưởng thành sinh trưởng và phát triển thành cách nẩy chồi, sinh đốt, tạo ra rất nhiều đốt sán mới, mỗi đốt có tới 50.000 trứng, chúng có thể ký sinh trong ruột nhiều năm.
  • Các triệu chứng khi sán dây trưởng thành: Thường không biểu hiện rõ ràng có thể đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ, triệu chứng chủ yếu là người bệnh cảm thấy khó chịu, bứt rứt, các đốt sán tự rụng theo phân ra ngoài, đốt sán có đặc điểm là những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như xơ mít, đầu sán phẳng, có thể thấy trứng sán trong phân và đây là nguồn lây nhiễm cho cộng đồng.
  • Có trường hợp ấu trùng sán lợn tại ruột non xâm nhập vào máu và đến ký sinh tại cơ vân, não, mắt, da... Có thể thấy các triệu chứng
  • Cơ vân: Ấu trùng sán lợn có thể phát triển ở bất kỳ cơ xương nào ở người. Có thể gây ra viêm cơ gây các triệu chứng như sốt, giả mạc cơ, sưng đau cơ và sau đó tiến triển thành teo và xơ hóa. Hầu hết các trường hợp không có triệu chứng từ khi ấu trùng chết và bị vôi hóa
  • Não: Xuất hiện nang ấu trùng sán lợn trong não trường hợp này hiếm gặp. Có thể có các triệu chứng như: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, giảm trí nhớ, liệt...Gây nguy hiểm đến tính mạng
  • Mắt: Ấu trùng sán lợn ký sinh ở một số vị trí trong mắt và gây các triệu chứng như giảm thị lực, phù võng mạc, xuất huyết...
  • Da: U nang dưới da ở dạng nốt sần, di động, có thể gây đau.

Ấu trùng sán lợn chết ở 75 độ C trong vòng 5 phút hay 100 độ C trong vòng 2 phút nên thịt lợn nhiễm sán khi được nấu chín không còn khả năng gây bệnh sán dây lợn.

Tại sao ăn thịt lợn sẽ bị hậu sản

Vệ sinh sạch sẽ và tẩy giun định kỳ cho trẻ để phòng bệnh

  • Không ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái, rau sống không đảm bảo vệ sinh.
  • Quản lý phân tươi, nhất là những vùng có nhiều người nhiễm sán dây lợn trưởng thành trong đường tiêu hóa.
  • Người có sán lợn trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không được phóng uế bừa bãi.
  • Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần.

Thịt lợn nhiễm sán nếu không được nấu chín thì chính là nguồn nguy cơ gây bệnh sán dây lợn ở người. Ấu trùng sán lợn khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây bệnh tại đường tiêu hóa hay ở các cơ quan khác như mắt, cơ vân, da, nguy hiểm hơn là não. Tuy nhiên thịt lợn nhiễm sán nếu được nấu chín thì không còn nguy cơ gây bệnh nên chủ động phòng bệnh bằng cách thực hiện ăn chín, uống sôi.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Ấu trùng sán lợn gạo chết ở nhiệt độ nào?

Dấu hiệu khi nhiễm sán lợn | Sán lợn có nguy hiểm không?

XEM THÊM:

Theo y học cổ truyền, phụ nữ sau sinh nào cũng bị hư nhược, tổn thương khí huyết và hao tổn tân dịch. Các triệu chứng đó được gọi chung là sản hậu. Nếu nhiễm phải hàn tà, lao động quá sức, ăn uống không đúng cách thì tình trạng này càng nặng thêm.

Tại sao ăn thịt lợn sẽ bị hậu sản

Thời kỳ hậu sản : mẹ khỏe thì bé mới khỏe

Theo Tuệ Tĩnh, người phụ nữ lúc này yếu đuối nư cành liễu trước gió, như cá ngược dòng, lúc bấy giờ cần giữ gìn, chăm sóc bồi dưỡng. Nếu được như thế thì sẽ sớm hồi phục, nếu không nguy hại không nhỏ.

Để để phòng sản hậu, có thể ghi nhớ các cách sau :

  • Hãy nướng chín 1 củ nghệ tươi, ăn với nước. Có thể dùng hàng n.gày
  • Trong chế độ ăn uống không nên kiêng khem quá mức, tăng lượng protid, vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn. Hạn chế các món ăn xào rán nhiều dầu mỡ để không ảnh hưởng tới chức năng chuyển hoá hấp thu của tỳ vị. Nên thường xuyên thay đổi món ăn cho đa dạng và không ngán.
  • Phụ nữ sau sinh thuộc chứng hàn, không nên ăn các đồ sống lạnh và chất tanh như hải sản, gỏi, salad …. Ăn các món chưa qua nấu chín dễ bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng không nhỏ đến giai đoạn phục hồi của sản phụ.
  • Nên dùng các món ăn có tính ôn ấm, giàu dinh dưỡng như thịt gà, trứng gà, sữa bò, thịt dê, thịt lợn …và ăn chín uống sôi.
  • Sản phụ bị huyết hư, khí nhược, sắc mặt trắng bệt : ngũ vị tử 30g, nhân sâm 30g đem sắc với nước rồi thêm đường cát cho vừa uống, uống trong ngày.
  • Sản phụ bị đau bụng do huyết ứ, huyết đọng : sơn tra 30g , íchmẫu thảo 20g rửa sạch, sắc cùng 3 chén nước còn 1 chén rồi thêm đường đỏ cho vừa uống, uống trong ngày.
  • Sản phụ có khí hư, sắc mặt nhợt nhạt, mất ngủ : ô kê nhục ( gà ác) 200g chặt vừa ăn hầm với 30g đẳng sâm, 15g hoàng kỳ trong 3 giờ cho nhừ rồi thêm gia vị cho vừa ăn, ăn thịt gà, uống nước hầm.
  • Sắc nước uống với lượng cỏ lá tre và gừng tươi bằng nhau. Nước này có tác dụng chữa sau sinh nở sản dịch không ra hết, đau khắp mình mẩy.
  • Vệ sinh : đề phòng viêm nhiễm phụ khoa bằng việc vệ sinh thường xuyên, đúng cách ; giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, kín gió. Nên vận động sớm để sản dịch mau thoát hết.
  • Tình dục : giai đoạn này cơ quan sinh dục hết sức yếu ớt và đang trong giai đoạn hồi phục nên cần kiêng giao hợp hoàn toàn trong 3 tháng sau sinh.

Hướng dẫn cách chăm sóc sản phụ sau sinh

Ngọc Linh – YduocLH

Theo một số người thì ăn thịt lợn sề, gái đẻ có thể bị mất sữa hoặc bị hậu sản. Không những thế thịt lợn sề còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

Do thịt lợn sề chế biến thành lợn rừng, dê, bò, đà điểu mang lại siêu lợi nhuận cho nên một số các thương lái đã bất chấp, dùng mọi thủ đoạn, tán tận lương tâm để trục lợi.

Một người dân ở cạnh một thương lái (xin được giấu tên) cho biêt: "Lợn sề, lợn chết được thu gom từ các đầu nậu với giá rẻ, sau đó đem bán lại cho những thương lái có hầm lạnh để dự trữ và chế biến các loại. Nầm lợn sề cũng được trộn vào nầm dê. Thực khách có sành ăn đến mấy cũng chào thua, không biết đâu mà lần.

Tại sao ăn thịt lợn sẽ bị hậu sản
Ảnh minh họa

Ngoài ra, các thương lái còn làm theo đơn đặt hàng của các quán nhậu, nhà hàng. Làm theo đơn, thì người bán hàng không cần bắn lông mà chỉ dùng đèn khò đốt phần bì cho vàng, giòn để đánh lừa vị giác của khách ăn".

Theo kinh nghiệm dân gian thì thịt lợn sề cực độc đối với gái đẻ hoặc người mới ốm dậy. Bà Nguyễn Thị Thanh, người Bắc Giang cho biết: "Bản thân lợn sề đã rất độc với gái đẻ, lợn ốm thì còn nguy hại hơn, có thể dẫn đến mất sữa, hoặc bị hậu sản. Nếu ăn phải thịt lợn sề để trong hầm lạnh lâu ngày, bất cứ ai cũng có thể bị ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng".

Anh Nguyễn Công Thể, một người dân ở Đắk Lắk cho biết: "Ở tỉnh này có một thương lái mỗi ngày sản xuất 2 tấn thịt lợn sề giả lợn rừng mang vào các trung tâm thành phố để tiêu thụ. Để thay thế cho lợn rừng thật đang trở nên vô cùng khan hiếm thì hiện nghề nuôi lợn rừng ở Đắk Lắk rất phát triển. Tuy vậy, nguồn heo này vẫn không đủ cung cấp cho các nhà hàng chuyên về đồ rừng. Vì vậy, việc làm thịt heo rừng giả diễn ra khá phổ biến, khiến cơ quan chức năng vô cùng lúng túng, khó kiểm soát. Nạn làm giả thịt lợn rừng không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ của người dân mà còn làm ảnh hưởng đến những người chăn nuôi chân chính ơ Đắk Lắk".

Ông Đỗ Ngọc Dũng, trưởng phòng Bảo tồn thiên nhiên, Chi cục kiểm lâm Đắk Lắk cho hay: Khi kiểm tra các điểm bán dạo lợn rừng trên đường thì họ đều xuất trình được giấy tờ mua từ các trại nuôi lợn hợp pháp. Tuy nhiên, điều đó cũng không thể xác định được thịt lợn họ đang bán có ứng với giấy tờ mua trên hay không. Để xử lý và ngăn cấm cũng rất khó vì họ thường bày bán thịt lợn rừng thật, giả lẫn lộn. Trong khi, các ngành chức năng chưa có máy móc hỗ trợ để kiểm tra độ chính xác.

(Theo Người đưa tin)

[links()]