So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

I. Tội Buôn lậu theo Bộ luật hình sự 1999 - sửa đổi 2009

1. Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm

a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232,  233, 236 và 238 của Bộ luật này;

b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá;

c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232,  233, 236 và 238 của Bộ luật này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

đ) Hàng cấm có số lượng rất lớn;

e) Thu lợi bất chính lớn;

g) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác;

h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

i) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

k) Phạm tội nhiều lần;

l)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;

b) Hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn;

c) Thu lợi bất chính rất  lớn;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình

a) Vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính  đặc biệt  lớn;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

2. Tội buôn lậu theo Bộ luật hình sự 2015:

1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này;

b) Di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

h) Phạm tội 02 lần trở lên;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

a) Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

3. So sánh điều 153 tội buôn lậu năm 1999 và tội buôn lậu năm 2015.

Thứ nhất, về vấn đề định lượng trong định khung hình phạt quy định tại điểm d khoản 2 “vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng”; điểm a khoảng 3 “vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới môt tỷ đồng” và điểm a khoản 4.

Thứ hai : So với quy định tại Điều 153 BLHS 1999, quy định tại BLHS năm 2015 có những điểm đáng lưu ý là:

  • Tại khung 1, cấu thành cơ bản đã bỏ tình tiết định tội “hàng cấm có số lượng lớn”, theo đó việc buôn bán hàng cấm qua biên giới sẽ bị xử lý về tội buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 190 BLHS năm 2015; bỏ các tình tiết định khung tăng nặng liên quan đến hàng cấm và tăng mức phạt tiền là hình phạt chính "từ 10 triệu đến 100 triệu" lên "từ 50 triệu đến 300 triệu".
  • Tại các khung tăng nặng, đã cụ thể hóa bằng tiền tình tiết thu lợi bất chính lớn, rất lớn, đặc biệt lớn; bỏ các tình tiết định khung: hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
  • Bổ sung phạt tiền là hình phạt chính vào các khoản 2,3 của Điều luật, đồng thời, nâng mức phạt tiền là hình phạt bổ sung (BLHS 1999: từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng, BLHS 2015: từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng);
  • Bổ sung việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân có hành vi buôn lậu.

Lưu ý:

* Hành vi buôn lậu không chỉ là buôn bán qua biên giới như BLHS năm 1999 mà cả buôn bán trong nước nhưng từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại từ nội địa vào khu phi thuế quan.

* Đối với hành vi “cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu”, trong thực tiễn lâu nay hành vi này thường bị xử lý về tội buôn lậu, nay sẽ bị xử lý về tội trốn thuế (xem điểm g, khoản 1, Điều 200).

Liên hệ Luật sư

Tư vấn luật về hình sự là một trong những lĩnh vực mà chúng tôi tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên sâu. Lĩnh vực này do nhóm Luật Sư giỏi về pháp luật hình sự phụ trách tư vấn và tham gia tranh tụng, bào chữa, bảo vệ quyền lợi. Với kinh nghiệm và hiểu biết của chúng tôi, Văn phòng luật sư Quang Thái cam kết sẽ tư vấn và thực hiện việc bào chữa, bảo vệ tốt nhất quyền lợi ích hợp pháp cho quý khách.
Luật sư hình sự: 0903930246 - 0902640246

Phân biệt Tội trốn thuế và Tội buôn lậu

                    Hành vi buôn bán hàng hóa được Nhà nước cho phép có qua kiểm soát thuế quan nhưng người chủ đã khai không đúng về số lượng Hàng hóa. Số lượng hàng hóa được phát hiện là đã không khái báo trị giá 150 triệu đồng. thì cấu thành Tội trốn thuế hay tội buôn lậu?

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

18 Tháng Mười, 201910 Tháng Một, 2021

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

16 Tháng Mười, 201925 Tháng Tư, 2020

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

19 Tháng Mười, 201919 Tháng Mười, 2019

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

23 Tháng Mười, 201925 Tháng Tư, 2020

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

15 Tháng Mười Một, 201911 Tháng Tư, 2020

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

11 Tháng Mười, 201916 Tháng Một, 2021

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

23 Tháng Mười, 201925 Tháng Tư, 2020

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

1 Tháng Mười, 201916 Tháng Một, 2021

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

11 Tháng Mười, 201919 Tháng Ba, 2020

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

19 Tháng Mười, 201921 Tháng Mười Hai, 2020

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

So sánh tội trốn thuế và tội buôn lậu

No comments found.