Soạn văn Phương pháp thuyết minh

Soạn văn 10 tập 2, soạn bài phương pháp thuyết minh trang 48 sgk ngữ văn 10 tập 2, để học tốt văn 10. Bài soạn cho ta hiểu về cách phueoeng pháp .cách làm một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh. Những kiến thức trọng tâm, những câu hỏi trong bài học sẽ được hướng dẫn trả lời, soạn bài đầy đủ, chi tiết

I- TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

  • Phương pháp thuyết minh là một hộ thống những cách thức mà người thuyết minh sử dụng nhằm đạt đựợc mục đích đặt ra. Phương pháp thuyết minh có tầm quan trọng rất lớn trong việc làm bài văn thuyết minh. Năm được phương pháp, người viết (người nói) mới truyền đạt đên người đọc (người nghe) những hiểu biết về sự vật, sự việc, hiện tượng một cách dê dàng và hiệu quả
  • Việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuân theo các nguyên tắc: không xa rời mục đích thuyết minh; làm nổi bật bản chất và nét đặc trưng của sự vật, hiện tượng; làm cho người đọc (người nghe) tiếp nhận dễ dàng và hứng thú.
  • Người học cần rèn luyện kĩ năng nhận thức, phân loại các phương pháp thuyết minh đồng thời rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương pháp thuyết minh vào những bài tập cụ thể, từ đó có kĩ năng vận dụng phương pháp thuyết minh vào làm văn cũng như trong cuộc sống.

II- MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học

Đoạn văn

Phương pháp thuyết minh

Tác dụng của phương pháp thuyết minh

(1)

Liệt kê, giải thích

Bảo đảm tính chuẩn xác và thuyết phục người nghe

(2)

Định nghĩa, phân tích, giải thích

Cung cấp những thông tin bất ngờ thú vị về bút danh của thi sĩ Ba-sô

(3)

Nêu số liệu, so sánh

Gây ấn tượng mạnh, tăng sức hấp dẫn và độ chính xác cho thông tin

(4)

Phân loại, giải thích

Cung cấp thông tin thú vị về loại hình nghệ thuật dân gian

2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh

 a) Thuyết minh bằng cách chú thích:

Hãy đọc lại câu văn:" Ba- sô là bút danh" đã dẫn ở trên

Vì sao không thể cho rằng tác giả câu đó đã thuyết minh bằng cách định nghĩa?

Trong câu văn:" Ba- sô là bút danh" tác giả đã thuyết minh bằng các chú thích? Thế nào là thuyết minh bằng chú thích? So sánh cách thức thuyết minh bằng định nghĩa và thuyết minh bằng chú thích có những hạn chế và ưu điểm gì? Ví dụ

Trả lời:

Câu "Ba-sô là bút danh" không sử dụng phương pháp định nghĩa vì không đặt Ba-sô vào một loại lớn hơn, cũng không chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm bản chất của nhà văn này. Phương pháp được sử dụng ở đây là phương pháp chú thích.

So sánh:

Giống : có mô hình cấu trúc “A là B”.

Khác :

  • Phương pháp thuyết minh bằng định nghĩa : đặt đối tượng thuyết minh vào một loại lớn hơn, rộng hơn ; Phương pháp này chỉ ra được đặc điểm bản chất của sự vật, hiện tượng để phân biệt nó với hiện tượng cùng loại.
  • Phương pháp thuyết minh bằng chú thích : Nêu ra một tên gọi khác hoặc một cách nhận biết khác, chưa phản ánh đầy đủ thuộc tính bản chất của đối tượng.

b) Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân kết quả:

Đọc đoạn văn tiếp tục giới thiệu về thi sĩ Ba-sô (mục 2.b. SGK, trang 50) và trả lời câu hỏi:

Đoạn trích thuyết minh về niềm say mê cây chuối của Ba-sô và tại sao có bút danh Ba-sô. Trong hai mục đích này, mục đích thuyết minh về việc tại sao có bứt danh Ba-sô là chủ yếu mặc dù được nói ngắn hơn niềm say mê cây chuối của Ba-sô. Đây chính là mối quan hệ nhân - quả. Cho dù nguyên nhân có được trình bày dài hơn nhưng nội dung thông báo chính vẫn là kết quả. Niềm say mê cây chuối là nguyên nhân dẫn đến bút danh Ba-sô.

Đoạn trích đã được trình bày một cách hợp lí và hấp dẫn bởi vì người viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp đối tượng thuyết minh. Nhờ đó mà hình ảnh thi sĩ Ba-sô cùng bút danh của ông hiện lên một cách sinh động, sâu sắc.

III- YÊU CẦU VỚI VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

1. Người làm văn căn cứ vào mục dích thuyết minh để chọn phương pháp phù hợp.

2. Nói cho rõ về sự vật, hiện tượng không phải là mục đích duy nhất của phương pháp thuyết minh. Những dẫn chứng nêu trong bài học cho thấy phương pháp thuyết minh còn được vận dụng để làm cho văn bản thuyết minh có khả năng gây hứng thú và hấp dẫn nhằm đạt tới mục đích truyền bá vấn đề, thuyết phục người nghe.

1. Quan sát, học tập, tích lũy tri thức để làm bài văn thuyết minh

a) - Các văn bản Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục?, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất: đã sử dụng các loại tri thức vể sinh học, địa lí (thuộc tri thức tự nhiên), về văn hóa, lịch sử (thuộc tri thức xã hội).

b) Để có được những tri thức ấy, người viết phải không ngừng quan sát, học tập, trau dồi, tích lũy tri thức cho mình. Vì đó là những kiến thức khoa học lịch sử phải trải qua nghiên cứu, tìm hiểu, ghi chép, bình thường không thể biết hết được. Vì vậy vai trò của quan sát, học tập, tích luỹ kiến thức ở đây vô cùng quan trọng.

c) - Bằng tưởng tượng, suy luận không thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh.

- Bởi vì mục đích của văn bản thuyết minh là tri thức, cơ sở của văn bản thuyết minh cũng là tri thức, tri thức lại được hình thành cơ bản từ sự quan sát, học tập, tích luỹ kiến thức. Do vậy, không chỉ sử dụng trí tưởng tượng, phán đoán, suy luận để xây dựng văn bản thuyết minh.

2. Phương pháp thuyết minh

a) Phương pháp nêu định nghĩa-giải thích

- Các câu trên đều có từ "là".

- Đây là kiểu câu định nghĩa, giải thích thường thấy trong văn bản thuyết minh.

- Phẩn sau từ "là" thường nêu những kiến thức khái quát về bản chất, đặc trưng, tính chất của đối tượng.

- Vai trò của kiểu câu này là riêu vấn đề, đưa ra nội dung cần thuyết minh.

b) Phương pháp liệt kê

- Người viết đã dùng phương pháp liệt kê trong các câu, đoạn văn trên.

- Tác giả lần lượt trình bày tính chất của sự vật, các biểu hiện cụ thể của đối tượng theo một trật tự nhất định.

- Tác dụng của phương pháp này là làm cho người đọc nắm đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng một cách cụ thể, rõ ràng.

c) Phương pháp nêu ví dụ

- Đoạn văn trên đưa ra ví dụ cụ thể, điển hình về việc xử phạt những người hút thuốc lá ở nơi công cộng: ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la.

- Ví dụ này có tác dụng nhấn mạnh nội dung diễn đạt, thuyết phục người đọc, làm cho người đọc nhìn nhận vấn đề chống thuốc lá một cách nghiêm túc hơn.

d) Phương pháp dùng số liệu, con số

- Đoạn văn trên cung cấp những số liệu cụ thể, chân xác về dưỡng khí, thán khí. - -- Các số liệu này có ý nghĩa thuyết minh cho tầm quan trọng của thực vật nói chung, cỏ nói riêng và làm sáng tỏ vai trò của cỏ trong thành phố.

- Trong lĩnh vực tự nhiên, số liệu là cơ sở quan trọng để ngưòi viết thuyết minh.

- Số liệu dùng cho thuyết minh phải có độ tin cậy cao, được chứng thực bằng phương pháp khoa học.

e) Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh trong câu văn trên giúp người đọc hình dung một cách cụ thể về diện tích của biển Thái Bình Dương. Phép so sánh có tác dụng làm nổi bột, cụ thể hóa đối tượng cần thuyết minh.

g) Phương pháp phân loại, phân tích

- Phân tích là chia nhỏ đối tượng ra để xem xét, phân loại là chia đối tượng vốn có nhiều cá thể thành từng loại theo một tiêu chí nào đó.

- Trước một đối tượng phức tạp, đa dạng, người ta thường tiến hành phân loại, chia nhỏ để tìm hiểu. Cách làm này khiến cho việc nhìn nhận đối tượng đầy đủ hơn, chân thực và sãu sắc hơn.

- Trong bài Huế, thành phố Huế dược giới thiệu ở nhiều phương diện: địa thế sông núi, kiến trúc, vườn tược, con người, ẩm thực, truyền thống đấu tranh. Như vậy, người viết đà dùng phương pháp phân tích, phân loại.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 128 sgk Văn 8 Tập 1): Phạm vi tìm hiểu vấn đề

- Kiến thức chuyên môn (bác sĩ);

+ Khói thuốc lá có nhiều chất độc gây ảnh hưởng đến vòm họng, phế quản.

+ Khói thuốc lá gây ung thư, ho hen.

+ Ô-xít các-bon trong khói thuốc làm máu không tiếp cận được ô-xi, ni-cô-tin trong thuốc lá làm huyết áp tăng cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim.

- Kiến thức xã hội

+ Bệnh do thuốc lá gây ra làm hại sức khỏe và hao phí tiền của

+ Hút thuốc lá nơi công cộng ảnh hưởng đến người khác

+ Con đường tội phạm từ điếu thuốc.

⇒ Những hiểu biết đó chứng tỏ tác giả là người có kiến thức khoa học sâu sắc, trình độ chuyên môn cao, hiểu biết về đời sống xã hội. Từ đó, bài viết mới có sức thuyết phục.

Câu 2 (trang 128 sgk Văn 8 Tập 1): Những phương pháp thuyết minh được tác giả sử dụng để làm nổi bật tác hại của việc hút thuốc lá:

- Phương pháp so sánh, đối chiếu:

- Phương pháp phân tích, giải thích

- Phương pháp nêu ví dụ, số liệu.

Câu 3 (trang 129 sgk Văn 8 Tập 1):

– Thuyết minh đòi hỏi những kiến thức:

+ Vị trí địa lí

+ Thông tin về 10 cô thanh niên xung phong.

⇒ Những tri thức này phải chính xác, khách quan, chân thực.

- Phương pháp thuyết minh:

+ Liệt kê: kể ra những việc làm như: san lấp hố bom, làm đường, đào hầm, đảm bảo an toàn cho người và xe qua lại,..

+ Nêu ví dụ: Ba lần bị bom nổ vùi lấp, chị vẫn kiên cường bám sát trận địa,..

+ Dùng số liệu: Ngày 24-07-1968, sau 18 lần giặc Mỹ cho máy bay đánh phá,..

Câu 4 (trang 129 sgk Văn 8 Tập 1): Sự phân loại của bạn lớp trưởng là hợp lí.

- Bạn đã chỉ ra 3 loại học lực yếu với 3 nhóm nguyên nhân sau:

+ Có điều kiện tốt nhưng ham chơi

+ Gia đình khó khăn thường bỏ học.

+ Kiến thức ít, tiếp thu chậm.

- Từ đó đưa ra cách giúp đỡ là hoàn toàn có cơ sở.