Sự tự tin quá mức trên thị trường chứng khoán

Những thiệt hại, tổn thất lớn nhất thường tìm đến NĐT khi họ tự tin một cách thái quá về khả năng chiến thắng của mình. Đừng bao giờ ngủ quên trên chiến thắng, luôn luôn kiềm chế, tuân thủ kỷ luật vào những thời điểm hưng phấn nhất là bí quyết bảo toàn thành quả. 

Sự tự tin quá mức trên thị trường chứng khoán

Sự quá tự tin có thể được hiểu như một niềm tin thiếu cơ sở về khả năng nhận thức, đánh giá và lý luận mang tính trực giác của một người. Những NĐT mắc khuynh hướng này đánh giá quá cao cả khả năng dự đoán và độ chính xác của những thông tin mà họ đang sở hữu. Người ta thường ước lượng kém xác suất đo lường – những sự kiện họ nghĩ chắc chắn xảy ra thường cách rất xa xác suất 100% chắc chắn xảy ra. Trong ngắn hạn, NĐT thường nghĩ rằng họ thông minh hơn và có những thông tin tốt hơn mức mà họ thực sự sở hữu. Ví dụ, họ có thể nhận được 1 nhận định nào đó từ nhà môi giới hoặc đọc vài thông tin trên internet, sau đó, ngay lập tức họ hành động, đưa ra một quyết định đầu tư dựa trên những hiểu biết trước đó.

Cụ thể, có 2 loại quá tự tin là: quá tự tin về dự báo và quá tự tin về tính chắc chắn.

Quá tự tin về khả năng dự báo: khi định giá giá trị của 1 cổ phiếu, một NĐT quá tự tin sẽ đưa ra một phạm vi quá hẹp đối với độ dao động của cổ phiếu, chẳng hạn dự đoán 1 cổ phiếu chỉ dao động trong tầm 10% thua lỗ tối đa, trong khi lịch sử cho thấy những biến động lớn hơn nhiều. Hàm ý của điều này là những NĐT đã đánh giá quá thấp khía cạnh rủi ro của danh mục đầu tư.

Quá tự tin về tính chắc chắn: những NĐT thường quá chắc chắn về những nhận định của họ. Ví dụ, khi cho rằng một công ty là một khoản đầu tư tốt, người ta thường bị che mờ trước những khả năng thua lỗ và sau đó cảm thấy ngạc nhiên hoặc thất vọng khi khoản đầu tư cho hiệu quả kém. Hành vi này đưa nhà đầu tư rơi vào một khuynh hướng sai lầm là cố gắng tìm kiếm “cổ phiếu nóng tiếp theo”. Do đó, những NĐT có khuynh hướng mắc phải sự quá tự tin về tính chắc chắn thường giao dịch quá nhiều, liên tục đưa ra các “quyết định trong phiên” và có thể nắm giữ một danh mục không được đa dạng hóa đủ tốt.
Khuynh hướng sai lầm do quá tự tin về dự đoán cũng như quá tự tin về tính chắc chắn đều đưa NĐT đến các loại sai lầm đầu tư như bên dưới:

1. Những NĐT quá tự tin đánh giá quá cao khả năng của họkhi đánh giá một công ty như một khoản đầu tư tiềm năng. Kết quả là, họ có thể bị che mờ trước bất cứ thông tin tiêu cực mà thông thường có thể chỉ ra một dấu hiệu cảnh báo rằng hoặc là không nên mua cổ phiếu đó hoặc là nên bán cổ phiếu mà họ đã mua.

Ví dụ: một NĐT đưa ra nhận định rất lạc quan về cổ phiếu HPG, sau đó, DN công bố thông tin phát hành thêm. NĐT sẽ chậm thay đổi quyết định của mình do hầu như bị che mờ bởi khía cạnh rủi ro mà thông tin này có thể tác động tiêu cực lên giá cổ phiếu.

Lời khuyên: Đối với những NĐT có khuynh hướng liên tục tìm kiếm các cổ phiếu nóng, nhà tư vấn nên yêu cầu họ xem xét lại lịch sử giao dịch của mình trong 2 năm gần nhất và tính toán hiệu quả của nó. Thông thường thì, kết quả giao dịch sẽ cho ra những hiệu quả thấp kém.

2. Những NĐT quá tự tin có thể giao dịch một cách quá mứcnhư một hệ quả của niềm tin rằng họ sở hữu những kiến thức đặc biệt mà những người khác không có. Hành vi giao dịch quá mức thường dẫn đến những kết quả giảm sút theo thời gian.

Ví dụ: NĐT mắc phải sai lầm này thường liên tục tìm kiếm các cổ phiếu tiềm năng mới và đưa ra các “quyết định trong phiên”. Tức là sau khi chốt lời hoặc thậm chí là cắt lỗ mã cổ phiếu nào đó, NĐT nhanh chóng đưa ra quyết định mua một cổ phiếu khác một cách thiêu suy xét. Tần suất các quyết định đầu tư càng dày rõ ràng chất lượng các quyết định đó càng giảm sút do ít mức độ đầu tư thời gian để tìm hiểu, ngâm cứu. Hơn nữa, các “quyết định trong phiên” thường bị chi phối bởi các biến động thị trường, do đó nó thường là hệ quả của sự bốc đồng về tâm lý hơn là các quyết định đầu tư có lý trí; các công cụ PTKT lại càng tiếp tay nhanh cho các quyết định kiểu này. Rõ ràng, trading với tần xuất càng nhiều hiệu quả đầu tư sẽ càng giảm, không những gây phát sinh chi phí giao dịch mà hiệu quả của quyết định đầu tư bị giảm sút do thiếu mức độ tìm hiểu, phân tích. Nhưng thông thường, các NĐT ít chịu nhìn nhận lại điểm này, như thế họ là một thiên tài có thể nhanh chóng tìm các cổ phiếu tiềm năng chỉ sau vài cú click chuột.

Lời khuyên: Khi 1 NĐT đang cho thấy dấu hiệu giao dịch quá nhiều, cách tốt nhất là yêu cầu họ giữ lại lịch sử từng giao dịch cụ thể và tính toán hiệu quả của các giao dịch đó. Điều này sẽ chứng minh được mức độ tác hại của việc giao dịch quá mức. Bởi vì sự quá tự tin là một loại sai lầm mang tính nhận thức nên những thông tin cập nhật sẽ giúp họ hiểu những sai lầm mà họ đang mắc phải.

3. Bởi vì họ không biết, hoặc không hiểu, hoặc không lật lại các thống kê về hiệu quả đầu tư quá khứ, những NĐT quá tự tin có thể đánh giá quá thấp khía cạnh rủi ro.Kết quả là, họ có thể thất vọng khi chứng kiến hiệu quả danh mục nghèo nàn.

Ví dụ: trong đầu tư hoặc khuyến nghị đầu tư, các NĐT thường tưởng tượng về các thành quả lợi nhuận “bất thường” hơn là tập trung đánh giá đầy đủ các khía cạnh rủi ro khi đầu tư vào 1 cổ phiếu. Do đó, khi các biến động bất lợi cổ phiểu xảy ra, NĐT thường hay bị động và phản ứng chậm trong các quyết định quan trọng như nên nắm giữ hay cắt lỗ, để rồi rơi vào trạng thái kẹp hàng thụ động, “tự phong” cho mình là NĐT dài hạn trong khi ban đầu mục đích của họ là đầu cơ ngắn hạn.

Lời khuyên: nhà tư vấn nên yêu cầu NĐT đánh giá vấn đề ở cả 2 mặt: lợi nhuận và rủi ro. Thứ nhất, review lại giao dịch hoặc những cổ phiếu đang nắm giữ có thể là một cổ phiếu có tiềm năng lợi nhuận kém, sử dụng bằng chứng này để phát họa ra sự nguy hại của sự quá tự tin. Thứ hai, chỉ ra những nghiên cứu và thực nghiệm thị trường để chứng minh thị trường thường biến động mạnh hơn dự kiến.

4. Những NĐT quá tự tin nắm giữ những danh mục cô đặc, bằng cách chấp nhận rủi ro nhiều hơn mà không có một sự thay đổi trong mức chấp nhận rủi ro. Thường thì những NĐT quá tự tin thậm chí không nhận thức được rằng họ đang chấp nhận rủi ro nhiều hơn mức rủi ro thông thường mà họ có thể chấp nhận.

Những NĐT quá tự tin đánh giá quá cao nhận định của bản thân họ về một cổ phiếu nào đó hơn là nhận định của người khác. Sự tự tin không cân đối trong đánh giá cá nhân của 1 người dẫn đến sự khác biệt trong ý kiến, là cái tác động lên giao dịch. Những NĐT lý trí chỉ giao dịch và mua thông tin khi nó làm tăng lợi nhuận của họ. Những NĐT quá tự tin giảm lợi nhuận của họ bằng cách giao dịch quá nhiều; họ có 1 niềm tin không thực tế về mức lợi nhuận cao chót vót và tính chắc chắn của những khoản lợi nhuận mà họ nghĩ là có thể đạt được, và chi tiêu quá nhiều nguồn lực bao gồm đầu tư vào thông tin. Thậm chí họ có thể đẩy mạnh giao dịch khi sự thực rằng họ đang thua lỗ.

Mô hình về sự quá tự tin của NĐT cho thấy rằng do đàn ông là tự tin hơn phụ nữ, nên họ sẽ giao dịch nhiều hơn và kết quả là hiệu quả kém hơn phụ nữ. Trong nghiên cứu của Barber và Odean chỉ ra rằng hiệu quả danh mục sẽ tốt hơn mức trung bình nếu cả đàn ông và phụ nữ nắm giữ 1 danh mục không đổi từ đầu năm đến cuối năm.

Nhìn chung, những cổ phiếu mà những NĐT cá nhân đã bán lại có tỷ suất sinh lời lớn hơn tỷ suất sinh lời của những cổ phiếu mà họ mua mới. Cổ phiếu mà đàn ông đã mua có tỷ suất sinh lời thấp hơn 20% so với cổ phiếu mà họ đã bán, đối với phụ nữ là 17%.

Tóm lại, sự quá tự tin là một nhân tố gây nguy hại đến tài sản của bạn.

Thực tế chứng minh rằng các quỹ và các NĐT cá nhân có tần suất giao dịch cao nhất lại kiếm được lợi nhuận thấp nhất trên thị trường.

P/S: khuynh hướng quá tự tin là sai lầm mà bất cứ NĐT trên TT nào cũng khó tránh khỏi. Do đó, trong quá trình đầu tư, luôn luôn thực hiện các bài test bên trên, nhìn lại hiệu quả và lịch sử giao dịch để sớm nhận diện ra các sai lầm như vậy nhằm hạn chế những rủi ro tiềm tàng do đặc tính sai lầm do quá tự tin gây ra.

VIET EURO

Biên soạn từ “Behavioral Finance and Wealth Management”. Micheal M.Pompian.

Ads by Adpia

Sự tự tin quá mức trên thị trường chứng khoán


Bạn có thể đọc thêm:

Tâm lý thị trường chứng khoán là gì?

Tâm lý thị trường hiểu một cách đơn giản là cảm xúc hiện tại của nhà đầu tư đối với một tài sản cụ thể trên thị trường tài chính nói chung. Tâm lý thị trường nói chung thể hiện được tỷ lệ người mua – bán ở thời điểm hiện tại. Mỗi nhà đầu tư lại có những ý kiến và cách giải thích riêng về chuyển động của thị trường. Tuy nhiên, tâm lý chứng khoán không dễ đoán bởi mỗi nhà đầu tư lại có những quan điểm riêng. Đây là một công cụ phụ trợ cho phép bạn đánh giá được những xu hướng và dự đoán các tiềm năng.

Những tâm lý phổ biến của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán

Tâm lý đám đông – những hành động và quyết định theo đám đông

Hành động theo đám đông được xem là trạng thái tâm lý thể hiện sự tương đồng trong tư duy, suy nghĩ của một nhóm các nhà đầu tư. Chính những sự tương đồng trong tư duy này dẫn đến những hành động và quyết định hướng theo số đông. Hiệu ứng đám đông này tác động không nhỏ đến dòng suy nghĩ của nhà đầu tư, theo đó họ có thể đưa ra những quyết định có phần cảm tính theo đa số mọi người.

Trong thị trường chứng khoán, việc một đám đông cùng mua vào một cổ phiếu sẽ làm cho giá cổ phiếu cao hơn mức giá thực. Do đó sẽ gây ra những ảnh hưởng đến cung cầu thị trường. Trái lại, khi nhiều nhà đầu tư lo sợ giá cổ phiếu giảm nhất định sẽ cùng nhau bán tháo để cắt lỗ.

Tâm lý bầy đàn luôn tồn tại trong thị trường đầu tư do nhiều nhà đầu tư còn thiếu kinh nghiệm, chưa có nhiều kiến thức về thị trường và không nắm bắt đầy đủ thông tin….Nhà đầu tư cần chuẩn bị kiến thức đầy đủ, cập nhật tin tức cũng như bồi dưỡng chuyên sâu để tránh bị đám đông ảnh hưởng.

Tâm lý sợ thua lỗ – trạng thái tâm lý chứng khoán lo sợ rằng mình sẽ mắc sai lầm

Đây vốn là trạng thái tâm lý phổ biến đối với hầu hết nhà đầu tư. Bởi tâm lý sợ thua lỗ sẽ thường xuyên xảy đến khi Nhà đầu tư đối mặt với những tình huống không đoán trước. Nhưng trường hợp rủi ro phổ biến nhất chính là vì giữ lại những mã chứng khoán đang giảm giá và luôn “hy vọng” rằng nó sẽ tăng trở lại. Việc đứng chông chênh giữa giữ cổ phiếu hoặc không sẽ đẩy nhà đầu tư ở trạng thái tâm lý lo sợ rằng mình sẽ mắc sai lầm.

Vậy vì sao nhà đầu tư thường có tâm lý sợ thua lỗ? Trong đầu tư chứng khoán, yếu tố tâm lý sợ thua lỗ này xuất phát từ việc thiếu tự tin vào bản thân. Đặc biệt là chưa trang bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong đầu tư chứng khoán. Nếu cứ để trạng thái tâm lý sợ thua lỗ, nhà đầu tư sẽ trở nên lưỡng lự và bỏ qua những thời điểm để có lợi nhuận tốt.

Những yếu tố tâm lý vốn luôn tác động mạnh đến những quyết định đầu tư của mỗi cá nhân. Mỗi nhà đầu tư có lượng kiến thức, sự am hiểu cũng như phong cách riêng trong đầu tư. Do đó, nếu muốn thành công trên thị trường chứng khoán, bạn cần hạn chế tối đa các yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định đầu tư.

Tâm lý lạc quan quá mức – niềm tin vượt xa những khả năng thực tế

Trái với tâm lý lo sợ rủi ro, không ít nhà đầu tư lại có những tâm lý lạc quan quá mức. Điều này có thể lý giải là xuất phát từ sự tự tin thái quá với các quyết định đầu tư của mình. Một cách cụ thể, những nhà đầu tư này có niềm tin “mãnh liệt” trong tương lai rằng các quyết định sẽ tốt hơn trong thực tế đang diễn ra. Tâm lý đầu tư này sẽ giúp kích thíchkhả năng đầu tư trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, tâm lý lạc quan quá mức này cũng có thể gây ra tác động tiêu cực. Nhất là khi Nhà đầu tư chấp nhận rủi ro và không biết điểm dừng dù đang thua lỗ.

Tâm lý tự tin hơn người – không lường trước những bất ngờ của thị trường

Tương tự với tâm lý lạc quan là tâm lý tự tin hơn người vốn luôn tồn tại ở không ít nhà đầu tư giàu kinh nghiệm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ, mục tiêu và hành vi đầu tư của các nhà đầu tư. Khi có tâm lý này, nhiều nhà đầu tư luôn tin rằng mình có kiến thức đặc biệt hơn người, lựa chọn cổ phiếu cũng như hiểu rõ thị trường.

Tự tin thái quá là tâm lý chứng khoán phổ biến trong các nhà đầu tư. Mặc dù có những lợi ích nhất định như tính quyết đoán, nắm bắt cơ hội thị trường. Thế nhưng, những nhà đầu tư quá tự tin cũng có thể nhận được tỷ suất sinh lời thấp hơn thị trường. Nhất là khi thị trường chứng khoán luôn ẩn chứa rất nhiều điều bất ngờ khó lường. Do đó, ngoài việc liên tục cập nhật thông tin, kiến thức cũng như những nhận định thị trường, nhà đầu tư nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia hay nhà đầu tư khác. Từ đó có các góc nhìn đa chiều hơn về thị trường, đồng thời gia tăng tỷ suất sinh lợi cao hơn.

Làm sao để giữ vững tâm lý khi đầu tư?

Để có chiến lược đầu tư đúng đắn và giữ vững tâm lý chứng khoán trước thị trường, nhà đầu tư cần đề ra những tiêu chí cho riêng mình. Các chuyên gia Gia Cát Lợi chia sẻ cùng bạn những phương pháp dành riêng cho nhà đầu tư để giữ vững tâm lý chứng khoán. Qua đó có bước tiến đầu tư hiệu quả và an toàn hơn.

Có chiến lược chỉnh nhu

Trong bất cứ lĩnh vực nào thì hoạch định chiến lược luôn là yêu cầu cực kỳ quan trọng để có những định hướng và hành động đúng đắn. Để tránh bị tác động bởi các yếu tố khách quan của thị trường, bạn cần có kế hoạch đầu tư rõ ràng, rành mạch cho từng mã cố phiếu. Cũng như chú ý xem xét tỷ trọng của các cổ phiếu, “không bỏ tất cả trứng vào một rổ” – không dồn tất cả “vốn liếng” vào chỉ 1 hay 2 mã cổ phiếu. Ví dụ cụ thể: không nên mua quá 40% cho 1 mã cổ phiếu, đồng thời cần mua thành nhiều giai đoạn. Khi đã có kế hoạch, chiến lược đầu

Luôn trang bị và cập nhật kiến thức

Không chỉ riêng trong đầu tư chứng khoán, mà bất cứ lĩnh vực đầu tư nào cũng cần kiến thức và sự tập trung. Nhất là khi thị trường luôn biến động và đòi hỏi nhiều nguồn thông tin. Mặc dù sự phát triển của công nghệ sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng nắm bắt thông tin tổng hợp hơn về doanh nghiệp. Cũng như những tin tức về ngành, lĩnh vực hay kinh tế nói chung một cách nhanh chóng. Thế nhưng không phải mọi thông tin mà bạn nhìn thấy đều có thể giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Việc chọn lọc những nguồn tin thực sự cần thiết sẽ giúp nhà đầu tư giảm bớt rủi ro khi giao dịch chứng khoán. Ví dụ cụ thể: khi nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu trung hoặc dài hạn sẽ không cần quá quan tâm đến biến động của thị trường trong khoảng thời gian ngắn.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư, điều chỉnh tâm lý cá nhân

Sự tự tin quá mức trên thị trường chứng khoán

Đa dạng hóa danh mục đầu tư là một phương pháp hữu hiệu để điều chỉnh tâm lý của bạn khi đầu tư nói chung, không chỉ trong thị trường chứng khoán. Vì đầu tư là một quá trình dài, cần nhiều kiến thức đa lĩnh vực nên một khi có đủ nguồn vốn và cái nhìn tổng quát về thị trường, thì đa dạng hóa danh mục đầu tư là rất cần thiết. Bên cạnh thị trường chứng khoán, kênh đầu tư hàng hóa cũng đang được xem là một trong những kênh đầu tư cực kỳ tiềm năng trong năm 2022. Với những ưu điểm vượt trội về tính an toàn, minh bạch, lợi nhuận, tính linh hoạt cao, không mất phí qua đêm, thanh khoản cao,…

Như vậy, việc đa dạng mục danh mục hóa đầu tư được xem là tiêu chí tiên quyết trong việc điều chỉnh tâm lý giao dịch khi trên thị trường nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Với việc có nhiều kênh đầu tư, bạn sẽ rèn luyện được tư duy và cảm xúc, làm chủ được tâm lý khi phải luôn thôi thúc bản thân cẩn trọng nhưng đồng thời kiên quyết trong từng hành động giao dịch của mình.

Nếu bạn muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư, tìm hiểu về kênh đầu tư hàng hóa, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Gia Cát Lợi tự hào là thành viên TOP đầu của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam, mang đến sự hỗ trợ và tư vấn tốt nhất cho quý khách hàng trong suốt hành trình đầu tư của mình.

Sự tự tin quá mức trên thị trường chứng khoán

CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH HÀNG HÓA GIA CÁT LỢI – Thành viên TOP đầu thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam

Địa chỉ: 163 Nguyễn Thị Nhung, KDC Vạn Phúc 1, Quốc Lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Facebook: https://www.facebook.com/GiaCatLoiofficial/

Website: https://dautuhanghoa.vn