Soạn văn 11 luyện tập thao tác lập luận phân tích

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích lớp 11 là nhằm giúp các em củng cố và nâng cao tri thức về thao tác lập luận phân tích, nắm vững cách vận dụng thao tác lập luận phân tích trong bài văn nghị luận.

Trong bài soạn này, Đọc Tài Liệu sẽ đưa ra những gợi ý giải bài tập luyện tập thao tác lập luận phân tích - SGK Ngữ Văn 11 trang 43 nằm trong chuyên mục soạn văn 11. Các em có thể dựa vào đó để phát triển và mở rộng ý cho câu trả lời của mình đầy đủ hơn.

Lý thuyết thao tác lập luận phân tích

Thao tác lập luận phân tích chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét nội dung, hình thức và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng, rồi khái quát, phát hiện ra bản chất của đối tượng.

- Yêu cầu của một lập luận phân tích:

+ Xác định vấn đề phân tích.

+ Chia vấn đề thành những khía cạnh nhỏ.

+ Khái quát tổng hợp.

- Khi phân tích cần đi sâu vào từng mặt, từng bộ phận nhưng cần lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau, cần khái quát để rút ra bản chất chung của đối tượng.

* Xem lại kiến thức đầy đủ về thao tác lập luận phân tích trong soạn bài Thao tác lập luận phân tích.

Giải bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích Ngắn nhất

Câu 1 trang 43 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Lập luận phân tích những biểu hiện và tác hại của hai căn bệnh nói trên.

Trả lời:

a, Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti:

– Khái niệm: Tự ti là đánh giá thấp bản thân nên thiếu tự tin

– Biểu hiện:

+ Không dám tin vào năng lực, sở trường, hiểu biết bản thân

+ Nhút nhát, thu mình

+ Không dám đương đầu với nhiệm vụ, thử thách

– Tác hại của thái độ tự ti

b, Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ

– Khái niệm: Tự phụ là luôn tự đề cao bản thân, hạ thấp người khác

– Biểu hiện:

+ Luôn đề cao quá mức bản thân

+ Không chịu thừa nhận khả năng, tài năng của người khác

+ Khi làm được điều đó lớn lao thì còn tỏ ra coi thường người khác

– Tác hại của tự phụ

c, Biện pháp

+ Cần xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy được những điểm mạnh khắc phục điểm yếu

+ Cần có thái độ sống tự tin và khiêm tốn

+ Hoàn thiện bản thân cả về nhân cách và học thức.

Câu 2 trang 43 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Viết lập luận phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường trong hai câu thơ:

 Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

   Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

(Trần Tế Xương — Vịnh khoa thi Hương)

Trả lời:

Tham khảo triển khai các ý chính sau:

- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình tượng và cảm xúc qua các từ: lôi thôi, ậm oẹ.

- Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp nhằm nhấn mạnh vào dáng điệu và hành động của sĩ tử và quan trường.

- Sự đối lập giữa sĩ tử và quan trường (nhưng cả hai đều hài hước).

- Nêu cảm nghĩ chung về cách thi cử trường ốc ngày xưa.

Với các ý dự định triển khai như trên, có thể chọn viết đoạn văn lập luận phân tích theo kiểu tổng - phân - hợp.

- Giới thiệu hai câu thơ và định hướng phân tích

- Triển khai phân tích cụ thể nghệ thuật sử dụng từ ngữ, phép đối lập, đảo ngữ...

- Nêu cảm nghĩ về cách thi cử dưới thời phong kiến.

Đoạn văn tham khảo:

Từ “lôi thôi” được đặt lên đầu câu, nhấn mạnh cái sự không gọn gàng của các vị “sĩ tử”. Bình thường, những người đi thi đều là những người đọc sách, những người luôn gọn gàng, chỉn chu. Vậy mà nay, thí sinh đi thi với vẻ xốc xếch, với lọ chai lỉnh kỉnh, không còn cái vẻ tao nhã của người đọc sách. Chỉ một đối tượng, nhưng cũng đủ để chỉ sự xuống cấp của toàn xã hội.

Thí sinh không còn vẻ nho nhã trí thức thì những vị giám khảo cũng không còn vẻ nghiêm túc, đáng kính như trước nữa, chỉ còn cái dáng “thét loa” đầy chợ búa, mà nói thì cũng “ậm ọe” chẳng thành câu. Một lần nữa, tính từ miêu tả “ậm ọe” lại được cho lên đầu câu giống như từ “lôi thôi” ở trên để làm nổi bật lên sự bất tài của đám quan trông trường thi. Chúng chỉ là những kẻ vênh váo, dựa hơi, chẳng có tài năng cũng chẳng có thực quyền. Trước mắt người đọc hiện lên hình ảnh của một trường thi nhốn nháo, quan trông thi thì luôn miệng hống hách, quát tháo, sĩ tử đi thi thì lôi thôi, lếch thếch, xiêu vẹo lều chõng lọ giấy đi thi. Thật là đáng buồn và đáng cười thay!

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích Chi tiết

Bài 1 trang 43 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Lập luận phân tích những biểu hiện và tác hại của hai căn bệnh nói trên.

Trả lời:

a)  Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti:

- Giải thích khái niệm: Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin. Tự ti hoàn toàn khác với khiêm tốn.

- Những biểu hiện của thái độ tự ti:

+ Không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường, sự hiểu biết,... của mình.

+ Nhút nhát, tránh những chỗ đông người.

+ Không dám mạnh dạn đảm nhận những nhiệm vụ được giao.

- Tác hại của thái độ tự ti.

+ Bỏ lỡ cơ hội thể hiện bản thân

+ Thu hẹp khoảng cách giao tiếp với mọi người...

b) Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ:

- Giải thích khái niệm: Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao, tự đại đến mức coi thường người khác. Tự phụ khác với tự hào.

- Những biểu hiện của thái độ tự phụ:

+ Luôn đề cao quá mức bản thân

+ Luôn tự cho mình là đúng.

+ Khi làm được một việc gì đó lớn lao thì thậm chí còn tỏ ra coi thường người khác.

- Tác hại của tự phụ.

+ Nhìn nhận đánh giá sai lầm, lệch lạc giá trị bản thân

+ Khi đề cao quá mức bản thân, trong nhiều công việc cũng sẽ gặp thất bại, không được sự giúp sức của mọi người

c) Xác định thái độ hợp lí:

- Phải biết đánh giá đúng bản thân để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu

- Cần phải khiêm tốn và tự tin trong cuộc sống

- Phải hoàn thiện mình về cả học thức và nhân cách

Bài 2 trang 43 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Viết lập luận phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường trong hai câu thơ:

 Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

   Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

(Trần Tế Xương — Vịnh khoa thi Hương)

Trả lời:

a. Giới thiệu hai câu thơ và định hướng phân tích.

b. Nghệ thuật thể hiện qua hai câu thơ.

Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình tượng và cảm xúc qua các từ như lôi thôi, ậm ọe.

- Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình: giàu hình tượng và cảm xúc ==> hình dung cụ thể về hình ảnh sĩ tử, quan trường.

- Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp:

+ Sĩ tử : luộm thuộm, vất vả, bệ rạc.

+ Quan trường : có vẻ oai phong, nạt nộ nhưng thực chất chỉ là sự giả dối.

+ Làm nổi bật hình dáng, hành động của các sĩ tử và quan trường.

+ Cảnh trường thi: huyên náo, lộn xộn, thiếu nghiêm túc.

c. Cảm nghĩ của bản thân về cách thi cử dưới thời phong kiến qua bài Vịnh khoa thi Hương: Điều này báo hiệu một sợ ô hợp, láo nháo trong thi cử. Hình ảnh sĩ tử phong nhã thanh cao đã biến đi đâu mất, mà thay vào đó là hình ảnh lôi thôi, luộm thuộm. Điều này càng cho thấy sự ô hợp của xã hội bấy giờ. Hình ảnh quan trường phải mạnh mẽ, bạo dạn, thì nay lại cho thấy sự yếu ớt, khiếp sợ ậm ẹ thét loa. Sĩ tử không thèm nghe quan, quan càng phải thét loa. Sự lộn xộn cảnh trường thi đã làm mất đi tính tôn nghiêm, giá trị của kì thi.

Tổng kết

Với thao tác lập luận phân tích, khi phân tích cần dựa trên những tiêu chí, quan hệ nhất định, đi sâu vào từng mặt, từng bộ phận.

Phân tích bao giờ cũng gắn liền với tổng hợp.

» Tham khảo thêm: Soạn bài viết văn số 2: Nghị luận văn học

  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 185, 186 SGK Sinh...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 184 SGK Sinh học 11...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 181 SGK Sinh học 11...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 177 SGK Sinh...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 173 SGK Sinh học 11...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 163 SGK Sinh học 11...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 159 SGK Sinh học 11...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 152 SGK Sinh học 11...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 148 SGK Sinh...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 143 SGK Sinh học 11...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 139 SGK Sinh học...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 135 SGK Sinh học 11...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 130 SGK Sinh học 11...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 124 SGK Sinh học 11...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 122 SGK Sinh học 11...

Hướng dẫn Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 11 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm dễ dàng nhất.

Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận phân tích - Bản 1

Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Phân tích hai căn bệnh tự ti và tự phụ:

a. Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti:

- Giải thích khái niệm tự ti: mặc cảm, không dám bày tỏ, thể hiện bản thân mình

- Phân biệt tự ti với khiêm tốn.

- Những biểu hiện của thái độ tự ti: ngại bày tỏ quan điểm, ngại tranh luận,...

- Tác hại của thái độ tự ti: không khẳng định được bản thân, bỏ lỡ cơ hội thành công,...

b. Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ:

- Giải thích khái niệm tự phụ: quá tự tin vào bản thân, cho rằng mình luôn đúng

- Phân biệt tự phụ với tự tin.

- Những biểu hiện của thái độ tự phụ: xem thường người khác, không lắng nghe ý kiến của người khác.

- Tác hại của thái độ tự phụ: không nhận ra được khuyết đểm của bản thân, dễ mắc sai lầm,,

c. Xác lập thái độ sống hợp lí, đó là đánh giá đúng bản thân để phát huy mặt mạnh, hạn chế và khắc phục mặt yếu.

Câu 2 (trang 43 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường trong 2 câu thơ:

 Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa

- Giới thiệu hai câu thơ và nêu định hướng phân tích (khai thác nội dung và nghệ thuật).

- Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường trong hai câu thơ:

 + Sử dụng từ ngữ giàu hình tượng và cảm xúc: lôi thôi, ậm ọe.

 + Biện pháp đảo trật tự cú pháp.

 + Sự đối lập giữa hình ảnh sĩ tử và quan trường.

- Cảm nhận về cảnh thi cử dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.

Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận phân tích - Bản 2

Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

a. Tự ti

   + Giải nghĩa: tự ti là thói quen sống mặc cảm về bản thân, không dám thể hiện, bày tỏ chính mình.

   + Biểu hiện của tự ti: Ngại bày tỏ ý kiến, không dám tranh luận, ngại chia sẻ về bản thân mình.

   + Tác hại: Người tự ti sẽ ngày càng bị mọi người xa cách, xem nhẹ, không khám phá được hết khả năng của bản thân, không có cơ hội phát triển, thành công,…

   + Giải pháp: Sống tự tin là chính mình, trau dồi bản thân về mọi mặt, hòa đồng với mọi người.

b. Tự phụ

   + Giải nghĩa: tự phụ là thói quen sống quá tự tin vào bản thân, cho rằng mình là nhất, mình luôn đúng.

   + Biểu hiện của tự phụ: Xem thường người khác, không lắng nghe ý kiến của người khác, bảo thủ.

   + Tác hại: Người tự phụ không có được sự đồng cảm, đồng tình của mọi người, không nhận ra khiếm khuyết của bản thân, dễ mắc sai lầm,…

   + Giải pháp: Phải biết khiêm tốn, biết học hỏi xung quanh, lắng nghe ý kiến của mọi người,…

Câu 2 (trang 43 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Hình ảnh sĩ tử và quan trường:

   + Lôi thôi, âm ọe: hai từ láy gợi hình, diễn tả dáng vẻ lếch thếch, luộm thuộm, không đứng đắn, không đáng tin cậy.

   + Biện pháp đảo trật tự từ: tình từ (lôi thôi, ậm ọe) đứng trước danh từ (sĩ tử, quan trường), vai đeo lọ, miệng thét loa -> nhấn mạnh sự bất thường, sự trái ngược với truyền thống.

   + Hình ảnh vai đeo lọ, miệng thét loa: trường thi nhốn nháo như một cái chợ, không còn vẻ quy củ, nề nếp, trọng đại.

   + Cảm nhận về cảnh thi cử: trường thi là một trong những biểu hiện của xã hội ô hợp, nhố nhăng của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, thể hiện thái độ căm ghét của tác giả.

Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận phân tích - Bản 3

Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

a. Những biểu hiện của thái độ tự ti và tự phụ

- Biểu hiện của thái độ tự ti :

+Luôn tự coi mình là kém cỏi, không bằng mọi người

+Mặc cảm e dè, không dám phấn đấu, không dám vươn lên

-Biểu hiện của thái độ tự phụ:

+tự coi mình là hơn người, giỏi giang, không ai bằng mình.

+Kiêu ngạo, coi thường mọi người, chỉ nghĩ đến bản thân.

b. Tác hại của tự ti và tự phụ :

-Tự ti: Dễ xa lánh mọi người, ít có điều kiện học tập để tiến bộ, tự mình làm mất đi ý chí tiến thủ, sống không hòa hợp với tập thể và cộng đồng.

-Tự phụ: Khó gần mọi người, dễ nảy sinh chủ quan, không ọc hỏi được tập thể để tiến bộ, dễ bị cô lập do lối sống ích kỉ, không hòa hợp với cộng đồng.

c. Khẳng định một thái độ sống hợp lí:

Sống phải hòa hợp với mọi người trong một quan hệ bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau, cùng chia sẻ với nhau, học hỏi nhau để cùng tiến bộ.

Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Phân tích hình ảnh sĩ tử, quan trường:

a. Xác định các ý chính cần có:

- Nghệ thuật sử dụng từ lôi thôi, ậm ọe

+ Lôi thôi => từ láy tượng hình chỉ sự lôi thôi, luộm thuộm

+ ậm oẹ => từ láy tượng thanh chỉ âm thanh to vướng trong cổ họng nên nghe không rõ tiếng

- Phân tích nghệ thuật đảo trật tự cú pháp

+ Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ / Sĩ tử vai đeo lọ lôi thôi

+ ậm oẹ quan trường miệng thét loa / Quan trường miệng thét loa ậm oẹ

- Phân tích sự đối lập giữa 2 hình ảnh sĩ tử và quan trường

- Suy nghĩ về cách thi cử ngày xưa

b. Xác định cách lập luận: Tổng- phân- hợp

- Phân tích cụ thể nghệ thuật sử dụng từ ngữ, cú pháp, hình ảnh

- Nêu cảm nghĩ về cách thi cử ngày xưa và liên hệ cách thi cử ngày nay.