Sự biến đổi gia đình và văn hóa gia đình năm 2024

bài này chúng mình làm theo chương theo yêu cầu giáo viên để hiểu về chương đó thôi bạn ơi. Bạn đọc kỹ sẽ thấy thực trạng lồng ghép luôn trong từng phần nhé. Cảm ơn bạn!

  • Chuẩn, toàn lý thuyết :))
  • Như bìu thì mong bạn không cần tham khảo ạ =))) vắng mợ chợ vẫn đông. Cảm ơn bạn!

Related Studylists

Tiểu luận tham khảoChủ nghĩa xã hội khoa họcCNXHKH

Preview text

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

--

BÀI THẢO LUẬN

MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Đề tài:

Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên

Chủ nghĩa xã hội

Giáo viên hướng dẫn :

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hà Nhóm thực hiện : 04 Lớp HP :

HÀ NỘI - 2021 MỤC LỤC
  • LỜI MỞ ĐẦU
  • CHƯƠNG 1: SỰ BIẾN ĐỔI VỀ QUY MÔ, KẾT CẤU GIA ĐÌNH
    • 1. Sự biến đổi về quy mô gia đình
    • 1. Sự biến đổi về kết cấu gia đình
  • GIA ĐÌNH CHƯƠNG 2: SỰ BIẾN ĐỔI TRONG THỰC HIỆN CÁC CHỨC NĂNG CỦA
    • 1. Sự biến đổi chức năng tái sản xuất con người.
    • 1. Sự biến đổi chức năng kinh tế, tổ chức tiêu dùng.
    • 1. Sự biến đổi chức năng giáo dục (xã hội hóa)
    • 1. Sự biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm.
  • CHƯƠNG 3: SỰ BIẾN ĐỔI TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH
    • 1. Sự biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng
    • 1. Sự biến đổi giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình
  • LỜI KẾT THÚC
  • LỜI CẢM ƠN
  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

CHƯƠNG 1: SỰ BIẾN ĐỔI VỀ QUY MÔ, KẾT CẤU GIA ĐÌNH

1. Sự biến đổi về quy mô gia đình

Gia đình Việt Nam ngày nay có thể được coi là “gia đình quá độ” trong bước chuyển biến từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại. “Gia đình đơn” (hay còn gọi là gia đình hạt nhân) đang trở nên rất phổ biến ở các đô thị và ở cả nông thôn, thay thế cho kiểu “gia đình truyền thống” (gia đình bao gồm nhiều thế hệ cùng chung sống với nhau) từng giữ vai trò chủ đạo trước đây. Như vậy, sự giải thể hình thái cũ và hình thành hình thái mới là một điều tất yếu. Quy mô gia đình ngày nay tồn tại theo xu hướng thu nhỏ hơn so với trước kia, số thành viên trong gia đình trở nên ít đi. Nếu như gia đình truyền thống xưa có thể tồn tại đến ba, bốn thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà thì hiện nay, quy mô gia đình ngày càng được thu nhỏ lại. Gia đình Việt Nam hiện đại chỉ có hai thế hệ cùng sống chung: cha mẹ - con cái, số con trong gia đình cũng không nhiều như trước,mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con, cá biệt còn số ít gia đình đơn thân, nhưng phổ biến nhất vẫn là loại gia đình hạt nhân quy mô nhỏ. Mỗi thành viên trong gia đình đều muốn được có khoảng không gian riêng, thoải mái để làm những gì mình thích, không phải bận tâm đến sự nhận xét của người khác. Do có công ăn việc làm ổn định, con cái đến tuổi kết hôn cũng không phải phụ thuộc kinh tế nhiều vào cha mẹ, từ đó sẽ nảy sinh ra nhu cầu ở riêng cho thuận tiện về sinh hoạt. Mặt khác, việc duy trì gia đình truyền thống sẽ kìm hãm sự tự do, làm cho cái tôi, cá tính riêng, năng lực của con người không có cơ hội phát triển, dẫn đến sự thiếu hụt về lực lượng nhân tài cho đất nước trong thời buổi công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Quy mô gia đình Việt Nam ngày càng được thu nhỏ, đáp ứng những nhu cầu và điều kiện thời đại mới đặt ra: Sự bình đẳng nam- nữ được đề cao hơn, cuộc sống riêng tư của con người được tôn trọng hơn, tránh được những mâu thuẫn trong đời sống gia đình truyền thống. Sự biến đổi của quy mô gia đình cho thấy chính nó đang làm chức năng tích cực, thay đổi chính bản thân gia đình và đây là thay đổi hệ thống xã hội, làm cho xã hội trở nên thích nghi và phù hợp hơn với tình hình mới, thời đại mới.

1. Sự biến đổi về kết cấu gia đình

Gia đình Việt Nam hiện đại có sự thay đổi về kết cấu so với gia đình ở thời kì phong kiến, người đàn ông làm trụ cột gia đình và có quyền quyết định toàn bộ các công việc quan trọng trong gia đình, trong khi đó, người phụ nữ phải nghe theo chồng, họ không hề có quyền đưa ra quyết định. Nguyên nhân gây ra là do thời kì này bị ảnh hưởng bởi nho giáo, người phụ nữ trong gia đình luôn phải tuân theo “ tam tòng tứ đức”. Trong đó: “Tam tòng”: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Tức là khi ở nhà thì phải theo cha, lấy chồng thì phải theo chồng, chồng mất thì phải theo con trai. Như vậy, dù ở hoàn cảnh nào người phụ nữ cũng chịu cảnh bị lệ thuộc và không có tiếng nói trong xã hội phong kiến. “Tứ đức”: Tứ đức là các tiêu chuẩn về vẻ đẹp của người phụ nữ xưa: công, dung, ngôn, hạnh. Người phụ nữ phải biết khéo léo trong công việc; nhan sắc phải xinh đẹp; lời ăn tiếng nói phải biết đúng mực; phải biết nết na, thùy mị. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, dưới tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan: sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về gia đình..., gia đình Việt Nam đã có sự biến đổi tương đối toàn diện về quy mô, kết cấu, các chức năng cũng như quan hệ gia đình. Ngược lại, sự biến đổi của gia đình cũng tạo ra động lực mới thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Quy mô gia đình Việt Nam ngày nay tồn tại xu hướng thu nhỏ hơn so với trước kia, số thành viên trong gia đình ít đi, đáp ứng nhu cầu và điều kiện mới của thời đại mới đặt ra. tuy nhiên, trong quá trình đó cũng gây ra những phản chức năng. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chức năng của gia đình có sự biến đổi về các mặt: tái sản xuất ra con người, kinh tế và tổ chức tiêu dùng, giáo dục (xã hội hoá) và thoả mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm. bên cạnh đó, các mối quan hệ trong gia đình cũng có sự biến đổi lớn. Từ những sự thay đổi ấy Đảng và nhà nước ta đã có những phương hướng cơ bản để xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Chủ đề