Sự khác nhau giữa phim điện ảnh và phim truyền hình

Phim điện ảnh và phim truyền hình: Nhầm lẫn sẽ dẫn đến ứng xử không chuẩn xác

Thứ Hai 20/09/2021 | 09:52 GMT+7

VHO-Có một thực tế là một bộ phận công chúng vẫn chưa thực sự hiểu để phân biệt phim điện ảnh và truyền hình khác nhau cái gì. Làm sao để phân biệt hai thể thức biểu hiện ấy khi chúng đều lấy hình ảnh làm phương tiện truyền tải? Tôi còn nhớ có một cán bộ khi được mời xem bộ phim điện ảnh (thời còn phổ biến phim nhựa) có bản quyền và đang trong quá trình cấp phép phát hành, đã nói với cấp dưới rằng “kiếm cho anh đĩa phim này”. Đề nghị nghe thật hài hước, bởi với phim có bản quyền, việc sao chép mà không được sự cho phép của chủ sở hữu phim là nghiêm cấm dưới mọi hình thức, mọi đối tượng.

» Xem thêm

» Thu gọn
Chủ đề:
  • Phân biệt các loại phim
  • Phim điện ảnh
  • Phim truyền hình
  • Phim nhựa
  • Phim video
  • Lý thuyết điện ảnh
  • Lý thuyết sân khấu
  • Tài liệu điện ảnh
  • Tài liệu sân khấu
Download
Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Phân biệt các loại phim: Điện ảnh, Truyền hình, Nhựa, Video Phim điện ảnh: là phim nhựa được làm để chiếu tại rạp, để phân biệt với phim video sử dụng băng hay đĩa và thường dùng cho truyền hình. Phim nhựa là loại phim được làm từ các vật liệu cơ bản như polyme, gelatin, bromua bạc. Nó có độ nhậy sáng và mịn hạt rất cao nên hiệu quả tạo hình và thẩm mỹ rất cao. Kích thước phổ biến của phim nhựa là 8 mm, 16 mm, 35 mm, 70 mm. Ngày nay phim chiếu rạp chủ yếu sử dụng phim mầu 35 mm. Các nhà làm phim bao giờ cũng mơ ước làm phim nhựa để thỏa mãn khao khát nghệ thuật của mình bởi ưu thế hơn hẳn của phim nhựa so với phim video hay phim truyền hình chính ở hiệu năng tạo hình và thẩm mỹ cao của hai kênh nghe - nhìn khi phim được chiếu trên màn ảnh lớn ở rạp. Phim video: là phim được máy quay video thu hình trên băng từ (VHS, umatic, Betacam) hoặc đĩa kỹ thuật số (DVD) sau đó được dựng làm hậu kỳ theo công nghệ video. Video có nghĩa là phần hình ảnh cũng tựa như audio có nghĩa là phần âm thanh. Người ta làm phim video để: Phát sóng trên truyền hình Phát hành băng, đĩa qua các đại lý, siêu thị Làm phim cá nhân như quay cảnh đám cưới, đám ma, sinh nhật, du lịch....
  2. Cũng như phim điện ảnh, phim video có nhiều thể loại và mỗi thể loại có những yêu cầu khác nhau. Phim video có quy trình công nghệ đơn giản, tiện lợi hơn phim điện ảnh do được sự hỗ trợ của thiết bị kỹ thuật có phần đơn giản nhẹ nhàng hơn. Vì vậy thời gian làm phim video cũng nhanh hơn và giá thành hạ hơn rất nhiều. Tất nhiên về chất lượng tạo hình, phim video cũng còn thấp hơn so với phim điện ảnh. Phim video còn là loại phim được chuyển từ phim điện ảnh sang băng, đĩa từ VCD hoặc đĩa kỹ thuật số DVD để lưu hành rộng rãi, tiện lợi và giá hạ. Nếu muốn xem loại phim này qua màn hình lớn thì: hoặc phải có tivi lớn trên 40 inch hoặc là phải có thêm đầu phóng lên màn vải. Tóm lại, tuy chất lượng tạo hình còn kém phim điện ảnh nhưng phim video lại có lợi thế là dễ làm, rẻ, tiện lợi, phổ cập. Phim truyền hình là: phim làm để phát sóng trên truyền hình. Chúng có thể được thu hình trên băng từ, đĩa kỹ thuật số hoặc trên cả phim nhựa 16 ly. Đặc điểm chung là khuôn hình thuờng hẹp, cỡ cảnh thường lớn hơn phim điện ảnh chiếu rạp, do hạn chế đáng kể về độ lớn và cả chiều sâu cũng như độ nét của màn ảnh tivi. Vì vậy phim truyền hình cũng có những hạn chế nghệ thuật thẩm mỹ nhất định so với phim điện ảnh. Phim truyền hình có nhiều loại như phim điện ảnh là phim truyện, phim tài liệu, phim hoạt hình. Phim truyền hình có giá thành rẻ hơn phim điện ảnh chiếu rạp nhiều lần do công nghệ - kỹ thuật chế tác đơn giản, gọn nhẹ và nhanh hơn. Tuy nhiên để làm được phim truyền hình hay nhiều người xem và ăn khách vẫn là công việc khó khăn không kém so với làm phim điện ảnh, vẫn là sự sáng tạo khổ công và tài năng cao.
  3. Hiện nay ở Việt Nam hàng năm sản xuất khoảng sáu, bảy trăm đầu phim truyện truyền hình, mới đảm bảo được khoảng vài chục phần trăm thời lượng phát sóng phim truyện cho truyền hình cả nước. Số phim truyền hình còn lại được chiếu thường là phim của Hồng Kông, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ý... Các đài nhà nước có xưởng phim truyền hình lớn nhất nước là VFC - Trung tâm Phim Truyền hình Đài Truyền hình Việt nam, Hãng Phim Truyền Hình TP.Hồ Chí Minh(TFS). Ngoài ra nhiều đài cấp tỉnh cũng làm phim truyền hình - truyện và tài liệu - để phát sóng và trao đổi với các đài khác trong nước. Hiện phim truyền hình Việt nam mới chủ yếu là phục vụ phát sóng trong nước (có kèm quảng cáo khá đắt nếu vào giờ Vàng - 3 show ngắn chừng gần 100 triệu VNĐ) cho người dân có máy tại nhà xem miễn phí (trừ số ít có thu tiền qua cáp và các tivi thuê bao) chứ chưa đủ chất lượng và khả năng vươn ra thị trường thế giới như phim truyền hình nhiều nước. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều ngoại lệ đối với các phim do TFS sản xuất, phần lớn các phim do TFS sản xuất từ năm 2004 đã được trình chiếu trên các kênh truyền hình và hê thống phim gia đình tại Mỹ như các Phim Dốc tình, Hướng Nghiệp, Blouse trắng... riêng phim Đất phương nam của TFS được nhà phát hành phim Mỹ Gerry Herman mua bản quyền và chuyển sang đĩa DVD xuất sang thị trường Mỹ khá thành công vào năm 2004. Phim 39 độ yêu của Việt phim bán được cho Malaysia trong hội chợ phim Hồng Kông cũng năm 2004
  4. Sự khác nhau giữa phim điện ảnh và phim truyền hình Chúng ta thường nghe đến khái niệm quen thuộc như phim điện ảnh và phim truyền hình. Ban đầu, chúng ta – những người không chuyên về điện ảnh - đều nghĩ phim điện ảnh và phim truyền hình đều là phim, đều chiếu phục vụ khan giả vì mục đích nào đó. Nhưng một câu hỏi đặt ra là vì sao lại có sự khác biệt giữa hai cái tên phim điện ảnh và phim truyền hình. Bạn đọc hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Phim truyền hình Phim truyền hình là các thể loại phim được sản xuất đại trà để phát sóng trên các kênh truyền hình một cách rộng rãi. Tuy không thu tiền trực tiếp từ người xem truyền hình nhưng phim truyền hình có thể kiếm tiền nếu chúng thu hút nhiều người xem, bằng cách bán các quảng cáo giá cao xen kẽ trong thời gian chiếu phim. Bên cạnh đó, một phần trong doanh thu của phim truyền hình cũng đến từ cước phí truyền hình cáp. Chúng có thể được thu hình trên băng từ, đĩa kỹ thuật số hoặc trên cả phim nhựa 16 ly. Đặc điểm chung là khuôn hình thuờng hẹp, cỡ cảnh thường lớn hơn phim điện ảnh chiếu rạp, do hạn chế đáng kể về độ lớn và cả chiều sâu cũng như độ nét của màn ảnh tivi. Vì vậy phim truyền hình cũng có những hạn chế nghệ thuật thẩm mỹ nhất định so với phim điện ảnh. Phim truyền hình có nhiều loại như: phim truyện, phim tài liệu, phim hoạt hình. Phim truyền hình có giá thành rẻ hơn phim điện ảnh chiếu rạp nhiều lần do công nghệ - kỹ thuật chế tác đơn giản, gọn nhẹ và nhanh hơn. Tuy nhiên để làm được phim truyền hình hay, nhiều người xem và ăn khách vẫn là công việc khó khăn không kém so với làm phim điện ảnh, phụ thuộc nhiều vào sự sáng tạo khổ công và tài năng cao.
  5. Hiện nay ở Việt Nam hàng năm sản xuất khoảng sáu, bảy trăm đầu phim truyện truyền hình, mới đảm bảo được khoảng vài chục phần trăm thời lượng phát sóng phim truyện cho truyền hình cả nước. Số phim truyền hình còn lại được chiếu thường là phim của Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ý... Các đài nhà nước có xưởng phim truyền hình lớn nhất nước là VFC - Trung tâm Phim Truyền hình Đài Truyền hình Việt Nam, Hãng Phim Truyền Hình TP. Hồ Chí Minh (TFS). Ngoài ra nhiều đài cấp tỉnh cũng làm phim truyền hình, phim truyện và tài liệu để phát sóng và trao đổi với các đài khác trong nước. Phim điện ảnh Phim điện ảnh là những bộ phim khi được sản xuất ra sẽ được chiếu tại rạp trước tiên, trên những màn ảnh khổng lồ. Đôi khi cũng có những bộ phim điện ảnh được phát hành dưới dạng DVD mà không chiếu rạp. Các phim điện ảnh cũng có thể là một phần hoặc nhiều phần (các phần có thể liên quan với nhau hoặc không).VD: "Áo Lụa Hà Đông" là phim điện ảnh 1 phần, "007" là phim điện ảnh nhiều phần không liên quan đến nhau, còn "Chúa Tể Những Chiếc Nhẩn" là phim điện ảnh nhiều phần có liên quan đến nhau. Các phim điện ảnh cũng được phát hành dưới dạng DVD. Ở Việt Nam khi ra rạp chúng ta chỉ có thể xem những bộ phim điện ảnh, còn khi bật TV lên chúng ta lại có thể xem được cả phim điện ảnh lẫn phim truyền hình. Nhưng những bộ phim điện ảnh khi được chiếu trên truyền hình thì sẽ bị thay đổi 1 chút để cho giống phim truyền hình. Đó là khung hình trên và dưới sẽ được kéo giãn ra tối đa thể phủ lấp những khoảng đen của phim điện ảnh (người ta thường gọi là màn ảnh rộng và màn ảnh nhỏ, cũng có thể phân biệt qua cách quay phim. Phim truyền hình có những góc quay riêng của nó, nhưng đa số là lập lại giống nhau, còn phim điện ảnh đôi khi có những góc quay đặc biệt, sáng tạo.
  6. PHIM NHỰA LÀ GÌ – KHÁI NIỆM VỀ PHIM NHỰA. Nếu như ai đã và đang theo đuổi con đường Đạo diễn, diễn xuất hay thậm chí là biên kịch đều có ước mơ cháy bỏng là được một lần trong đời được cháy hết mình vào một tác phẩm Phim Điện ảnh hay còn gọi là phim nhựa. Vậy phim nhựa là gì? vì sao phim nhựa lại được tôn vinh như thần thánh đến vậy, phải chăng nó là đẳng cấp là tột cùng vinh quang của những người làm nghề, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về dòng phim này nhé. PHIM NHỰA LÀ GÌ VÀ TẠI SAO LẠI GỌI LÀ PHIM NHỰA? Phim nhựa hay còn gọi là phim điện ảnh, được in tráng trên những cuộn phim bằng nhựa tùy theo kích thước..thường được sử dụng để trình chiếu trong các rạp chiếu phim, thông qua một hệ thống máy chiếu chuyên biệt. Là một chuẩn phim lâu đời nhất trong lịch sử điện ảnh của nhân loại, phim nhựa có mặt ngay từ những ngày đầu sơ khai của điện ảnh và được xem như là chất liệu chính mà các nhà làm phim dùng để truyền tải những hình ảnh được ghi lại từ máy quay. Cuộn Phim tiêu chuẩn 35mm Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển với nhiều lần thay đổi về kích thước cũng như công nghệ và hơn hết dòng phim này đang chịu rất nhiều thách thức từ các sản phẩm công nghệ số khác, nhưng phim nhựa vẫn đóng một vai trò không thể thay thế trong nền công nghiệp điện
  7. ảnh hiện đại. Trong bài chi sẻ về kiến thức điện ảnh kỳ này, kyxaodienanh.com sẽ giới thiệu đến các bạn những nét khái quát về phim nhựa một chuẩn phim được xem là đỉnh cao của điện ảnh. CẤU TẠO VÀ CÁC CHUẨN PHIM NHỰA. PHIM NHỰA ĐƯỢC CHẾ TẠO TỪ CHẤT LIỆU GÌ? Được chế tạo dựa trên các vật liệu cơ bản với các thành phần như Polyme, Gelatin, Phủ Bromua Bạc. Phim nhựa có độ nhạy sáng và độ mịn rất cao, nên chính vì thế nó cho ra đời những sản phẩm nghe nhìn có chất lượng hình ảnh rất đẹp. CÓ BAO NHIÊU CHỦNG LOẠI PHIM NHỰA? Phim nhựa bao gồm 4 chủng loại, được phân biệt dựa trên kích thước mà các nhà làm phim áp dụng theo từng giai đoạn phát triển khác nhau của điện ảnh bao gồm loại phim 8mm, 16mm, 35mm và 70mm. Nhưng hiện nay trong các rạp chiếu phim hiện đại, người ta chỉ còn sử dụng chuẩn phim kích thước 35mm. Các mẫu phim nhựa
  8. CÁCH LÀM PHIM NHỰA GIỐNG VÀ KHÁC PHIM TRUYỀN HÌNH NHƯ THẾ NÀO? Giống nhau: vì đều là những sản phẩm nghệ thuật mang tính giải trí, cách người ta thực hiện một tác phẩm điện ảnh hay truyền hình là không khác nhau, nói cách khác là nhân sự đoàn phim, từ khâu biên kịch cho đến chỉ đạo diễn xuất đều giống như nhau. Khác nhau: là ở khâu kỹ thuật cuối cùng phim truyền hình được kết xuất final và lưu trữ trên các hệ thống băng từ, HDD hay các thiết bị lưu trữ kỹ thuật số với chuẩn dành riêng cho truyền hình. Còn phim điện ảnh được in tráng trên các cuộn phim nhựa chuyên dụng với chuẩn hình ảnh khác biệt hơn. Tất nhiên với dòng phim nhựa, với những kỹ thuật phức tạp đòi hỏi phải có mức đầu tư kinh phí cao nên vì thế giá thành để sản xuất một bộ phim nhựa cao hơn rất nhiều lần so với một tác phẩm truyền hình. có rất nhiều người cho rằng phim nhựa là phim dùng để làm những bộ phim lẻ và phim nhựa dùng để chiếu ở rạp, còn phim truyền hình thì chiếu trên truyền hình. Suy nghĩ đó chỉ đúng 1 phần về loại hình và phương tiện công chiếu. Trên thực tế đã có rất nhiều bộ phim nhựa được quay theo Series, điều quan trọng ở đây không phải là số lượng tập phim mà chính là nguồn vốn đầu tư. PHIM NHỰA NGHỆ THUẬT HƠN PHIM TRUYỀN HÌNH? Giá trị nghệ thuật của một bộ phim không bao giờ dựa trên tiêu chí kỹ thuật đơn thuần, chính vì thế thật sai lầm nếu bạn suy nghĩ phim Nhựa tức là phim nghê thuật. Yếu tố nghệ thuật được hình thành từ khâu kịch bản, diễn xuất và những yếu tố khác như góc máy, âm thanh…Chứ nó không xuất phát từ nguồn gốc lưu trữ của bộ phim hay thiết bị công chiếu.
  9. VÌ SAO PHIM NHỰA LUÔN ĐƯỢC XEM LÀ ĐỈNH CAO CỦA NGHỆ THUẬT THỨ 7? Lý do vì sao mà những bộ phim điện ảnh luôn cuốn hút, bởi chính vì giá thành đắt đỏ trong quá trình sản xuất, nên các nhà sản xuất phim rất kỹ trong khâu chọn lựa kịch bản, đa phần những tác phẩm điện ảnh đều là những tác phẩm được chăm chút đến từng khung hình. Bối cảnh trong phim : Dạ yến Với kinh phí đầu tư vượt trội như thế, tất nhiên hiệu quả hình ảnh cộng với sự hỗ trợ của các thiết bị âm thanh chuyên nghiệp được lắp đặt trong các rạp chiếu phim, đã truyền tải và thỏa mãn cả hai giác quan thính giác và thị giác của khán giả. chính vì thế Phim điện ảnh luôn là loại hình giải trí, mang đến cho khán giả những cảm xúc đầy và đủ nhất. PHIM NHỰA VÀ KHÁT VỌNG CHINH PHỤC. Với các nhà leo núi chuyên nghiệp, việc làm sao để chinh phục các đỉnh cao mới là mối quan tâm và ước mơ hàng đầu của họ. Các Đạo diễn Điện ảnh cũng như thế, việc họ đã góp mặt vào bao nhiêu bộ phim không quan trọng, mà điều họ luôn khao khát nhất là được ít nhất 1 lần trong đời được dứng trên vai trò Đạo diễn cho một bộ phim nhựa, bởi chỉ có như thế họ mới có thể thỏa mãn được tận cùng đam mê nghề nghiệp của mình. Một bộ phim nhựa chính là thước đo
  10. cho những giá trị và công hiến, cũng như sự ghi nhận tài năng của một con người làm nghề, chính vì thế có thể nói rằng, phim nhựa chính là đỉnh cao của nghệ thuật thứ 7. PHIM ĐIỆN ẢNH VÀ PHIM TRUYỀN HÌNH CÓ PHẢI LÀ MỘT? Nhắc đến điện ảnh bạn nghĩ đến gì? Phim chiếu rạp, phim truyền hình, phim ngắn, hay thậm chí là phim tài liệu? Ngày nay khái niệm điện ảnh được nhắc đến như một danh từ bao quát đại diện cho tất cả những gì hào nhoáng của thế giới phim, và các diễn viên đóng bất kỳ loại phim nào cũng là diễn viên điện ảnh. Thật ra, về mặt học thuật, điện ảnh và truyền hình là hai khái niệm chỉ hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Điện ảnh được dùng để nói đến những bộ phim trình chiếu ở rạp, khác với những phim truyền hình. Vì lý do đó, từ “màn bạc” hay “màn ảnh lớn” cũng được dùng để chỉ điện ảnh (màn ảnh rạp chiếu phim có màu trắng). Phim truyền hình là các thể loại phim được sản xuất đại trà để phát sóng trên các kênh truyền hình một cách rộng rãi. Phim truyền hình còn được gọi là màn ảnh nhỏ.
  11. Cách làm phim điện ảnh giống và khác phim truyền hình như thế nào? Giống nhau: vì đều là những sản phẩm nghệ thuật mang tính giải trí, cách thức thực hiện một tác phẩm điện ảnh hay truyền hình là không khác nhau, nói cách khác là nhân sự đoàn phim, từ khâu biên kịch cho đến chỉ đạo diễn xuất đều giống như nhau. Khác nhau: ở khâu kỹ thuật cuối cùng phim truyền hình được kết xuất final và lưu trữ trên các hệ thống băng từ, HDD hay các thiết bị lưu trữ kỹ thuật số với chuẩn dành riêng cho truyền hình. Còn phim điện ảnh được in tráng trên các cuộn phim nhựa chuyên dụng với chuẩn hình ảnh khác biệt hơn. Chính điều này mà phim điện ảnh còn được gọi là phim nhựa. Tuy nhiên, ngày nay cũng có rất nhiều phim truyền hình sử dụng chất liệu phim nhựa 16 ly để nâng cao chất lượng, đặc biệt là các Series dài tập. Phim điện ảnh có công nghệ kỹ xảo đẹp hơn phim truyền hình? Đặc điểm chung của các thiết bị kết xuất phim truyền hình là khuôn hình thường hẹp, cỡ cảnh thường lớn hơn phim điện ảnh chiếu rạp, do hạn chế đáng kể về độ lớn và cả chiều sâu cũng như độ nét của màn ảnh tivi. Vì vậy phim truyền hình có những hạn chế nghệ thuật thẩm mỹ nhất định so với phim điện ảnh. Còn những bộ phim điện ảnh thì luôn được các nhà sản xuất đầu tư với mức chi phí “khủng” nên kỹ xảo cũng sẽ lung linh, đẹp mắt hơn trong từng thước phim. Chi phí sản xuất? Chi phí để sản xuất một bộ phim điện ảnh luôn ở mức trăm triệu USD. Theo Nikki Finke, đồng sáng lập & TBT website Deadline.com, một trang web uy tín của Hollywood, 200 triệu USD là con số trung bình để làm một bộ phim bom tấn, chưa kể chi phí dành cho marketing phim sau đó. Phim truyền hình thì có giá thành rẻ hơn phim điện ảnh chiếu rạp nhiều lần do công nghệ – kỹ thuật chế tác đơn giản, gọn nhẹ và nhanh hơn.
  12. Phim điện ảnh thu hồi vốn từ doanh thu phòng vé tại các rạp. Sau đó nếu là phim hay thì sẽ được phát hành dưới dạng video, DVD, đến phát sóng trên truyền hình cáp và cuối cùng là trên truyền hình. Còn phim truyền hình tuy không thu tiền trực tiếp từ người xem truyền hình nhưng phim truyền hình có thể kiếm tiền nếu chúng thu hút nhiều người xem, và do đó bán được các quảng cáo giá cao xen kẽ trong thời gian chiếu phim. Bên cạnh đó, một phần trong doanh thu của phim truyền hình cũng đến từ cước phí truyền hình cáp. Vì sao phim điện ảnh luôn được xem là đỉnh cao của nghệ thuật thứ 7? Lý do vì sao những bộ phim điện ảnh luôn cuốn hút, bởi chính vì giá thành đắt đỏ trong quá trình sản xuất, nên các nhà sản xuất rất kỹ trong khâu chọn lựa kịch bản, những tác phẩm điện ảnh đều được chăm chút kỹ lưỡng đến từng khung hình. Với kinh phí đầu tư vượt trội như thế, tất nhiên hiệu quả hình ảnh cộng với sự hỗ trợ của các thiết bị âm thanh chuyên nghiệp được lắp đặt trong các rạp chiếu phim sẽ truyền tải đầy đủ, thỏa mãn cả hai giác quan thính giác và thị giác của khán giả. Chính vì thế phim điện ảnh luôn là loại hình giải trí mang đến cho khán giả những cảm xúc đầy và đủ nhất. Các đạo diễn luôn muốn một lần được làm phim điện ảnh để thỏa mãn tận cùng đam mê của mình.
  13. Tuy nhiên nói như thế không có nghĩa làm phim truyền hình là dễ dàng. Để làm được phim truyền hình hay, nhiều người xem và ăn khách vẫn là công việc khó khăn không kém so với làm phim điện ảnh, vẫn là sự sáng tạo khổ công, chăm chút từ khâu kịch bản đến bối cảnh, khung hình, diễn xuất của diễn viên và đòi hỏi những tài năng cao.

Video liên quan

Chủ đề