Tác dụng cây đinh lăng như thế nào năm 2024

SKĐS - Đinh lăng - một vị thuốc nam, một loại gia vị của người dân chúng ta hầu như ai cũng biết. Nhưng tác dụng dược lý của nó không phải ai cũng thông thạo.

Tác dụng cây đinh lăng như thế nào năm 2024
Đinh lăng có nhiều công dụng quý

Công dụng làm thuốc của cây đinh lăng

Tác dụng cây đinh lăng như thế nào năm 2024

Cây đinh lăng.

Đinh lăng có tên gọi khác: Cây gỏi cá, sâm nam …

Thuộc họ: Ngũ gia bì Araliaceae.

Bộ phận dùng: Toàn thân (củ, thân cây, lá cây).

Thành phần hóa học: (Theo Đỗ Tất Lợi) thành phần có alkaloid, glucozid, saponin, flavonoid, tannin, vitaminB1, acid amin …

Trước đây người dân thường trồng làm cảnh ở góc hè. Khoảng 15 năm gần đây khi người dân bắt đầu biết đến tác dụng của đinh lăng thì phong trào trồng và thu hoạch đinh lăng làm thuốc mới nhiều.

Cây đinh lăng dùng làm thuốc thì càng lâu năm càng tốt. Cây có tuổi đời từ 10 năm trở lên quý như nhân sâm. Lá thường dùng ăn gỏi cá chữa đau bụng, giải độc có tôm. Phía bắc thường dùng lá ăn với thịt chó hoặc thịt mèo.

Theo y học cổ truyền lá đinh lăng có tác dụng phát tán phong nhiệt, chữa đau đầu, cảm nắng. Dùng lá sắc đặc uống có tác dụng tiêu nhọt, áp xe vú.

Lá sắc uống có tác dụng điều trị tiểu máu, tiểu buốt dắt do viêm tiết niệu do sỏi.

Thân cây thái lát phơi khô rồi sao vàng hạ thổ dùng điều trị các bệnh lý về xương khớp, điều trị đau lưng mỏi gối, đau nhức các khớp.

Củ cây đinh lăng có giá trị cao, có tác dụng bồi bổ cơ thể phục hồi tốt cho người mới ốm dậy, tốt cho tiêu hóa, làm mát cho cơ thể. Các thầy thuốc Đông y quý củ đinh lăng lâu năm như sâm cao ly.

Củ rễ cây đinh lăng sao vàng hạ thổ tác dụng điều trị viêm đại tràng mạn tính.

Tác dụng cây đinh lăng như thế nào năm 2024

Lá và củ rễ cây đinh lăng.

Một số đơn thuốc có đinh lăng

Bài 1: Chữa mệt mỏi cơ thể

Củ rễ đinh lăng thái mỏng, phơi khô 5 gam cho vào 100ml nước sôi ngâm 15 phút, uống chia 2 hoặc 3 lần trong ngày.

Bài 2: Thông tia sữa, căng tức bầu vú

Rễ cây đinh lăng 30 – 40 gam, thêm 500 ml nước đun sôi cô cạn còn 250ml. Uống nóng chia 2 đến 3 lần trong ngày, đến khi vú hết đau nhức và sữa chảy ra bình thường.

Tác dụng cây đinh lăng như thế nào năm 2024

Lá cây đinh lăng làm thực phẩm có nhiều tác dụng quý.

Bài 3: Chữa vết thương

Dùng lá cây đinh lăng giã nát, đắp vết thương.

Bài 4: Đau đầu, đau nửa đầu

Lá phơi khô sao vàng hạ thổ 100g, sắc với 100ml nước uống trong ngày.

Bài 5: Chữa lỵ đường ruột mạn

Đinh lăng rễ 30 gam sao vàng hạ thổ, rau sam 1 nắm sao vàng hạ thổ, cỏ sữa lá nhỏ 1 nắm sao vàng hạ thổ, búp ổi 7 ngọn với nam, 9 ngọn với nữ, lá trắc bách sao đen 50 gam, cây ba gạc 30 gam, cam thảo đất 30 gam. Sắc với 1 lít nước cô cạn còn 300 ml uống chia 2 lần trước ăn.

VOV.VN - Đinh lăng được mệnh danh là "nhân sâm của người nghèo" tuy nhiên không phải ai cũng có thể uống được.

Từ lâu đinh lăng được biết đến là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền. Đinh lăng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được. Dưới đây là tác dụng của đinh lăng và những người không nên sử dụng đinh lăng.

Tác dụng của đinh lăng với sức khỏe

Nhà khoa học, Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho biết, cây đinh lăng được mọi người dùng để ăn như rau làm gia vị và chữa nhức đầu. Nhiều nơi thường lấy lá đinh lăng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy.

Tác dụng cây đinh lăng như thế nào năm 2024

Đinh lăng rất tốt cho sức khỏe

Thành phần hóa học và dinh dưỡng: Trong củ chứa 0,3% glucozit, alcaloit, saponin, tanin, 13 loại axit amin và vitamin B1. Đinh lăng chứa một số hoạt chất mang tính năng gần giống như nhân sâm.

Các bộ phận của cây đinh lăng có thể dùng được:

Các lá non thường được dùng ăn gỏi cá, gói với nem, làm gia vị ăn với thịt.

Củ, thân, lá khô dùng làm thuốc.

Lá đinh lăng: Bùi, đắng, thơm, hơi mát, tác dụng lương huyết, giải độc, chống tanh hôi, lợi niệu, tiêu mẩn ngứa. Ngoài ra lá đinh lăng còn hỗ trợ chữa dị ứng, ho ra máu, kiết lỵ.

Rễ củ đinh lăng: Vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính ấm. Khi bào chế nên rút bỏ lõi. Rễ củ đinh lăng tác dụng thông huyết mạch, tiêu sưng viêm, giảm đau. Ngoài ra rễ củ đinh lăng còn được dùng trong những trường hợp cơ thể suy nhược, mệt mỏi, yếu sức.

Những người không nên sử dụng đinh lăng

Đinh lăng tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được. Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, hiện không nhiều nghiên cứu về lợi ích sức khỏe của cây đinh lăng đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú, vì thế, cần thận trọng khi sử dụng.

Những người đang bị bệnh gan hoặc đang dùng thuốc điều trị các bệnh lý cũng cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ khi sử dụng đinh lăng với mục đích trị bệnh.

Trên đây là những tác dụng của cây đinh lăng đối với sức khoẻ cũng như những người không nên sử dụng đinh lăng. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy cân nhắc khi sử dụng loại cây này với mục đích chữa bệnh nhé.