Sự khác nhau giữa máy dầu và máy xăng

SỰ KHÁC NHAU GIỮA MÁY XĂNG VÀ MÁY DẦU

Bạn đã bao giờ tự hỏi sự khác nhau giữa động cơ máy dầu và máy xăng là gì? Chúng tôi có câu trả lời cho bạn.

Về cơ bản, động cơ xe hơi hiện đại hoạt động dựa theo nguyên tắc 4 kỳ đơn giản: (1) nạp, (2) nén, (3) nổ và (4) xả. Lặp đi lặp lại chu kỳ này mỗi phút sẽ khiến hộp giảm tốc (Gear-head) phải làm việc “vã cả mồ hôi”. Nguyên lý 4 kỳ của động cơ dầu hay xăng cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt nhau khi hoạt động.

Sự khác nhau giữa máy xăng và máy dầu

Sự khác biệt giữa xe ô tô máy dầu và máy xăng

Xe ô tô máy dầu hay máy xăng thì mỗi xe đều có những phương thức hoạt động khác nhau. Cùng tìm hiểu rõ hơn ở dưới đây.

Khác biệt về phương thức hoạt động

Về cơ bản, động cơ xe hơi hiện đại hoạt động dựa theo nguyên lý 4 kỳ: (1) nạp, (2) nén, (3) nổ và (4) xả.

Khác biệt về phương thức hoạt động

Nguyên lý 4 kỳ của ôtô máy dầu và máy xăng là giống nhau nhưng nó có sự khác biệt khi hoạt động trong từng chu kỳ.

Khác biệt về hiệu suất

Khi so sánh máy dầu và máy xăng sẽ thấy động cơ diesel tiết kiệm nhiên liệu hơn nhiều so với động cơ xăng và có hiệu suất cao hơn đáng kể.

Nhưng động cơ diesel luôn gặp vấn đề về tiêu chuẩn khí thải.

Động cơ xăng có tỷ số nén tương đối thấp. Động cơ diesel có tỷ số nén cao hơn tương đương với hiệu suất cao hơn.

Khác biệt về hiệu suất

Một ưu điểm khác của động cơ diesel không cần van tiết lưu (throttle body), nên cho phép nhiều không khí vào động cơ, và do đó tạo ra nhiều năng lượng hơn.

Sự chênh lệch tỷ lệ không khí và nhiên liệu

Để trả lời câu hỏi, máy dầu và máy xăng khác nhau thế nào thì động cơ diesel có khả năng hoạt động trong phạm vi tỷ lệ không khí / nhiên liệu rất rộng.

Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng thường hoạt động trong phạm vi khoảng 12 đến 18 phần không khí trên 1 phần nhiên liệu.

Động cơ diesel thường hoạt động từ18: 1tới cao nhất là70: 1và có khả năng hoạt động ở tỷ lệ chênh nhau rất lớn.

Động cơ máy xăng (petrol)Động cơ máy dầu (diesel)
Hoạt động theo chu kỳ OttoHoạt động theo chu kỳ Diesel
Không khí và xăng được trộn trước trong bộ chế hòa khí trước khi được đưa vào xi-lanh.Nhiên liệu và không khí được trộn ngay tại xi lanh
Đánh lửa bằng tia lửa điệnĐánh lửa bằng cách tạo nhiệt từ quá trình nén
Tỉ lệ nén thấpTỉ lệ nén cao
Hoạt động công suất thấpHoạt động công suất cao
Phải sử dụng bugi đánh lửaSử dụng vòi phun dầu
Đốt nhiều nhiên liệuĐốt ít nhiên liệu
Sử dụng cho các loại phương tiện tải trọng nhẹSử dụng cho các loại phương tiện tải trọng nặng
Hao tốn nhiều nhiên liệuÍt hao tốn nhiên liệu
Trọng lượng nhẹTrọng lượng nặng
Phải thường xuyên bảo trì động cơÍt thường xuyên bảo trì động cơ
Chi phí sửa chữa thấpChi phí sửa chữa cao
Chi phí ban đầu thấpChi phí ban đầu cao
Tỏa nhiệt thấp 26%Tỏa nhiệt cao 40%
Dễ dàng khởi động vì tỉ lệ nén nhiên liệu thấpKhó khởi động hơn vì cần có tỉ lệ nén nhiên liệu cao
Tốc độ xe caoTốc độ xe thấp hơn
Bảng so sánh chi tiết sự khác nhau giữa máy dầu và máy xăng

Xe máy dầu hay máy xăng đắt hơn ? Xe máy dầu hay máy xăng bền hơn ? Nên chạy xe máy dầu hay máy xăng ? Xe máy dầu và máy xăng loai nào hay hơn ? Xe gia đình nên mua máy dầu hay máy xăng ?

Đây đều là các câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của những ai lần đầu mua xe ô tô. Chắc hẳn bạn sẽ đồng ý với tôi rằng thật sự khó khăn để có thể nắm đầy đủ và chính xác về ưu nhược điểm của xe máy dầu và máy xăng. Bởi vì trên thị trường hiện nay mỗi dòng xe hơi đều có thế mạnh riêng nên không đơn giản khi chọn xe máy dầu hay máy xăng.

Tuy nhiên, sẽ ra sao nếu tôi nói rằng việc đánh giá xe máy dầu và máy xăng về ưu điểm và nhược điểm rất đơn giản ? Nghe thật khó tin đúng không ? Nhưng đó chính là sự thật vì ngay nội dung dưới đây, tôi sẽ gửi đến bạn đầy đủ thông tin được chắt lọc kỹ lưỡng về ưu nhược điểm của xe máy xăng và máy dầu.

Trong bài viết này tôi sẽ giúp bạn so sánh ưu điểm và nhược điểm của xe máy dầu và máy xăng. Từ đó sẽ giúp bạn đưa ra quyết định nên đi xe máy dầu hay máy xăng. Đặc biệt, phần cuối bài viết tôi sẽ chỉ ra 3 hiểu lầm mà trước giờ mọi người vẫn nghĩ về xe máy dầu.

Bạn đã sẵn sàng chưa ? Đi thôi !

Nội dung chính trong bài:

  1. Phân biệt điểm khác nhau cơ bản giữa động cơ dầu và động cơ xăng
  2. Ưu nhược điểm của xe máy dầu
  3. Ưu nhược điểm của xe máy xăng
  4. Nên mua xe máy xăng hay máy dầu ?
  5. Hiểu lầm nhiều người vẫn áp đặt cho xe máy dầu

1. Điểm khác nhau cơ bản giữa động cơ dầu và động cơ xăng là:

- Động cơ dầu sử dụng nhiên liệu dầu, không có bugi đánh lửa, động cơ sinh công bằng cách ép nén hỗn hợp nhiên liệu - không khí trong lòng xi lanh.

- Động cơ xăng dùng nhiên liệu xăng, sinh công bằng cách bugi đánh tia lửa điện đốtcháy hỗn hợp nhiên liệu - không khí trong lòng xi lanh.

2. Ưu và nhược điểm của xe máy dầu

Ưu điểm:

- Tiết kiệm

Thứ nhất, nguyên liệu dầu diesel có mức giá bán rẻ hơn so với giá xăng. Thứ hai, trong quá trình vận hành, quá trình đốt cháy động cơ đối với máy dầu sẽ chậm hơn so với máy xăng, do đó mà lượng tiêu thụ nhiên liệu đối với động cơ dầu cũng sẽ thấp hơn đáng kể so với động cơ xăng.

- Sức kéo tốt, vận hành bền bỉ trên mọi địa hình

Động cơ diesel thường sản sinh momen xoắncực đại cao hơn ngay ở dải vòng tua thấp nên giúp cho xe có sức kéo lớn hơn.Hiệu suất động cơ Diesel cũng lớn hơn tới 1,5 lần so với động cơ xăng. Vì vậy mà với những khách hàng có sở thích off-road hay thường xuyên phải chạy trên những địa hình hiểm trở, hoặc chở hàng với trọng tải nặng thì máy dầu sẽ là lựa chọn hợp lý nhất.

- An toàn

Xe chạy bằng máy dầu sẽ ít nguy hiểm hơn khi va chạm, bởi vềbản chất,diesel không bốc cháy ở nhiệt độ bình thường, chỉ cháy trong điều kiện áp suất nhiệt độ cao. Do vậy sẽít gây nguy hiểm hơn so với động cơ xăng trong những trường hợp xảy ra va chạm.

- Ít hỏng vặt

Động cơ diesel không có bộ đánh lửa và bộ chế hòa khí nên ít hỏng vặt hơn, tiết kiệm chi phí sửa chữa.

Nhược điểm

- Trọng lượng nặng

Cùng một công suất, nhưng động cơ diesel có khối lượng nặng hơn so với động cơ xăng.

- Tiếng ồn lớn

Các xe sử dụng động cơ diesel thường sẽ phát ratiếng ồn mạnh hơn so với các xe sử dụng động cơ xăng, do cơ chế hoạt động khác nhau.

- Tốc độ tăng tốc chậm hơn

Do nặng hơn, tỷ số nén cao hơn nên động cơ diesel thường có dải vòng tua máy tối đa (redline) thấp hơn động cơ xăng. Đồng nghĩa với việc máy diesel có mô-men xoắn cao thay vì công suất cao, dẫn tới khả năng tăng tốc chậm hơn.

- Ô nhiễm môi trường

Động cơ diesel có xu hướng gâyô nhiễm môi trường lớn bởi lượng khí thải ra môi trường nhiều hơn động cơ xăng.

- Chi phí sửa chữa cao hơn

Do các chi tiết của hệ thống nhiên liệu như kim phun, bơm cao áp có thiết kế rất tinh vi và đòi hỏi độ chính xác rất cao nên việc sửa chữa phải được thực hiện bởi các máy móc hiện đại, đắt tiền và tiến hành bởi thợ tay nghề cao nên chi phí sửa chữa cao.

Khi so sánh máy dầu và máy xăng, bạn có đang hiểu sai về chúng?

June 24, 2021

June 24, 2021

So sánh máy dầu và máy xăng là đề tài bàn luận chưa bao giờ “hạ nhiệt” trong cộng đồng những người yêu xe ô tô tại Việt Nam. Không ít khách hàng mua xe mới đã có những nhận định chưa đúng về 2 loại xe này, ảnh hưởng đến việc lựa chọn. Nếu bạn cũng đang so sánh máy dầu và xăng, hãy thử đọc qua bài viết sau để xem mình có đang hiểu sai điều gì về chúng không nhé.


Ô tô máy dầu và ô tô máy xăng là gì?


Nguyên lý hoạt động cửa động cơ xăng sử dụng nhiên liệu xăng cung cấp cho xe. Nhờ quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí trong xi lanh nhờ tia lửa điện ở bugi nó sẽ sinh ra công. Sau đó nhờ bộ hút hòa khí gồm xăng và không khí vào xi lanh và ép ra hòa khí với áp suất và nhiệt độ thấp. Cuối quá trình nén, bugi phát ra tia lửa điện đốt cháy hòa khí trong xi lanh. khi hòa khí cháy giãn nở sinh công cho động cơ. Khí xả được thải ra ngoài qua ống xả.


Động cơ dầu (động cơ diesel) sử dụng nhiên liệu là dầu. Nhiên liệu được bơm vào xy-lanh trong điều kiện áp suất trong buồng đốt đã bị nén ở mức rất cao. Động cơ dầu không sử dụng bugi đánh lửa. Khi không khí hút vào được xilanh sẽ bị nén ở áp suất và nhiệt độ cao. Cuối quá trình nén này thì dầu được phun sớm vào buồng đốt. Nhiên liệu phun vào buồng đốt hòa trộn với không khí nén ở áp suất và nhiệt độ cao sẽ tự bốc cháy. Hỗn hợp cháy giãn nở sinh công cho động cơ và khí thải thoát ra ngoài theo ống xả. của xe ô tô.

Nên chọn xe ô to máy dầu hay là máy xăng?

Video liên quan

Chủ đề