Sức khỏe và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại 4 xã huyện động Anh Hà Nội

Theo đó, trong năm 2021, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017- 2025; duy trì mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng của các quận/huyện/thị xã; tiếp tục hỗ trợ hoạt động của các câu lạc bộ người cao tuổi tự giúp nhau trên địa bàn.  

Sở Y tế tăng cường nâng cao năng lực cho hệ thống y tế cơ sở, bao gồm cả trạm y tế xã/phường/thị trấn trong thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi. Chú trọng chỉ đạo các trung tâm y tế thường xuyên tổ chức thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại trạm y tế xã/phường/thị trấn với các nội dung như: khám, chữa bệnh cho người cao tuổi; lập hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử cho người cao tuổi; tổ chức các hoạt động quản lý, tư vấn bệnh nhân cao tuổi mắc tăng huyết áp, đái tháo đường tại các trạm y tế. Lồng ghép với hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về rèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe, dinh dưỡng để phòng bệnh, nhất là những bệnh thường gặp ở người cao tuổi.

Đồng thời, duy trì các hoạt động của mạng lưới cộng tác viên dân số tham gia công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi như thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại hộ gia đình được phân công; theo dõi, ghi chép tình hình sức khỏe của người cao tuổi được phụ trách; tập huấn nâng cao năng lực cho cộng tác viên dân số về kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Những hoạt động này góp phần nâng cao vị thế người cao tuổi, trách nhiệm các tổ chức và cộng đồng đối với người cao tuổi, từng bước nâng cao chất lượng dân số Thủ đô.

Nhã Khanh

Trong những năm qua, nhằm ứng phó với vấn đề già hóa dân số và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi, thích ứng với giai đoạn già hóa dân số, góp phần thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về Người cao tuổi; Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản từng bước nâng cao chất lượng dân số Thủ đô, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 19/4/2017 về việc triển khai thực hiện “Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025” trên địa bàn Thành phố đến năm 2025, đồng thời triển khai đồng bộ các chính sách quy định về người cao tuổi của Nhà nước trên toàn Thành phố.

Sức khỏe và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại 4 xã huyện động Anh Hà Nội
Công tác khám sức khoẻ cho người cao tuổi tại Trạm Y tế xã Tân Hội, huyện Đan Phượng. Ảnh: Chi cục Dân số - KHHGĐ Hà Nội.


 Để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho người cao tuổi đạt hiệu quả, Thành phố Hà Nội lựa chọn mô hình chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, mô hình này được xác định là một trong những hoạt động trọng tâm nhằm chăm sóc người cao tuổi sống vui - sống khỏe - sống có ích. Do vậy, hàng năm Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) và các quận, huyện tập trung triển khai khoảng 100 mô hình chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng. 

Thông qua các mô hình triển khai việc tuyên truyền vận động tư vấn phổ biến kiến thức, khám sức khỏe cho người cao tuổi, đặc biệt là hỗ trợ việc thành lập, duy trì các câu lạc bộ về văn hóa, thể dục, thể thao, dưỡng sinh cho người cao tuổi. Năm 2020, qua sơ kết đánh giá hoạt động của các mô hình cho thấy, có trên 700 câu lạc bộ văn hóa - văn nghệ, thể dục, thể thao, dưỡng sinh, thơ ca… của người cao tuổi ở cộng đồng được hỗ trợ hoạt động. Với mục tiêu đến năm 2025, Hà Nội phấn đấu 100% xã, phường, thị trấn được triển khai mô hình này.

Việc tổ chức thực hiện Kế hoạch số 93/KH-UBND đã đạt được nhiều thành quả quan trọng. Đó là các hoạt động của mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng, mô hình này đã thúc đẩy, tăng cường trách nhiệm của cấp ủy và chính quyền cơ sở, sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể từ xã tới thôn trong vấn đề chăm sóc người cao tuổi nói chung gắn với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể cơ sở, các thôn, làng, tổ dân phố đã đảm bảo tính bền vững của mô hình này. Thông qua hoạt động của các mô hình và tăng cường việc thăm khám sức khỏe người cao tuổi tại xã, phường, thị trấn đã nâng cao được tỉ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ hàng năm trên địa bàn Thành phố. Đây cũng là hoạt động nhận được sự nhiệt tình tham gia hưởng ứng của Hội Người cao tuổi cấp xã và Chi hội Người cao tuổi ở các thôn, làng, tổ dân phố.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi đến năm 2030 của Hà Nội là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, tạo sự chuyển biến rõ nét trong việc triển khai Kế hoạch số 93/KH-UBND. Các hoạt động chăm sóc người cao tuổi nói chung và chăm sóc sức khỏe cho người dân nói riêng được các ban, ngành, đoàn thể các cấp quan tâm phối hợp triển khai thực hiện. Hàng năm, các cấp quận, huyện, xã, phường đều có kinh phí hỗ trợ triển khai thực hiện các hoạt động này. Nhiều quận, huyện duy trì hàng năm như: quận Đống Đa, Hoàn Kiếm, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm… cấp xã, phường tập trung quan tâm đến việc động viên chăm sóc người cao tuổi vào các dịp ngày Người cao tuổi Việt Nam, ngày Quốc tế Người cao tuổi hoặc các dịp lễ tết. 

Bên cạnh đó, hệ thống y tế các quận, huyện hàng năm đều xây dựng kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi, lập hồ sơ quản lý bệnh không lây nhiễm ở tuyến cơ sở, trong đó có người cao tuổi và tổ chức triển khai hoàn thành chỉ tiêu khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi. Đây là hoạt động quan trọng và có ý nghĩa. Chính vì vậy, hiện nay người cao tuổi đi khám sức khỏe định kỳ đạt 84%.

Tuy nhiên công tác triển khai chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn Hà Nội còn gặp một số khó khăn như: một số cấp chính quyền cơ sở chưa quan tâm thường xuyên đến công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào những dịp như ngày Người cao tuổi Việt Nam hay Quốc tế Người cao tuổi; kinh phí cho hoạt động chăm sóc người cao tuổi tại cơ sở còn nhiều khó khăn; hệ thống y tế cơ sở phải tự chủ; số người cao tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp còn ít ...

Do đó, để đảm bảo hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cả vật chất và tinh thần trên địa bàn Thành phố, đòi hỏi các cấp chính quyền, nhất là cấp cơ sở và các cơ sở y tế cần tiếp tục triển khai có hiệu quả các quy định của Luật Người cao tuổi, Chương trình hành động về người cao tuổi của Chính phủ. Thường xuyên tổ chức thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Trạm Y tế xã, phường, thị trấn với các nội dung như: tuyên truyền phổ biến kiến thức về rèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe và phòng bệnh, nhất là những bệnh thường gặp; hướng dẫn các kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự chăm sóc sức khỏe tại nhà; khám, chữa bệnh; hướng dẫn các cộng tác viên xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cụ thể cho từng người cao tuổi. Đồng thời, ngành y tế cần tiếp tục tăng cường đầu tư nguồn lực, nâng cao hiệu quả công tác khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế nhằm phục vụ tốt hơn việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi nói riêng và người dân Thủ đô nói chung./.

HTS

Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng sức khỏe và nhu cầu chăm sóc y tế của người cao tuổi tại hai huyện tỉnh Hải Dương năm 2013. Sinh-trưởng-lão-tử là qui luật sinh học. Già là quá trình suy giảm các chức năng sinh lý của cơ thể do vậy sức khỏe giảm so với lúc trẻ. Già không phải là bệnh nhưng tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển. Làm chậm quá trình lão hóa, kéo dài cuộc sống khỏe mạnh là ước mong từ lâu của con người. Nhờ thành tựu vượt bậc của khoa học tự nhiên và xã hội trong những thập kỷ qua, tuổi thọ con người ngày càng cao, người cao tuổi (NCT) trong xã hội ngày càng tăng cao. Già hóa dân số diễn ra mạnh mẽ và tác động sâu sắc tới cộng đồng, quốc gia và quốc tế; liên quan đến mọi mặt của đời sống: xã hội, kinh tế, văn hóa…Vấn đề người cao tuổi đã và đang được xã hội rất quan tâm.

Trên thế giới nhất là các nước phát triển, tỷ lệ người cao tuổi cao (20%) và họ nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng, xã hội. Tổ chức Y tế thế giới nêu ra mục tiêu chăm sóc cho người cao tuổi là nâng cao tuổi thọ, chất lượng cuộc sống, duy trì khả năng lao động và hội nhập xã hội [8], [34]. Ở khu vực châu Á, Nhật Bản được coi là ví dụ điển hình của tình trạng già hóa dân số với tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên là 30,5% và tỷ lệ người trên 65 tuổi chiếm 20,6% [19]. Ở các nước đang phát triển dân số sẽ già hóa nhanh chóng trong nửa đầu thế kỷ XXI. Tỷ lệ NCT sẽ tăng từ 8% lên 19% vào năm 2025 [46]. Người cao tuổi Việt nam có đóng góp to lớn trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt đến người cao tuổi. Chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần, sức khỏe và tiếp tục phát huy vai trò của NCT là tình cảm, nghĩa vụ và trách nhiệm của Đảng, các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể và của toàn xã hội; là nét    đẹp    văn    hóa,    thể hiện tính nhân văn    cao    cả và    đạo    lý uống    nước nhớ nguồn của dân tộc. Tháng 7/2000 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh người cao tuổi, tạo cơ sở pháp lý để chăm sóc và phát huy vai trò NCT. Tháng 11/2011 Bộ Y tế ban hành Thông tư 35 hướng dẫn thực hiện CSSK NCT và đặc biệt là CSSK NCT tại cộng đồng [4] phù hợp với điều kiện kinh tế, đặc điểm của NCT. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tỷ lệ người cao tuổi 8,7%; Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình năm 2011, tỷ lệ NCT của cả nước là 9,7%. Tỷ lệ NCT sống ở nông thôn 72,1%, có thu nhập thấp nên không có điều kiện để CSSK… Tỉnh Hải Dương có tỷ lệ NCT khá cao, thống kê năm 2009 tỷ lệ NCT là 11,46%; năm 2011 là 11,7% [7]; khu vực đồng bằng sông Hồng (11,2%) và của cả nước (9,7%) [7], [8]. Theo báo cáo của Ban đại hiện Hội NCT tỉnh Hải Dương có hơn 70% NCT hiện sống ở nông thôn; phần lớn NCT sống bằng lao động của chính mình và nguồn hỗ trợ của gia đình, con cháu. Mặt khác, chất lượng cuộc sống của người dân cũng được nâng lên tuổi thọ trung bình tăng từ 71,9 tuổi năm 1999 lên 74,2 tuổi năm 2009 (cả nước là 72,8 tuổi) nhưng tuổi thọ bình quân khỏe mạnh khá thấp chỉ đạt 66 tuổi. Như vậy bình quân mỗi người dân có 8,2 tuổi là ốm đau, bệnh tật so với 74,2 tuổi sống mà NCT là nhóm nhu cầu CSSK cao hơn do vậy chi phí y tế cho NCT sẽ tăng lên nhanh chóng, điều này đặc biệt quan trọng nếu chúng ta biết là bình quân chi phí y tế cho một NCT cao gấp 7-8 lần so với một người ở nhóm tuổi trẻ [24]. Người cao tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao và dễ bị tổn thương về sức khỏe thể chất, tinh thần và xã hội hơn các nhóm tuổi khác. Nhu cầu CSSK cho người cao tuổi rất lớn, không đơn thuần dựa vào thuốc và một số trị liệu, về lâu dài cần có các giải pháp hợp lý để họ tự giữ gìn và nâng cao sức khỏe của mình cũng như nhận được sự hỗ trợ thiết thực từ gia đình, cộng đồng và xã hội. Để tìm hiểu thực trạng sức khỏe và nhu cầu chăm sóc y tế cho người cao tuổi nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế của người cao tuổi chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Thực trạng sức khỏe và nhu cầu chăm sóc y tế của người cao tuổi tại hai huyện tỉnh Hải Dương năm 2013. Với mục tiêu: 1.    Mô tả thực trạng sức khỏe và bệnh tật của người cao tuổi tại hai huyện (Thanh Miện và Kinh Môn) tỉnh Hải Dương năm 2013. 2.    Đánh giá nhu cầu chăm sóc y tế và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tại hai huyện (Thanh Miện và Kinh Môn) tỉnh Hải Dương năm 2013. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO Thực trạng sức khỏe và nhu cầu chăm sóc y tế của người cao tuổi tại hai huyện tỉnh Hải Dương năm 2013

Tiếng Việt 1.    Ban Đại diện hội Người cao tuổi tỉnh Hải Dương, Báo cáo tổng kết 2011. 2.    Bộ    Văn    hóa-Thể    thao và Du    lịch,    Kết    quả điều    tra gia    đình    Việt    Nam năm 2006. 3.     Bộ Y tế (2011), Báo cáo về xu hướng già hóa dân số Việt Nam năm 2011, Hà Nội. 4.    Bộ Y tế (2011), Thông tư 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011 hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. 5.     Chính phủ (2003), Nghị định số 120/2003/NĐ-CP ngày 20/10/2003 sửa đổi và hướng dân thi hành một số điều của Pháp lệnh Người cao tuổi. 6.     Chuyên khảo “Kết quả khảo sát thu thập, xử lý thông tin về NCT tại Việt Nam”, NXB LĐ-XH 5/2007). 7.    Cục    thống kê    tỉnh    Hải    Dương, Niên giám    thống    kê    năm    2009,    NXB Thống kê 8.    Cục    thống kê    tỉnh    Hải    Dương, Niên giám    thống    kê    năm    2010,    NXB Thống kê. 9.    Dương Việt Anh (2010), Tìm hiểu về nhu cầu chăm sóc sức khỏe và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người cao tuổi xã Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội năm 2009, Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng. 10.     Đàm Hữu Đắc và cộng sự (2010), Chính sách phúc lợi xã hội và phát triển dịch vụ xã hội chăm sóc người cao tuổi trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hộ nhập, Hà Nội, NXB Lao động-Xã hội. 11. Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Oanh và cộng sự (2006), Nghiên cứu đánh giá tình hình sức khỏe và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi để cung cấp bằng chứng khoa học cho việc xây dựng chính sách và chiến lược nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người cao tuổi, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Hà Nội. 12.    Giang Thanh Long, Nguyễn Thị Nga và Lê Minh Giang (2011) Rà soát các chính sách hô trợ xã hội ở Việt Nam, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Tổ chức Hỗ trợ kỹ thuật Đức (GTZ), Hà Nội. 13.     Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2012), Kết quả Điều tra Quốc gia về người cao tuổi (VNAS) năm 2011 . 14.    Kế hoạch hành động quốc tế Madrid 2002 về người cao tuổi 15.     Khăm Văn Lathphômmachăn (2005), Mô tả hoạt động chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và nguyện vọng CSSK NCT tại phường Yên Phụ, quận Tây Hồ-Hà Nội, Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội. 16.    Kiều Thị Xoan (2012), Đánh giá thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tại xã Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội năm 2012 Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Y tế công cộng. 17.     Lê Thi (2011), Xu hướng già hóa dân số ở Việt Nam hiện nay và việc phát huy vai trò tích cực của người cao tuổi, Khoa học xã hội Việt Nam. 18.     Nghiêm Thị Thủy (2011), Người cao tuổi trên Thế giới: Các đặc trưng nhân khẩu học, Tổng cục Dân số-KHHGĐ, 129 (4) 19.     Nguyễn Quốc Anh (2011), Hợp tác Việt Nam-Nhật Bản trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. 20.     Nguyễn Thị Minh Hiền (2002), Tìm hiểu nhu cầu chăm sóc sức khỏe và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người cao tuổi quận Cầu Giấy, Hà Nội-năm 2002, Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng. 21.    Phạm Khuê (1990), Lão khoa đại cương, NXB Y học, Hà Nội, tr.5-30. 22.    PGS.TS Phạm Trọng Thanh (2002), Già hóa dân số ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và những vấn đề cần quan tâm. 23.     PGS.TS.Phạm Thắng, Tình hình bệnh tật của người cao tuổi Việt Nam qua một số nghiên cứu dịch tê học tại cộng đồng, Tạp chí Dân số và phát triển số 4/2007. 24.     Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009), Báo cáo tổng quan về Chính sách chăm sóc người già thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam, Hà Nội. 25.     Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2011), Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam. 26.    Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (2012), Báo cáo tình hình thực hiện chính sách đối với NCT. 27.    Ths. Nguyễn    Thành Công và    cộng    sự    (2011),    Điều    tra    thực    trạng    và nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến bệnh ung thư trên địa bàn tỉnh Hải Dương. 28.    Tổng cục Thống kê (2009), Tổng Điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, Hà Nội 29.    Tổng cục thống kê (2010), Dự báo dân số Việt Nam, 2009-2059, Hà Nội. 30.     Trần Thị Mai Oanh (2010), Sức khỏe, chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp ở huyện miền núi Chí Linh, tỉnh Hải Dương Luận án tiến sĩ, Đại học Y tế công cộng. 31.     Trung tâm Thông tin và tư liệu dân số (2009), Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi    thích ứng    với    thay đổi cơ    cấu    tuổi    tại    Việt Nam, Tổng    cục    Dân số-KHHGĐ. 32.    Trung tâm Thông tin và tư liệu dân số (2009), Xu hướng già hóa dân số trên thế giới và những đặc trưng của người cao tuổi Việt Nam, Tổng cục Dân số-KHHGĐ. 33.     Trung tâm Thông tin và tư liệu dân số (2010), Già hóa dân số và các chính sách của hệ thống hưu trí ở Việt Nam, Tổng cục Dân số-KHHGĐ. 34.    Trung tâm Thông tin và tư liệu dân số (2011), Việt Nam-Già hóa nhanh và những thách thức về chăm sóc người cao tuổi, Tổng cục Dân số- KHHGĐ. 35.     Trường Đại học Y Hải Phòng, giáo trình Quản lý sức khỏe người cao tuổi, năm 2011. 36.     Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam (2013), Báo cáo 10 năm thực hiện    chương    trình hành    động    quốc    tế    Madrid    về    Người    cao    tuổi 2002-2012. 37.     Văn phòng Quốc hội (2000), Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội số23/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 4 năm 2000 về người cao tuổi. 38.     Viện nghiên cứu Y-Xã hội học (2012), Báo cáo điều tra ban đầu về người cao tuổi tại tỉnh Hải Dương và Bến Tre năm 2012, UNFPA tài trợ. 39.     Vụ các vấn đề xã hội (1999), Một số vấn đề hôn nhân và gia đình Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi, Văn phòng Quốc hội.

40.    Vụ các vấn đề xã hội (3/2000), Đề tài Nghiên cứu về người cao tuổi, Văn phòng Quốc hội.
LỜI CAM ĐOAN    i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT    iii DANH MỤC BẢNG    vi DANH MỤC HÌNH    viii ĐẶT VẤN ĐỀ    1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3 1.1    Khái niệm về người cao tuổi    3 1.2    Đặc điểm sức khoẻ của người cao tuổi    3 1.3    Chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi    5 1.4     Các mô hình chăm sóc người cao tuổi tại Việt Nam hiện nay    7 1.5    Người cao tuổi trên thế giới    9 1.6    Người cao tuổi tại Việt Nam    11 1.7    Người cao tuổi tỉnh Hải Dương    20 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    24 2.1     Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu    24 2.1.1     Đối tượng nghiên cứu    24 2.1.2     Thời gian và địa điểm nghiên cứu    24 2.2     Phương pháp nghiên cứu    24 2.2.1     Thiết kế nghiên cứu    24 2.2.2     Tính cỡ mẫu    25 2.2.3     Chọn mẫu    26 2.2.4     Biến số nghiên cứu      27 2.3 Phương pháp thu thập số liệu    31 2.3.1     Phần định lượng    31 2.3.2     Phần định tính    32 2.4     Phương pháp xử lý số liệu    32 2.4.1     Số liệu định lượng    32 2.4.2     Số liệu định tính    32 2.5     Tiêu chuẩn đánh giá nhu cầu chăm sóc y tế của người cao tuổi    33 2.6     Đạo đức trong nghiên cứu    33 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    34 3.1     Thông tin chung về đối tượng    34 3.2     Thực trạng chất lượng cuộc sống của người cao tuổi    38 3.3    Nhu cầu chăm sóc y tế của người cao tuổi    45 3.4    Các yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc y tế của người cao tuổi    52 Chương 4: BÀN LUẬN    60 4.1     Đặc điểm đối tượng nghiên cứu    60 4.2    Thực trạng chất lượng cuộc sống và nhu cầu chăm sóc y tế    64 4.3    Các yếu tố liên quan tới nhu cầu chăm sóc y tế của người cao tuổi    72 KẾT LUẬN    75 KHUYẾN NGHỊ    77 TÀI LIỆU THAM    KHẢO    78 PHỤ LỤC     83 Phụ lục 1 : Bộ câu hỏi phỏng vấn    83 Phụ lục 2 : Cách tính điểm đánh giá sức khỏe thể chất của NCT    90 Phụ lục 3 : Cách tính điểm đánh giá nhu cầu CSYT của NCT    91 Phục lục 4 : Hướng dẫn phỏng vấn sâu hội người cao tuổi    94 Phục lục 5 : Hướng dẫn thảo luận nhóm người cao tuổi    95 Bảng 1.1: Một số mô hình chăm sóc NCT của nhà nước    7 Bảng 1.2: Mô hình chăm sóc người cao tuổi của tư nhân    8 Bảng 1.3: Mô hình chăm sóc người cao tuổi của đoàn thể, hội    8 Bảng 3.1: Tình trạng hôn nhân của người cao tuổi theo giới tính    36 Bảng 3.2: Sự sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi    36 Bảng 3.3: Điểm trung bình sức khỏe thể chất người cao tuổi    38 Bảng 3.4: Đánh giá sức khỏe thể chất người cao tuổi    40 Bảng 3.5: Tự đánh giá của người cao tuổi về tình trạng sức khỏe của bản thân     40 Bảng 3.6: So sánh sức khỏe của người cao tuổi với người khác      40 Bảng 3.7: Phân bố người cao tuổi mắc bệnh mãn tính theo giới    42 Bảng 3.8: Người cao tuổi mắc bệnh tật kép đã được chẩn đoán    43 Bảng 3.9: Phân bố tình trạng mắc bệnh theo địa bàn sống    44 Bảng 3.10: Chăm sóc sức khỏe thường xuyên cho người cao tuổi    45 Bảng 3.11: Thực trạng đi khám sức khỏe định kỳ của người cao tuổi    45 Bảng 3.12: Mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe của bản thân với việc …. 46 khám sức khỏe định kỳ      46 Bảng 3.13: Nhu cầu sử dụng thuốc điều trị của người cao tuổi    46 Bảng 3.14: Nhu cầu người chăm sóc và mong muốn người chăm sóc    47 Bảng 3.15: Tần suất ốm trong 1 tháng của người cao tuổi trước khi điều tra 48 Bảng 3.16: Nhu cầu nhận thông tin và người cung cấp thông tin (tư vấn) về CSSK của người cao tuổi    50 Bảng 3.17: Những nội dung người cao tuổi muốn được tư vấn    50 Bảng 3.18: Đánh giá nhu cầu chăm sóc y tế của người cao tuổi    51 Bảng 3.19: So sánh điểm nhu cầu chăm sóc y tế trung bình giữa    52  huyện Thanh Miện và Kinh Môn    52 Bảng 3.20: Mối liên quan giữa điểm trung bình nhu cầu CSYT và giới tính 52 Bảng 3.21: Mối liên quan giữa điểm trung bình nhu cầu CSYT và nhóm tuổi .. 52 Bảng 3.22: Mối liên quan giữa điểm trung bình nhu cầu chăm sóc y tế với trình độ học vấn    53 Bảng 3.23: Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và điểm nhu cầu chăm sóc y tế trung bình của của người cao tuổi    54 Bảng 3.24: Mối liên quan giữa nguồn thu nhập chính và điểm nhu cầu chăm sóc y tế trung bình của người cao tuổi    54 Bảng 3.25: So sánh điểm nhu cầu chăm sóc y tế trung bình với sức khỏe thể chất của người cao tuổi    55 Bảng 3.26: Mối liên quan giữa thực trạng đi khám sức khỏe định kỳ và nhu cầu chăm sóc y tế của người cao tuổi     55 Bảng 3.27: Mối liên quan giữa tổ chức khám định kỳ với nhu cầu chăm sóc y tế         56 Bảng 3.28: Mối liên quan giữa số lần tổ chức khám sức khỏe định kỳ với nhu cầu chăm sóc y tế của người cao tuổi     57 Bảng 3.29: Mối    liên quan    giữa    tình    trạng    mắc    bệnh    mãn tính    với    nhu    cầu CSYT của người cao tuổi      57 Bảng 3.30: Mối liên quan giữa người chăm sóc chính hiện tại với nhu cầu chăm sóc y tế của người cao tuổi    58 Bảng 3.31: Mối liên quan giữa số lần ốm trong tháng trước điều tra với điểm nhu cầu chăm sóc y tế của người cao tuổi      59  Hình 1.1: Sự sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi, 1992-2008    12 Hình 1.2: Số lượng cụ ông góa vợ và số lượng cụ bà góa chồng    12 Hình 1.3: Tỷ lệ người cao tuổi tự đánh giá nguồn thu nhập quan    trọng    nhất dành cho chi tiêu hàng ngày    14 Hình 1.4 Tình trạng sức khỏe hiện tại do người cao tuổi tự đánh giá    15 Hình 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo huyện     34 Hình 3.2: Phân bố nhóm tuổi theo giới tính của người cao tuổi    34 Hình 3.3: Trình độ học vấn của người cao tuổi theo huyện    35 Hình 3.4: Nguồn thu nhập chính của người cao tuổi theo huyện     37 Hình 3.5: Phân bố thực trạng sức khỏe thể chất của người cao tuổi    39 Hình 3.6: Các triệu chứng bệnh tật của người cao tuổi trong 1 tháng    qua    41 Hình 3.7: Phân bố các triệu chứng bệnh tật người cao tuổi gặp phải trong tháng      42 Hình 3.8: Cơ cấu bệnh tật của người cao tuổi    43 Hình 3.9: Phân bố người chăm sóc hiện tại cho người cao tuổi theo giới tính      47 Hình 3.10: Phân bố người chăm sóc hiện tại và mong muốn người chăm sóc của người cao tuổi    48 Hình 3.11: Nơi người cao tuổi mong muốn được khám, chữa bệnh    49 Hình 3.12: Mong muốn của người cao tuổi trong Chăm sóc y tế    49

Hình 3.13: Phân bố điểm nhu cầu chăm sóc y tế trung bình của người cao tuổi…51