Sức khoẻ của hoàng hậu gọi là gì

Trịnh Bách (từ Hà Nội)


Cô Lê Thị Dinh sinh năm 1920. Cô là cháu ngoại Kiên Quận công Ưng Quyến. Kiên Quận công là em trai của các vua Đồng Khánh, Kiến Phúc và Hàm Nghi (tức là chú ruột của vua Khải Định).

Khi vua Hàm Nghi xuất bôn, người Pháp muốn đưa Kiên Quận công lên ngôi. Nhưng ông trốn theo vua Hàm Nghi. Hai năm sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, ông mới trở về, với đủ thứ bệnh tật sau bao gian truân ẩn lánh trong rừng núi lam chướng.

Theo Cô Dinh thì công việc của những người như Cô trong nội cung gọi là hầu cận. Các bà hầu cận nội cung này là những người được phép đụng chạm trực tiếp đến thân thể của các thái hậu, quý phi. Như để tắm rửa, mặc áo quần, chải đầu vấn khăn, làm tốt (trang điểm),v.v. Họ phải là những người có vai vế cao như công chúa, quận chúa, thân cận trong hoàng tộc. Họ khác với các nữ quan hay thị nữ làm các tạp vụ, tạp dịch trong nội cung là người ngoài, thường phải giữ khoảng cách.

Đối với các bà hầu cận đương nhiệm trong nội cung thì dù có là công chúa, quận chúa, người ta cũng gọi là Cô (viết hoa, nói gọn đi từ ‘lệnh Cô’). Gọi bằng Cô đây cũng để phân biệt với cấp bậc của các bà vợ vua trong tam cung, lục viện. Các bà phi, tần, mỹ nhân trong nội cung này cao thấp có các bậc là Bà (lệnh Bà), Dì (lệnh Di) và Chị (lệnh Tỷ). Các nữ quan trong nội cung như các bà thống sự, tùng sự, thì gọi là các Má (như Má Thống, Má Tùng).

Nhưng ở ngoài thật người ta không gọi các bà nội cung là lệnh Bà, lệnh Di, lệnh Tỷ mà gọi là đức Bà, đức Dì, đức Chị. Riêng các vua Nguyễn gọi mẹ mình là Ả (đức Ả). Lần vua Bảo Đại gặp vua Thành Thái khi vua Thành Thái trở về từ Phi Châu năm 1954 (cả hai lúc đó đều không còn là hoàng đế), vua Bảo Đại gọi vua Thành Thái là đức Bác và xưng mình là cháu hay có lúc là tiểu tử… Không biết vua Thành Thái lúc đó gọi vua Bảo Đại là gì. Nhưng trong một bức thư do cựu Hoàng Thành Thái đang bị lưu đày viết cho vua Bảo Đại khi còn tại vị, cựu Hoàng gọi nhà vua là Kim Thượng. Dù sao đấy cũng chỉ là cách xưng hô trong thư từ, văn bản.

Cũng nên lan man sơ lược thêm một chút về các cách xưng tụng trong nội cung, triều đình. Những ‘Trẫm’, ‘khanh’, bệ hạ, điện hạ, v.v., chỉ dùng trong giấy tờ, khi làm lễ, hay trên sân khấu. Thường các quan tâu với nhà vua là ‘tâu Hoàng thượng’. Các thị vệ gần gũi và các người trong nội cung thì ‘tâu Hoàng đế’. Vua Bảo Đại xưng với mọi người là ta, nhưng với người thân là ‘quả’. Khi nói chuyện trực tiếp, Vua và các hoàng thái hậu gọi các đại quan là ‘thầy’, với chức vị của họ. Ví dụ như họ gọi thượng thư bộ Lại là ‘Thầy Lại’. Hay thượng thư bộ Hộ là ‘Thầy Hộ’.

Với các hoàng thái hậu đã được sách phong, tức là được ở ngôi vị bệ hạ, thì người ta phải tâu. Và gần như trong mọi trường hợp khi trao đổi với Thái hậu thì người ta nói ‘tâu Ngài’. Khi nói chuyện về Hoàng hậu Nam Phương, người ta gọi bà là ‘ngài Hoàng’. Hoàng hậu không ở ngôi vạn tuế, mà chỉ là đại thiên tuế (mão có 7 phụng), giống như hoàng thái tử (mão có 7 rồng), cho nên người ta không tâu lên hoàng hậu, mà chỉ ‘bẩm’. Người ta sẽ hoặc là ‘bẩm Hoàng hậu’, hay ‘bẩm Ngài’. Không bao giờ có việc xưng tụng hoàng hậu, quý phi là nương nương hay lệnh bà, ít nhất là ở thời cuối Nguyễn triều.

Hoàng Hậu Nam Phương tự xưng mình là ‘tôi’. Trong bài viết về một buổi phỏng vấn Hoàng hậu Nam Phương đăng trong báo Tràng An ở Huế ngày 1-6-1937, Hoàng hậu nói cảm thấy “lỡ ngỡ” nhất là khi thấy người ta gọi mình là ‘đức Bà’. Và trong câu chuyện, Hoàng hậu gọi Hoàng tử sơ sinh Bảo Long là “nó”hay “thằng nhỏ”…

Có người làm việc hầu cận toàn phần như Cô Dinh, Cô Sen (em gái Cô Dinh). Có người làm việc bán phần thỉnh thoảng vào hầu cận các thái hậu một lần khoảng một, hai tuần, như Mệ Bông (tức bà Ngoại công nữ Nguyễn Thị Cẩm Hà, con gái Mỹ Lương Công chúa); hay Mệ Sen (bà Hoàng nữ Lương Linh, con vua Thành Thái)...

Cô Dinh lúc đầu vào hầu cận bà Thánh Cung Hoàng thái hậu (mẹ đích vua khải Định), rồi sau làm Hầu cận Tổng Quản cho bà Đoan Huy Thái hậu (tức bà Từ Cung, mẹ vua Bảo Đại). Mọi chuyện từ thư từ, tiếp khách, cho đến trang điểm, chọn lựa quần áo, v.v., của đức Từ đều do Cô xếp đặt. Ví dụ như các thư của đức Từ Cung gởi cho vua Bảo Đại đều do Cô chấp bút. Hay hồi tổng tuyển cử năm 1967, hai phu nhân của các ông Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ có thay phiên vào gặp đức Từ. Mọi chuyện đều do Cô Dinh sắp xếp. Cô kể cả hai đều gọi đức Từ là Ngài. Bà Kỳ xưng con và bà Thiệu xưng cháu. “Đức Từ tiếp hai bà rất thân mật, dù ngài thường không thích người ngoài xưng con cháu với mình”, Cô kể…

Giây phút đức Từ Cung trút hơi thở cuối cùng hồi đầu tháng 10 năm 1980, chỉ có mình Cô Dinh ở cạnh. Và Cô có triệu hai người bà con là các chị Hiền, Diệu đến giúp việc tẩn liệm. Sau đó Cô dọn về phủ thờ Kiên Thái Vương để ở đó phụ với người em gái trông nom phủ.

Cô Sen, người em gái Cô Dinh, tên thật là Lê Thị Bích Cẩn. Cô Sen cũng là hầu cận của các thái hậu, từ thời bà Thánh Cung, mẹ đích của vua Khải Định. Trong đợt biến cố 1947, Phủ thờ Kiên Thái Vương, với các ban thờ Kiên Thái Vương và các hoàng đế con cháu của ngài là Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh và Khải Định (bài vị của vua Bảo Đại trong phủ mới được lập năm 2003), bị thiêu hủy. Đến năm 1951 khi phủ thờ được xây dựng lại, Thái hậu Đoan Huy cử Cô Sen về trông coi. Cô Sen mất tại phủ này năm 2008. Cô chưa bao giờ lập gia đình.

Tôi được biết các Cô, mà thân mật tôi gọi là các dì, từ những năm đầu của thập niên 1970, khi tôi sống ở Huế trước khi xuất ngoại. Có lần tôi được bà Tân Điềm, tức bà Tam giai Diễm Tần, vợ thứ của vua Khải Định, cho theo vào biệt thự Phan Đình Phùng của đức Từ Cung. Có khi tôi cùng cậu em họ mang gạo đỏ của Sư bà Diệu Không gởi lên tiến Ngài. Sư Bà rất nhiệt huyết với thuyết dưỡng sinh của Oshawa. Những lần như thế chúng tôi gọi là “lên Ngài”. Các Cô hay mang bánh trái của Ngài ban, trao cho chúng tôi. Cậu em họ lí lắc đã khiến các Cô phải đánh bài xếp (xếp bài cho đúng mà tới, phát âm theo lối Huế thành bài xệp) với chúng tôi, dù các Cô không thích món này lắm. Nhưng chính vì câu chuyện bài xếp này mà hơn hai chục năm sau chúng tôi nhận được lại nhau.

Điều tôi thấy ấn tượng nhất cho đến tận bây giờ là những khuôn mặt đầy phấn nụ của các Cô. Mốc mốc trắng như cách các bà phủ, huyện ngoài Bắc đánh phấn bột ngày xưa. Cũng với những đóa môi tươi son. Sao mà xưa cổ thế, như từ thời nào, thuở nào còn vương về.

Các Cô luôn chỉ dùng phấn nụ do họ tự làm. Sau này tôi có tặng hai dì ít mỹ phẩm của Ester Lauder, Channel, nhưng các dì không dùng. Rồi dì Dinh chỉ cho tôi cách làm phấn nụ và sáp môi trong cung. Và một hôm hai dì cháu lên truyền hình dậy cách làm phấn nụ. Các dì còn dậy làm nhiều thứ. Từ cách vấn khăn vành dây, cách xếp rau thơm, salad, dưa leo, trái vả, đu đủ thành tháp nhiều tầng trong cung; cho đến thế nào là cỗ kiều, thế nào là cỗ chạp trong nội cung. Và bao nhiêu thứ nữa...

Hồi đó tôi hay ở lâu trong Huế để làm các việc phục tạo, có khi cả 2 tháng. Có lần các dì nói "Bách mấy bữa ni mần việc nhiều ngó ốm rồi đó. Để hai dì nấu ăn tẩm bổ cho nghe". Và đồ ăn bánh trái các dì nấu thì ngon hết cách nói. Nhớ nhất là món bún dấm nuốc của dì Sen và các thứ bánh khảo, phục linh, quai vạc, v.v. của dì Dinh. Các dì vẫn còn giữ lại được các khuôn bánh, và các giấy gói bánh có tráng kim thật đẹp trong cung ngày xưa.

Ngày vui bao giờ cũng qua mau. Sau một lần bị ngã năm 2017, sự đi lại, hoạt động của Cô Dinh dần khó đi. Sau hơn một năm liệt giường, Cô Dinh tạ thế lúc 13 giờ 45 phút ngày 21 tháng 02 năm 2021 tại phủ thờ Kiên Thái Vương. Cô thọ 101 tuổi. Tang lễ được cử hành sáng ngày Chủ Nhật 28 tháng Hai tới đây. Giờ thì tất cả mọi sự liên quan đến Nguyễn triều lúc còn vua đều coi như không còn...

Từ phải sang: Công chúa Phương Minh, Đức Từ Cung, Bà Tam giai Diễm Tần (vợ thứ của vua Khải Định), Cô Sen, Cô Dinh, Phu nhân Thượng thư Nguyễn Hy (con gái lớn của bà Mỹ Lương Công chúa), một ông thị vệ cũ. Ảnh tư liệu chụp năm 1956.

Kiên Quận Công. Trái: Trước khi bôn tẩu theo vua Hàm Nghi. Phải: Tơi tả trở về sau 2 năm theo vua Hàm Nghi lẩn tránh trong rừng núi.

Cô Dinh chụp ở cung Diên Thọ 1948 (ảnh tư liệu)

Cô Dinh làm tốt cho em gái (ảnh tư liệu 2006)

Thuở xa vắng khi còn phấn nụ (ảnh tư liệu 2006)

Dạy làm phấn nụ (ảnh tư liệu 2013). Tác giả bài viết bên trái hình.

Tác giả và Cô Dinh. Ảnh chụp cuối cùng khi Cô Dinh còn gắng tự ngồi dậy được (ảnh tư liệu mùa Thu 2019)

Sử sách nước ta chỉ viết Lý Nhân Tông xây cung Hợp Hoan mà không giải thích gì, khiến đời sau phải đoán rằng đấy là chỗ vua ngủ cùng hậu phi, cung nữ.

Chuyện ngủ của vua có lẽ được ghi trong chính sử từ vụ việc vua Đinh Tiên Hoàng bị tên thái giám là Đỗ Thích ám sát trong một đêm say rượu vào tháng 10 năm 973.

Đại Việt sử ký toàn thư chỉ viết “nhân lúc vua ăn yến ban đêm, say rượu nằm trong sân, Thích bèn giết chết, lại giết luôn cả Nam Việt Vương Liễn” khiến đời sau thắc mắc tại sao vua và hoàng tử lại ngủ ngoài sân cung điện. Bởi ai cũng nghĩ vua chúa ban yến dù có ngoài sân chắc cũng phải chăng rạp dựng màn trướng, còn chuyện ngủ thì chỉ bề tôi đem chăn gối ra tận chỗ vua ngồi để phục vụ mà thôi.

Đến vua nối triều Đinh là Lê Hoàn thì chuyện ngủ nghỉ của vua gắn với truyền thuyết về việc vua đánh trận chiến thắng trở về, hoàng hậu Dương Vân Nga ra ngã sông đón tiếp, giăng màn đặt giường để giao hoan. Chuyện này không được sử sách ghi lại, nhưng là giai thoại giải thích về việc con sông được đổi tên là Vân Sàng, nghĩa là giường mây, chính là sông Vân ở Ninh Bình ngày nay.

Sức khoẻ của hoàng hậu gọi là gì
Câu chuyện vua Lê Hoàn và hoàng hậu Dương Vân Nga đã dẫn đến giai thoại về tên con sông Vân Sàng ở Ninh Bình ngày nay.

Còn trong chính sử ghi lại chuyện năm Thiên Phúc thứ 5 (984), vua Lê Hoàn cho xây dựng các cung điện, đặt tên lần lượt là các điện Phong Lưu, Tử Hoa, Bồng Lai, Cực Lạc. Các nhà sử học phân tích rằng các tên điện này đều mang màu sắc Đạo giáo, cùng có ý nghĩa là hoan lạc cả.

Riêng chỗ vua nghỉ, Đại Việt sử ký toàn thư ghi rõ, tên điện là Trường Xuân, có nghĩa là Mùa xuân dài lâu. Điện này không được mô tả kỹ, nhưng cạnh đó là điện Long Bộc lại được viết rõ là mái lợp ngói bạc. Điện Trường Xuân chính là nơi vua Lê Hoàn qua đời tháng 3/1005.

Sang đến thời Lý, kinh đô chuyển từ Hoa Lư về thành Thăng Long, sử ghi việc vua đầu triều Lý Thái Tổ cho xây điện Càn Nguyên làm chỗ vua coi chầu, bên tả (trái) làm điện Tập Hiền, có tính văn, bên hữu là điện Giảng Võ, có tính võ.

Ngay sau đó, vua cho mở cửa Phi Long thông với cung Nghênh Xuân, có nghĩa là con rồng bay qua cửa ấy để đón nhận mùa xuân, ý là hưởng thú vui chăn gối. Sau điện Càn Nguyên có hai điện Long An, Long Thụy được giải thích rõ ràng “làm chỗ cho vua ngủ nghỉ”.

Năm 1029, sau khi kinh thành bị tàn phá bởi sự biến “Loạn tam vương”, vua Lý Thái Tông cho xây dựng lại Tử cấm thành, trong đó có điện Trường Xuân sau điện Thiên Khánh, trên điện Trường Xuân có gác Đồ Long. Từ điện Thiên Khánh nối với điện Thiên An ở phía sau đều có bắc cầu gọi là cầu Phượng Hoàng, cái tên mang đậm nữ tính, ngầm ý rằng đây là nơi đi vào chỗ ở của các cung tần mỹ nữ trong cung.

Cũng giống vua Lê Hoàn, vua Lý Thái Tông cũng băng hà tại điện có tên là Trường Xuân. Nơi sinh hoạt của vua Lý Thánh Tông cũng có tên mang màu sắc Đạo giáo là điện Hội Tiên, nghĩa là gặp gỡ các vị tiên.

Trong câu chuyện về tình nhân ái của vua Lý Thánh Tông với các tù nhân mà Toàn thư ghi lại năm 1055, ta biết được sâu thêm về cách vua sinh hoạt trong điện vào những ngày đại hàn, là "sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn".

Đời vua Lý Nhân Tông, năm 1089 sử có ghi lại sự kiện liên quan đến cung Hợp Hoan, mà không cần phải giải thích công dụng của nó, ai cũng có thể hiểu ngay là để vua... sử dụng để làm gì.

Đời Trần, sử ghi lại chuyện Trần Thái Tông từng xuống chiếu cho các vương hầu tôn thất, khi bãi triều thì vào trong điện và lan đình, vua tôi cùng ăn yến uống rượu với nhau. Hôm nào trời tối không về được thì xếp gối dài, trải chăn rộng, kê giường liền cùng ngủ với nhau để tỏ hết lòng yêu quý nhau.

Anh trai Trần Thái Tông là Trần Liễu, lúc được phong tước Hiển Hoàng, nhân nước to, đi thuyền vào chầu, thấy người phi cũ của triều Lý liền cưỡng dâm ở cung Lệ Thiên. Đình thân hặc tâu, nhưng Trần Liễu chỉ bị giáng cấp xuống làm Hoài Vương, rồi cung Lệ Thiên lại được đổi tên thành cung Thưởng Xuân, nghe có vẻ như vua Trần Thái Tông lấy làm thú vị về hành động này của ông anh lắm.

Từ triều Lê, Toàn thư viết Lê Thái Tổ sau khi đánh đuổi được quân Minh, lên ngôi vua đã cho xây điện Vạn Thọ, Tả, Hữu điện, cùng các điện Kính Thiên, Cần Chính. Các điện Kính Thiên, Cần Chính là nơi vua thiết đại triều và thường triều, nên có lẽ chỗ ở của vua Lê Thái Tổ là điện Vạn Thọ. Sau này, sách Lê triều hội điển cho biết, từ thời Lê Trung Hưng, điện Vạn Thọ là nơi ở của hoàng hậu.

Ông vua trẻ Lê Thái Tông qua đời sau khi ngủ lại ở Lệ Chi Viên của Nguyễn Trãi. Sử chỉ ghi “vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng”, để rồi dẫn đến vụ án tru di tam tộc toàn bộ gia đình vị khai quốc công thần Nguyễn Trãi.

Cái chết của vị vua anh minh Lê Thánh Tông cũng liên quan đến nữ sắc. Theo sử quan Vũ Quỳnh, thì vua có nhiều phi tần quá nên mắc bệnh nặng. Lúc vua ốm nặng, hoàng hậu Trường Lạc, trước bị giam ở cung khác, được vào hầu bệnh mới tỏ lòng ghen tức, giấu thuốc độc trong tay sờ vào chỗ lở trên mình vua, khiến bệnh vua càng nặng thêm rồi băng hà.

Khi nhà Lê bị họ Mạc cướp ngôi, trong công cuộc trung hưng lại nhà Lê, có ghi lại những sự tích thần bí của chúa Chổm (vua Lê Trang Tông sau này), như đến lúc ngủ cũng mang khí chất đế vương vì có rồng chầu, rồi nằm ngủ dang tay dang chân với sự tích “đi chữ đại, trở lại chữ vương” nổi tiếng trong huyền sử.

Sang triều Nguyễn, chốn hậu cung được phân định rõ ràng gồm tam cung và lục viện, trong đó tam cung gồm cung Diên Thọ, cung Trường Sanh (Sinh), và cung Khôn Thái. Còn lục viện gồm các viện Thuận Huy, Đoan Thuận, Đoan Hòa, Đoan Huy, Đoan Trường, Đoan Trang. Các phi, tần, cung nữ chỉ được ở trong các cung, viện được quy định.

Theo tác giả Tôn Thất Bình trong quyển Đời sống trong Tử cấm thành, chỗ ngủ của vua Minh Mạng là ở điện Càn Thành, đó là nơi mà hằng đêm, các viên thái giám lần lượt đưa các cung phi đến ngủ với vua. Vua Minh Mạng có đến hàng trăm bà vợ và có tới 142 người con, nên sau này người ta chế ra bài thuốc "nhất dạ lục giao" được đặt tên là "Minh Mạng thang".

Từ thời vua Khải Định, nhà vua cho xây lầu Kiến Trung với nội thất kiểu Tây phương để làm nơi sinh hoạt. Đến thời vua cuối cùng của nước ta là Bảo Đại, nhà vua sinh hoạt hoàn toàn theo kiểu phương Tây, ở cùng Nam Phương Hoàng Hậu và 5 người con tại lầu Kiến Trung.