So sánh trầm cảm và tự kỷ

Trầm cảm và tự kỷ là hai bệnh có những điểm tương đồng khá giống nhau. Tuy nhiên, bạn cần phải phân biệt rõ ràng giữa bệnh trầm cảm và tự kỷ để có biện pháp điều trị kịp thời cho trẻ em.

So sánh trầm cảm và tự kỷ

Phân biệt giữa trầm cảm và tự kỷ. (Ảnh: Internet).

Trẻ trầm cảm và tự kỷ khác nhau ở điểm nào?

Bệnh tự kỷ là một triệu chứng rối loạn về hành vi và suy nghĩ của trẻ em, thường gặp ở trẻ từ 3 đến 10 tuổi, thường kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Trẻ tự kỷ thường tự cô lập bản thân với thế giới xung quanh, dẫn tới hiện tượng gặp khiếm khuyết trong việc tương tác xã hội, kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ đời sống đều cứng nhắc, lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, nhiều thống kế khoa học cho thấy số lượng trẻ mắc tự kỷ đã lên đến 1 đến 3 phần nghìn trẻ em.

Trầm cảm lại là căn bệnh rối loạn khí sắc, biểu hiện ra bên ngoài thành những biểu hiện hành vi và suy nghĩ bất thường. Một trong những biểu hiện điển hình của trầm cảm là khí sắc trầm uất, mất hứng thú và năng lượng ngày càng suy giảm, mệt mỏi. Điểm khác biệt rõ rệt nhất của trầm cảm là căn bệnh này xuất hiện ở nhiều đối tượng, phải kể đến như trẻ em, người lớn, người già. Xét về mức độ phổ biến, trầm cảm có tỷ lệ số người mắc nhiều hơn so với bệnh tự kỷ.

Nếu mắc bệnh trầm cảm, bạn sẽ xuất hiện những triệu chứng phổ biến như sau: bệnh nhân xuất hiện cảm giác buồn bã, trống trải, không thể tập trung để thực hiện một việc gì, dù là làm những việc đơn giản nhất. Cảm giác mệt mỏi, chán chường xuất hiện liên tục khiến tâm trạng của người bệnh ngày càng đi xuống đến mức cùng cực. Những cảm giác về tội lỗi, ghét chính bản thân, luôn đổ lỗi cho bản thân dù chẳng làm gì sai cả. Bạn có dấu hiệu bất thường về giấc ngủ. Bạn cũng thường hay cáu gắt, giận dữ trước một điều gì đó.Bạn không còn hứng thú với bất cứ điều gì hay hoạt động nào. Bạn giảm bớt cảm giác ngon miệng, không muốn ăn bất cứ món gì. Bạn luôn nghĩ đến cái chết hay có ý nghĩ tự sát.

Trong khi đó, những triệu chứng tự kỷ lại có sự khác biệt rõ rệt so với trầm cảm mà cha mẹ có thể nhận thấy ở trẻ em. Biểu hiện dễ thấy nhất của trẻ tự kỷ là trẻ chậm nói và chỉ ê a liên tục từ khi sinh ra cho đến khi lên 5 tuổi. Trẻ sống khép kín, không quan tâm với những thay đổi của thế giới xung quanh, đặc biệt thường tránh giao tiếp bằng mắt với ba mẹ. Mắt trẻ không có những biểu cảm tự nhiên, khó khăn trong việc diễn tả cảm xúc, lời nói, ngôn ngữ. Khả năng phản ứng, tiếp nhận của trẻ chậm, ít nói chuyện, hầu như những đứa trẻ bệnh tự kỷ không nói chuyện với người lạ. Trẻ thường rụt rè, nhút nhát và thường không thích ở nơi đông người.

So sánh trầm cảm và tự kỷ

Trẻ tự kỷ có biểu hiện gì khác với trầm cảm. (Ảnh:Internet)

Trẻ thường thích ngồi một chỗ, chơi ở một khu vực hoặc một đồ chơi không đổi. Trẻ lặp lại các hành vi một cách bất thường như vỗ tay, rung lắc cơ thể…Trẻ thường chú ý đến một bộ phận thay vì quan tâm vào toàn cảnh. Trẻ thường xuyên gào khóc, cào cấu, khóc hay trốn vào nơi nào đó một mình.

Nguyên nhân xuất hiện trầm cảm bắt nguồn từ sự căng thẳng, mệt mỏi, áp lực kéo dài, biến cố, khủng hoảng xảy ra. Trong khi đó, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh rõ về nguyên nhân của chứng tự kỷ. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh tự kỷ như: gen di truyền, mẹ gặp một số vấn đề trong thời kỳ mang thai, chẳng hạn như bệnh tuyến giáp, đái tháo đường, mẹ sử dụng thuốc, uống rượu trong khi mang thai… bất thường trong cấu trúc não, trong chức năng não…

Trầm cảm có nhiều biện pháp để điều trị bằng một số phương pháp như: thay đổi lối sống, liệu pháp tâm lý, sử dụng probiotic… Hay sử dụng thuốc điều trị, ... Phương pháp điều trị tự kỷ đòi hỏi sự kiên trì và đồng hành giữa cha mẹ và bác sĩ trị liệu. Tuy nhiên, nếu cha mẹ kiên trì thực hiện một số phương pháp và cùng con chữa bệnh đến cùng, chắc chắn rằng căn bệnh sẽ thuyên giảm.

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn có thể phân biệt giữa bệnh tự kỷ và trầm cảm. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng thể giữa hai căn bệnh này.

Trầm cảm và tự kỷ là hai căn bệnh khác nhau, tuy nhiên có rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa các triệu chứng, cơ chế gây bệnh, nguyên nhân, biến chứng của từng bệnh. Tuy nhiên việc phân biệt chính xác giữa trầm cảm và và tự kỷ là điều hết sức cần thiết cho quá trình điều trị, để các chuyên gia có thể tìm ra được phương pháp chữa bệnh phù hợp, hạn chế các hệ lụy nguy hiểm.

So sánh trầm cảm và tự kỷ
Làm thế nào để phân biệt được giữa trầm cảm và tự kỷ?

Trầm cảm và tự kỷ là hai căn bệnh nguy hiểm và rất phổ biến, nó có thể xuất hiện ở hầu hết mọi đối tượng và tiềm ẩn nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không thể phát hiện kịp thời. Trong thực tế, các biểu hiện của hai chứng bệnh này cũng có phần tương tự nhau, đặc biệt là ở trẻ em.

Người bệnh thường có khí sắc trầm buồn, chán nản, ngại giao tiếp, không cởi mở với những người xung quanh, kể cả những người thân trong gia đình. Do đó, rất nhiều người thường nhầm lẫn và không thể phân biệt được cụ thể về hai bệnh lý này.

Tuy nhiên, xét về góc độ y khoa thì trầm cảm và tự kỷ khác nhau về mọi mặt, từ biểu hiện, cơ chế phát bệnh, các hệ lụy cho đến phác đồ điều trị. Do đó, việc nắm được những thông tin và kiến thức để phân biệt chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình cải thiện sức khỏe, hạn chế các nguy cơ tiềm ẩn.

So sánh trầm cảm và tự kỷ
Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa trầm cảm và tự kỷ mà bạn nên lưu ý:

1. Khái niệm

Trầm cảm và tự kỷ đều là những căn bệnh liên quan đến thần kinh, tuy nhiên về khái niệm lại hoàn toàn khác nhau.

Khái niệm Trầm cảm Khái niệm Tự kỷ Trầm cảm là một trong các dạng rối loạn tâm thần phổ biến nhất hiện nay, căn bệnh này có thể khởi phát ở bất kì đối tượng nào. Bệnh lý này khiến cho con người trở nên buồn chán, mệt mỏi, tuyệt vọng, bi quan và mất dần hứng thú đối với cuộc sống xung quanh.

Hiện nay, tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm chiếm khoảng 25% và có thể xuất hiện ở bất kì đối tượng nào, từ trẻ nhỏ cho đến người già. Tuy nhiên tỉ lệ mắc bệnh ở phụ nữ sẽ cao hơn so với nam giới.

Tự kỷ không phải là bệnh mà là một hội chứng có liên quan đến sự rối loạn, bất ổn trong hành vi, nhận thức và hệ thần kinh não bộ. Tình trạng này thường khởi phát từ rất sớm và chủ yếu là do bẩm sinh.

Theo thống kê nhận thấy thì cứ khoảng 100 trẻ em thì có khoảng từ 2 đến 5 trẻ mắc phải chứng tự kỷ bẩm sinh. Các triệu chứng của tự kỷ sẽ kéo dài liên tục cho đến suốt đời và hiện chưa có biện pháp điều trị dứt điểm.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm và tự kỷ cũng có phần khác nhau, một bên là do yếu tố bẩm sinh còn một bên là do sự ảnh hưởng và tác động từ bên ngoài. Việc có thể phân biệt và xác định chính xác trầm cảm và tự kỷ sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị bệnh. Nếu có thể kịp thời phát hiện các triệu chứng bệnh ở giai đoạn nhẹ và áp dụng được những phương pháp phù hợp sẽ giúp cho tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện tốt hơn, hạn chế các hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra.