Tác hại của sữa tươi trân châu đường đen

Không ít quán ăn nên làm ra đã nhanh chóng mở thêm nhiều chi nhánh, cho nhân viên cầm bảng đứng ngoài đường chỉ để mời khách mua.

Song điều đáng lo ngại là loại thức uống này có giá quá rẻ, chỉ 12.000 – 35.000 đ/ly (tùy ly lớn hay nhỏ, bán lề đường hay trong quán trà sữa). Loại đường đen này là gì, tại sao lại có giá rẻ, chúng có thật sự an toàn, bổ dưỡng như nhiều người đang nghĩ?

Tác hại của sữa tươi trân châu đường đen

Hiện sữa tươi trân châu đường đen đang “làm mưa làm gió” tại các tiệm trà sữa, khắp vỉa hè trên địa bàn TP.HCM.

Đường đen là gì?

Theo TS Phan Thế Đồng – Khoa Khoa học công nghệ ĐH Hoa sen, đường đen được nhiều gọi với nhiều cái tên như đường bánh, mật mía. Sở dĩ có nhiều cái tên vì tùy theo mật độ nấu mà có màu sắc khác nhau.

Công đoạn để làm ra đường đen rất khó. Đầu tiên là ép mía (trước đây người ta phải dùng sức người, nay ép bằng máy), sau đó đến công đoạn nấu mật mía. Lửa nấu phải đều, nếu lửa to thì đường bị cháy, lửa nhỏ thì nấu lâu và tốn nhiều nhiên liệu. Khi nước mía chuyển sang sền sệt và có màu đỏ là được.

Từ mật mía này, người ta đem kết tinh và quay ly tâm để cho ra đường cát đen. Sau đó, tiếp tục khử màu, loại bỏ tạp chất bằng phương pháp hóa học (có nhà máy sử dụng than hoạt tính) để cho ra đường cát vàng hoặc đường tinh luyện, hay còn gọi là đường cát trắng.

Đường đen được nhiều gọi với nhiều cái tên như đường bánh, mật mía.

Do không phải xử lý bằng các loại than hay tinh chế loại bỏ thành phần nào giống đường tinh luyện nên mật mía và đường đen chứa nhiều dinh dưỡng hơn. Tại Ấn Độ, mật mía được xem là thiêng liêng, trong khi đường cát trắng thì không.

Tại một số vùng, mật mía không được kết tinh và quay ly tâm để cho ra đường cát vàng mà đóng thành khuôn trong chén, tô, thùng. 

Tại sao là sữa tươi trân châu đường đen, không phải đường vàng hay đường trắng?

Như đã nói, đường càng đen thì chưa qua công đoạn tẩy, khử tạp chất nên chất dinh dưỡng càng cao hơn đường vàng, đường trắng.

Đường tinh luyện và đường đen đều là sucrose nhưng đường tinh luyện chỉ có duy nhất sucrose, trong khi đường đen còn có thêm muối, sắt, chất xơ, giàu vitamin nhóm B, năng lượng. Nếu đường được luyện từ mía trồng theo phương pháp quảng canh sẽ chứa hàm lượng muối khoáng và sắt rất lớn.

So với đường tinh luyện – chất ngọt hấp thu vào máu ngay lập tức thì đường đen hấp thu một cách từ từ, cung cấp năng lượng trong 1 thời gian dài và không gây hại cho cơ thể bằng đường cát trắng. Đồng thời có công dụng làm sạch các tạng trong cơ thể, hỗ trợ giúp giảm triệu chứng các bệnh hen suyễn, ho, cảm lạnh. Tại Ấn Độ, người ta sử dụng đường đen cho 1 số món ăn nhẹ nhằm giúp sưởi ấm cơ thể trong mùa đông.

Theo Lương y Nguyễn Đức Nghĩa – Hội dược liệu TP.HCM, trong đông y, đường đen là có tính ôn, vị ngọt, giúp bổ máu, chống lạnh, nuôi dưỡng cơ thể, có tác dụng tốt với gan, lách, dạ dày. 

Trong đường đen có một lượng lớn sắt, hỗ trợ cho việc đưa khí oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Một số người cho rằng khi cảm lạnh mới nên uống nước đường đen, số khác lại chỉ dùng trong những ngày đau bụng kinh.

Sự xuất hiện của trân châu nấu bằng đường đen đã đánh trúng vào tâm lý chú trọng sức khỏe của người tiêu dùng.

Thực tế, đường đen là một loại đường thô chưa qua tinh luyện, nên chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Vì hàm lượng sắt trong đường đen khá lớn, người đàn ông uống vào có thể phục hồi thể lực nhanh chóng, cải thiện hiệu quả hoạt động tình dục.

Lâu nay, trà sữa trân châu được cảnh báo là loại thức uống gây hại sức khỏe vì hàm lượng hương tổng hợp, chất béo, đường chiếm tỷ lệ cao. Sự xuất hiện của trân châu nấu bằng đường đen đã đánh trúng vào tâm lý chú trọng sức khỏe của người tiêu dùng.

Sự kết hợp sữa tươi không đường một mặt nhằm giảm bớt độ ngọt của đường đen, một mặt nâng tầm giá trị của loại thức uống này. Bởi sữa tươi lúc nào cũng tốt hơn các loại bột béo dùng để pha trà sữa trước đây. Trong khi sữa tươi có đầy đủ canxi, các loại vitamin B, A, D; hàm lượng protein thấp thì bột béo chứa một lượng đường, chất béo bão hòa và acid béo chuyển hóa lớn, những thành phần này đều rất không tốt cho sức khỏe.

Chính vì những lý do trên, sữa tươi trân châu đường đen thật sự “hạ gục” những tín đồ khó tính, tạo thành cơn sốt trong suốt thời gian qua.

Hoàng Hải

Đây là kết luận của Bệnh viện hàng đầu Singapore. Dù là loại "đồ uống quốc dân" đang được ưa chuộng nhất ở thời điểm hiện tại nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều thì loại thức uống này có thể dẫn đến các bệnh mãn tính, không hề tốt cho sức khỏe của bạn.

Những "con nghiện" trà sữa trân châu chính hiệu hẳn giờ đã không còn xa lạ gì với thức uống sữa tươi trân châu đường đen hay trà sữa trân châu đường đen. Các loại đồ uống có "đường đen" ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều cửa hàng bán trà sữa update vào trong menu của mình. Tuy nhiên mới đây, trang Facebook chính thức của Bệnh viện Mount Alvernia (bệnh viện uy tín hàng đầu tại Singapore) đã chia sẻ một bài viết so sánh giữa lượng đường và lượng calories có trong các loại trà sữa, kèm theo những loại topping được ưa chuộng nhất hiện nay.

Bảng so sánh này chỉ rõ giữa lượng calories có trong những loại topping quen thuộc được thêm vào cốc trà sữa như kem sữa (milk foam), kem phô mai (cheese foam), trân châu đen, vụn bánh oreo, thạch pudding, thạch dừa, thạch thảo mộc, đậu đỏ, thạch aiyu, trân châu trắng, lô hội... Bên cạnh đó là bảng phác đồ về lượng đường trong một số loại trà sữa được giới trẻ yêu thích nhất hiện nay, bao gồm trà sữa trân châu, trà sữa trân châu đường đen, trà xanh xoài, trà xanh chanh dây, trà bí đao, trà xanh nhài trái cây và trà bơ trân châu.Từ bảng so sánh này cho thấy, các thành phần trong cốc trà sữa có thể ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bạn.Đầu tiên, bản thân các loại trà vốn là một thứ đồ uống giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Nhưng điều đó sẽ chỉ đúng khi bạn tiêu thụ riêng trà, còn khi đã kết hợp cùng với đường hay sữa tươi, kem sữa thì nó lại trở thành một thứ đồ uống tàn phá cơ thể của bạn từ bên trong.

Các chuyên gia tại Bệnh viện Mount Alvernia cho biết: "Trà đen và trà xanh có thể làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, khi người pha chế thêm vào các loại bột kem không sữa (non-dairy) hay trân châu thì tác dụng của trà sẽ biến mất và chuyển thành chất gây hại trực tiếp cho sức khỏe".

Bột kem không sữa được xem là một chất thay thế sữa có chứa chất béo chuyển hóa và nó cũng có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ...

Trà sữa trân châu đường đen chứa lượng đường vượt mức

Theo đó, trên phác đồ về lượng đường trung bình cho mỗi loại trà sữa thì trà sữa trân châu đường đen được xem là loại đồ uống không lành mạnh nhất. Mỗi cốc trà sữa trân châu đường đen chứa tới 18,5 thìa cà phê đường (tương đương 92,5g đường), thậm chí có thể nhiều hơn tùy vào mỗi nơi bán. Trong khi đó, một lon nước ngọt cũng chỉ chứa 7 thìa cà phê đường (tương đương 35g đường). Nghĩa là lượng đường trong một cốc trà sữa trân châu đường đen cao hơn 2,6 lần so với nước ngọt cũng như các loại trà sữa khác.

Theo TS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, "đường" là nguồn cung cấp carbohydrate và năng lượng cho cơ thể. Chỉ 1g đường có thể cung cấp cho cơ thể tới 4 calo, tương đương 1 thìa cà phê đường sẽ cung cấp 16 calo vào trong cơ thể. Cũng từ đó cho thấy, 18,5 thìa cà phê đường trong một cốc trà sữa trân châu đường đen có thể gây hại sức khỏe ở mức đáng báo động.Trung bình một người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do/ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa (50g/ngày) và cao gần gấp đôi so với mức tiêu thụ là dưới 25g/ngày, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.

Vậy nhưng, trà sữa trân châu đường đen lại phá vỡ mức cân bằng đường trong cơ thể, từ đó gây dư thừa năng lượng, dẫn đến tích lũy mỡ, rối loạn chuyển hóa và là nguy cơ cho các bệnh không lây nhiễm như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường (tiểu đường)... và biến chứng nặng nề nhất là bệnh tim mạch.

Lớp kem sữa chứa lượng calories còn nhiều hơn topping trân châu
 

new innity_premiumZone("82375", {"origin": "VN"});


Tiếp đó, khi soi xét đến bảng tính calories cho mỗi thành phần topping trong cốc trà sữa thì kết quả cho thấy, lớp kem sữa (milk foam) chứa lượng calories cao nhất là 203 calo, còn kem phô mai (cheese foam) chứa 180 calo. Xếp thứ 3 mới là trân châu đen truyền thống với 156 calo. Cuối bảng này, lô hội là loại topping chứa lượng calo thấp nhất chỉ với 31 calo.  

Khi kết hợp một cốc trà sữa với lượng đường quá mức quy định, kèm thêm phần kem sữa chứa 203 calo ở trên thì giới trẻ không chỉ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà còn có thể phải đối mặt với bệnh mỡ máu, thừa cân, béo phì... Vì vậy, kem sữa không phải là loại topping trà sữa phù hợp cho những người đang muốn giảm cân.

Có cách gì để vẫn được uống trà sữa mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe?Dù vậy, không có nghĩa là những "con nghiện" trà sữa sẽ phải buông bỏ hoàn toàn loại đồ uống mà mình rất yêu thích. Các chuyên gia ở Bệnh viện Mount Alvernia đã đưa ra một vài lời khuyên sau để cải thiện thói quen uống trà sữa của bạn lành mạnh hơn:- Chọn size cốc trà sữa nhỏ, thay vì cốc lớn.- Chọn uống trà xanh, trà ô long hoặc trà đen (thay vì trà sữa trân châu đường đen).- Yêu cầu 30% lượng đường cho mỗi cốc hoặc uống không đường.- Yêu cầu sữa tươi, sữa ít béo hoặc sữa tách kem, thay vì kem sữa.- Không lấy topping (hoặc chọn loại có hàm lượng calo thấp như lô hội hoặc trân châu trắng).- Giảm số lượng cốc uống, chỉ uống 1 - 2 cốc trà sữa trân châu mỗi tuần.

Theo Kênh 14, Businessinsider