Tài nguyên du lịch của tỉnh Lâm Đồng

Tài nguyên du lịch của tỉnh Lâm Đồng
Lâm Đồng: Phát triển du lịch an toàn và bền vững

Năm 2021, khi làn sóng đại dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát mạnh, ngành du lịch cả nước nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng đã chịu ảnh hưởng rất nặng nề, khó khăn chồng chất khó khăn. Các hoạt động du lịch dường như “đóng băng”, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh, một số doanh nghiệp giải thể,... Lượng khách du lịch đến Lâm Đồng ước đạt gần 2,5 triệu lượt, đạt 62,32% kế hoạch năm, giảm 27% so cùng kỳ. Trong đó, khách qua lưu trú ước đạt gần 2,2 triệu lượt, đạt 54,1% kế hoạch, giảm 40,5%; khách quốc tế ước đạt 16.889 lượt, đạt 11,3% kế hoạch, giảm 85,9%.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh đang dần được kiểm soát, ngành du lịch Lâm Đồng đang từng bước khôi phục lại hoạt động. Song song với việc hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, giúp các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn phục hồi hoạt động trong tình hình mới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cũng tập trung hướng dẫn các doanh nghiệp điều chỉnh lại hoạt động, nghiên cứu nhu cầu thị trường để có những sản phẩm du lịch chất lượng, phù hợp với trạng thái bình thường mới; quảng bá hình ảnh Đà Lạt - Lâm Đồng “điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội; nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch gắn với phát triển kinh tế về đêm; xây dựng chương trình kích cầu du lịch tại chỗ "Người địa phương đi du lịch địa phương"; khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường liên kết hợp tác để phát triển ổn định và bền vững hơn sau dịch.

Sở tham mưu quy hoạch và mở rộng không gian du lịch, định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng theo từng cụm du lịch, như: Cụm Đà Lạt và vùng phụ cận (TP. Đà Lạt, huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Đam Rông, Đơn Dương và Lâm Hà); Bảo Lộc và vùng phụ cận (TP. Bảo Lộc, huyện Di Linh và Bảo Lâm); các huyện phía Nam (Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên). Quy hoạch các tuyến du lịch nội vùng từ Đà Lạt đi TP. Bảo Lộc và các huyện; tuyến liên kết vùng Tây Nguyên - Duyên hải Nam Trung bộ - vùng TP.HCM - vùng ĐBSCL - các tỉnh phía Bắc và tuyến du lịch Quốc gia - Quốc tế. Kiến nghị UBND tỉnh đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng lấy chất lượng làm trọng tâm. Mặt khác, tỉnh Lâm Đồng cũng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu, điểm du lịch chất lượng cao như: nâng cấp, mở rộng dự án KDL thác Bobla ở huyện Di Linh; Thung lũng Tình Yêu, thác Prenn và một số dự án tại KDL Quốc gia hồ Tuyền Lâm,... ở TP. Đà Lạt. Ưu tiên đầu tư, đẩy nhanh tiến độ dự án đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc; khu đô thị, thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh; dự án KDL Đankia - Suối Vàng; khu trung tâm Hòa Bình,…để tạo động lực thúc đẩy du lịch phát triển.

Ngoài ra, chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh cũng đã tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch canh nông tại các làng nghề truyền thống như: Làng hoa Vạn Thành, Làng hoa Hà Đông, Làng hoa Thái Phiên,…với các mô hình như Long Đỉnh Farm, Cầu Đất Farm, trang trại bò sữa Vinamilk Organic,… Thông qua các tour du lịch canh nông, du khách có thể tham quan các gia trại, nông trại, trang trại để tìm hiểu quá trình canh tác, sản xuất các sản phẩm nông sản của người nông dân. Đồng thời kết hợp thưởng ngoạn các danh lam thắng cảnh và trải nghiệm, khám phá những bản sắc văn hóa độc đáo của vùng đất cao nguyên Lâm Đồng.

UBND tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích người dân địa phương phát triển mô hình du lịch canh nông, góp phần tạo nên nét đặc trưng của thương hiệu du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng. Đến nay, toàn tỉnh đã có 33 mô hình du lịch canh nông được công nhận để đưa vào phục vụ khách tham quan như: Trang trại Rau và Hoa, Mô hình Cà phê Green Box, Đạ Lạch Noah, Fresh Garden Đà Lạt, Trà Long Đỉnh, Trà và Rượu Vang Vĩnh Tiến,…Bên cạnh đó, tỉnh cũng xây dựng thương hiệu "Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành" nhằm quảng bá các mặt hàng nông sản chủ lực của địa phương và du lịch canh nông đến với du khách trong và ngoài nước. Toàn tỉnh hiện có 10 đơn vị du lịch canh nông được cấp nhãn hiệu chứng nhận "Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành", qua đó góp phần từng bước lan tỏa thương hiệu du lịch Lâm Đồng ra thị trường quốc tế.

Hơn thế, tỉnh Lâm Đồng đang tích cực đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong ngành du lịch nhằm tạo nên một chuỗi du lịch giá trị bền vững với nhiều lựa chọn khác nhau cho du khách. Việc áp dụng chuyển đổi số giúp cung cấp thông tin, định vị điểm đến nhằm tạo hệ thống mạng lưới liên kết giữa các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, để từ đó khách du lịch khi đến Lâm Đồng có thể dễ dàng tìm hiểu và đưa ra sự lựa chọn thích hợp cho chuyến tham quan của mình. Cùng với 02 websites chính thức về du lịch đang được vận hành là svhttdl.lamdong.gov.vn và dalat-info.vn, tỉnh cũng đang phát triển hệ thống du lịch thông minh gồm: Cổng thông tin datat.vn, ứng dụng du lịch thông minh DaLatCity phục vụ du khách trên thiết bị di động; thành phố wifi; bản đồ du lịch thông minh. Hệ thống này sẽ cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin từ ăn uống, nghỉ ngơi, mua sắm, điểm đến du lịch hay các hoạt động tiện ích như taxi, ATM, cây xăng, cho du khách; tích hợp bản đồ du lịch thông minh vào hệ thống giúp du khách dễ dàng tìm kiếm thông tin, chỉ đường, định vị,... Hay với mục phản hồi, du khách có thể tương tác để phản ánh về giá cả, chất lượng dịch vụ đến các cơ quan chức năng.

Phát triển du lịch gắn với hoạt động văn hóa

Cập nhật lúc 16:29, Thứ Ba, 01/10/2013 (GMT+7)

Đà Lạt - Lâm Đồng là một trong những trung tâm du lịch và nghỉ dưỡng quan trọng của cả nước và khu vực Đông Nam Á; là vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên, có tiềm năng thế mạnh để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển thủy điện, khai thác - chế biến nông - lâm sản, khoáng sản, đặc biệt có lợi thế để phát triển du lịch - dịch vụ; cũng là nơi có nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo.

Tài nguyên du lịch của tỉnh Lâm Đồng
Du khách giao lưu với đội biểu diễn cồng chiêng ở Khu du lịch Đồi Mộng Mơ. Ảnh: Văn Báu

Đà Lạt - Lâm Đồng còn được biết đến là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước với hệ thống các dinh thự và công trình kiến trúc văn hóa độc đáo. Con người Đà Lạt hiền hòa, thân thiện, thanh lịch và mến khách đã góp phần tô thêm vẻ đẹp của một thành phố du lịch, thành phố ngàn hoa. Toàn tỉnh hiện có 32 khu, điểm du lịch và hơn 60 điểm tham quan miễn phí đó là các danh thắng tự nhiên, các công trình kiến trúc cổ, cơ sở tôn giáo, làng nghề, làng dân tộc bản địa, khảo cổ… Đây là những cơ sở quan trọng phục vụ du lịch. Thực tế cho thấy, du lịch không chỉ là một ngành dịch vụ đơn thuần mà còn là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan mật thiết tới nhiều ngành kinh tế khác và có tác động sâu rộng đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Nhận thức được điều này, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng đã đưa ra nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm đưa hoạt động văn hóa vào kinh doanh du lịch. Các điểm tham quan, di tích lịch sử đã từng bước được tôn tạo, nâng cao. Ngoài những điểm tham quan vốn có như hệ thống các hồ, suối, thác, Bảo tàng tỉnh, vườn hoa thành phố, nhà Ga xe lửa Đà Lạt… một số khu, điểm du lịch cũng đã tiến hành đầu tư đưa các sản phẩm du lịch mới vào phục vụ du khách như làng du lịch rừng Madagui, thác Đạmbri, Thung lũng Tình yêu, khu du lịch Làng Cù Lần, Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, sân Golf Đạ Ròn, sân Golf Sacom - Tuyền Lâm… Để đưa “tài nguyên” nhân văn và bản sắc văn hóa vào hoạt động du lịch có hiệu quả hơn, tỉnh Lâm Đồng đã đề ra phương hướng yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục triển khai học tập, quán triệt Nghị quyết 04-NQ/TU, ngày 10/5/2011 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về phát triển du lịch, dịch vụ giai đoạn 2011-2015, tăng cường hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành trong nước và quảng bá xúc tiến du lịch ra nước ngoài để thu hút khách quốc tế, xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch của riêng địa phương Lâm Đồng. Đồng thời, tỉnh cũng chỉ đạo quan tâm hơn nữa đến việc bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo các di tích, trong đó có cả di tích lịch sử và thắng cảnh, kiến trúc; hàng năm tổ chức tốt Lễ hội văn hóa Cồng chiêng để giới thiệu với du khách những thành tựu về kinh tế, văn hóa và tiềm năng du lịch của đồng bào các dân tộc bản địa. Đặc biệt, để chuẩn bị Tuần văn hóa Du lịch 2013 gồm 4 sự kiện lớn: Festival Di sản UNESCO Việt Nam - ASEAN lần thứ nhất, công bố Năm Du lịch Quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt 2014, Kỷ niệm 120 năm Đà Lạt hình thành và phát triển, Festival Hoa - Đà Lạt lần thứ V sẽ diễn ra tại Đà Lạt vào cuối năm 2013, tỉnh đã có kế hoạch xuất bản ấn phẩm “Bản đồ hướng dẫn du lịch Đà Lạt” nhằm cung cấp thông tin cụ thể, chính xác các điều kiện về cơ sở vật chất hạ tầng du lịch, các tuyến - điểm tham quan, các loại hình sản phẩm du lịch đặc trưng của Đà Lạt - Lâm Đồng làm tài liệu cho các hướng dẫn viên du lịch và du khách; quảng cáo các hình ảnh du lịch văn hóa tại các thị trường trọng điểm; tổ chức hội nghị, hội thảo về du lịch văn hóa. Những năm qua, du lịch Lâm Đồng đã có những đóng góp tích cực vào việc tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh, từng bước khai thác và tôn tạo tài nguyên du lịch, đa dạng hóa các loại hình du lịch nhằm thu hút khách, góp phần tạo việc làm cho người lao động địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động và trưởng thành, lĩnh vực du lịch Lâm Đồng cũng bộc lộ những hạn chế, khó khăn. Trước hết, phải kể đến một thực trạng của du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng đó là khai thác nhiều nhưng đầu tư ít, sản phẩm du lịch chưa được phong phú, thiếu các khu vui chơi giải trí về đêm, khu du lịch mang bản sắc văn hóa dân tộc chưa thực sự hấp dẫn, chưa kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của du khách. Kết cấu hạ tầng giao thông tuy đã được quan tâm đầu tư nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế địa phương, trong đó có du lịch. Nguyên nhân cơ bản của những khó khăn trên là do việc nhận thức về du lịch và phát triển du lịch trong các ngành, địa phương và cộng đồng chưa được đồng bộ và thống nhất.

Có rất nhiều yếu tố tác động góp phần thu hút khách, nhưng du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng sẽ hấp dẫn hơn nếu khắc phục triệt để tình trạng “cò mứt, “cò khách sạn”, tình trạng tranh giành, đeo bám níu kéo khách của những người bán hàng rong. Để làm được điều này có lẽ không cần vốn đầu tư lớn mà đó chính là ý thức văn minh du lịch của cộng đồng dân cư, như ai đó đã nói: "Nụ cười cũng là một sản phẩm du lịch".

KIỀU NINH

,