So sánh tiêm kích và cường kích

So sánh tiêm kích và cường kích
Máy bay tiêm kích Me-109 của Đức Quốc Xã trong thế chiến II

Theo hình thức tác chiến máy bay chiến đấu thường được chia ra làm ba loại chính là:

* máy bay tiêm kích (tiếng Anh: fighter aircraft, tiếng Nga: истребитель) tên cũ là máy bay khu trục: là loại máy bay chuyên để đấu tranh chống lại các lực lượng không quân của đối phương thông qua hình thức không chiến. Máy bay tiêm kích lại phân nhỏ thành các lớp theo chức năng như sau:

* Máy bay tiêm kích mặt trận: để không chiến trong các trận đánh giáp mặt với máy bay địch ở tầm quan sát của phi công, đối với loại máy bay này độ cơ động cao là yếu tố rất quan trọng để bảo đảm thắng lợi. Loại này thường trang bị vũ khí là pháo, tên lửa không đối không tầm ngắn, ở thời thế chiến I và thế chiến II vũ khí chính của loại máy bay này đầu tiên là súng máy sau đó súng máy bị thay thế bằng pháo. Tất cả các loại tiêm kích của thế chiến thứ nhất và thế chiến thứ hai đều là tiêm kích mặt trận.

So sánh tiêm kích và cường kích
Máy bay tiêm kích đánh chặn MIG-25 của Liên Xô

* Máy bay tiêm kích đánh chặn (tiếng Anh- Interceptor, tiếng Nga- истребитель- перехватчик): ra đời để đáp ứng nhu cầu bảo vệ mục tiêu mặt đất khỏi các đòn đánh của vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Là loại máy bay tiêm kích chuyên dụng trang bị radar tầm xa rất hiện đại mang tên lửa không đối không tầm xa để chặn đánh các máy bay và tên lửa của đối phương không cho phép vũ khí huỷ diệt hàng loạt đến được khu vực được bảo vệ. Loại máy bay này có tốc độ rất cao, tầm bay xa nhưng độ cơ động kém vì thường chiến đấu bằng cách phóng tên lửa từ xa, không chiến thường diễn ra ngoài tầm quan sát của phi công. Loại máy bay này nổi tiếng nhất là MiG-23, MiG-25 của Liên Xô và F-4, F-14,F-15, F-16, F-18, F-22 của Hoa Kỳ

So sánh tiêm kích và cường kích
Máy bay đa năng F-16 của Hoa Kỳ

* Máy bay tiêm kích đa năng: là loại phổ biến nhất hiện nay vừa có khả năng không chiến như một máy bay tiêm kích vừa có thể mang các loại vũ khí khác như bom, rocket để tác chiến như máy bay tấn công để chống các lực lượng mặt đất của đối phương. Loại này đáp ứng được hai nhiệm vụ gần như trái ngược nhau vì vũ khí tên lửa ngày càng trở thành vũ khí không chiến chính nó cho phép máy bay tiêm kích không cần phải có các tính năng cơ động chuyên biệt như thời kỳ áp sát không chiến bằng súng máy và pháo. Hiện nay hầu hết các nước đều phát triển không quân tiêm kích theo hướng này. Hiện nay các mẫu máy bay loại này rất nổi tiếng là F/A-22 Raptor của Hoa Kỳ, Su của Nga, Mirage 2000 của Pháp

Trong quân đội Hoa Kỳ các máy bay tiêm kích luôn có tên bắt đầu bằng chữ F (fighter: chiến đấu) ví dụ: F-100, F-105 (thần sấm), F-4, F-15, F-16 trong đó nổi tiếng nhất và phục vụ được lâu nhất là các máy bay F-4 Phantom (con ma) và F-16 fighting Falcon. Các loại tiêm kích nổi tiếng của các nước khác như Me-109 Messerschmitt BF-109 của Đức, Yak-3,9, MiG-15,17,19 của Liên Xô; Spitfire của Anh.

So sánh tiêm kích và cường kích
Máy bay ném bom B-52.

* Máy bay ném bom (tiếng Anh- bomber, tiếng Nga- бомбардировщик): là loại máy bay chiến đấu chuyên để đánh phá tiêu diệt các mục tiêu lớn trên mặt đất hoặc trên biển của đối phương bằng cách thả bom toạ độ diện rộng hoặc phóng tên lửa từ xa để tiêu diệt mục tiêu. Đây là lực lượng nòng cốt của không quân để hủy diệt tiềm lực kinh tế quân sự của đối phương. Trong quân đội Hoa Kỳ tên các máy bay ném bom bao giờ cũng có chữ B (bomber: ném bom) ở phía trước ví dụ B-24, B-29, B-52, B-1, B-2. Liên Xô có các loại Tu-160, Tu-22M, Tu-16, Tu-95. Về loại máy bay ném bom lực lượng không quân Hoa Kỳ không có đối thủ cả về số lượng lẫn chất lượng.

So sánh tiêm kích và cường kích
Máy bay tấn công A-10 thunderbolt

* máy bay cường kích (tiếng Anh- (ground) attack aircraft, tiếng Nga- штурмовик): là loại máy bay chuyên để tấn công các mục tiêu nhỏ, di động của đối phương trên mặt đất thường là để yểm trợ cho các lực lượng quân đội mình trên mặt đất hoặc để truy đuổi độc lập đánh phá các đoàn xe quân sự của địch. Loại máy bay này tốc độ không cao nhưng có thể bay rất lâu trên chiến trường thường mang vài quả bom thông thường hoặc rất nhiều bom chùm loại nhẹ chống tăng, chống thiết giáp và chống xe cơ giới; hệ thống pháo, súng máy uy lực lớn và các ống phóng rocket không điều khiển của pháo binh phản lực. Trong quân đội Hoa Kỳ loại máy bay cường kích này có tên là chữ A (Attacker": tấn công) như A-4, A-6, A-10, A-37... Trong lịch sử thế chiến II có các loại máy bay cường kích hiệu quả của Đức là Henschel Hs-129 và đặc biệt là loại Il-2 của Liên Xô được mệnh danh là "xe tăng bay". Hiện nay mẫu máy bay cường kích được coi là hiệu quả nhất thế giới đã được thực tế các cuộc chiến tranh hiện đại kiểm nghiệm là loại A-10 Thunderbolt của Hoa Kỳ.

Các đặc điểm chính của máy bay tiêm kích thế hệ thứ 6

4 năm về trước, người đứng đầu Ban Giám đốc Chương trình Hàng không Quân sự của Tập đoàn Hàng không Thống nhất (Nga) đã tiết lộ khung thời gian gần đúng để chế tạo máy bay tiêm kích thế hệ thứ 6 - có thể thực hiện chuyến bay đầu tiên trước năm 2025. Hai đặc điểm chung nhất của chiếc máy bay của tương lai này là tốc độ siêu thanh và khả năng điều khiển không người lái.

Sau sự phát triển và ứng dụng rộng rãi của các phương tiện bay không người lái, vấn đề đặt ra là khả năng tạo ra một hệ thống điều khiển như vậy đối với máy bay tiêm kích để có thể điều khiển không chỉ với sự trợ giúp của phi công trong buồng lái mà còn từ xa. Chính khả năng điều khiển không người lái hiện được coi là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu.

Tuy nhiên, để đạt được kết quả để máy bay không chỉ trở thành không người lái mà còn trở nên bất khả xâm phạm trước các hệ thống tác chiến điện tử của đối phương không thật dễ dàng. Vì chiến tranh điện tử cũng không giẫm chân tại chỗ, các hệ thống bảo vệ bằng laser sẽ có thể chống lại máy bay điều khiển từ xa.

So sánh tiêm kích và cường kích

Tiêm kích thế hệ năm Su-57 của Nga; Nguồn: topwar.ru.

Như kinh nghiệm của các thử nghiệm thành công ở Mỹ cho thấy, một máy bay có người lái không thể đối phó với một máy bay được điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo. Rõ ràng là cho đến nay, đây chỉ là mô phỏng chiến đấu trên máy bay giả lập, nhưng với tốc độ phát triển của công nghệ hiện nay, chắc chắn vấn đề này vẫn sẽ được giải quyết trong tương lai gần.

Sinh thời, Sergey Khokhlov - người đứng đầu Viện Nghiên cứu Quốc gia về các Hệ thống Hàng không - nói rằng, điều khiển không người lái sẽ trở thành tiêu chí cơ bản cho một máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6, trong khi tất cả các đặc điểm khác chỉ là sự phát triển của các công nghệ hiện có. Các đặc điểm khác thường bao gồm tốc độ siêu thanh, công nghệ tàng hình ở mức cao nhất, hiệu quả với tất cả các chế độ bay hiện có, khả năng cơ động cực cao, khả năng bao phủ thông minh và thậm chí có thể được tích hợp vũ khí năng lượng định hướng.

Sự khác biệt của tiêm kích thế hệ thứ 5 và thứ 6

Theo một số chuyên gia, mô hình chế tạo một máy bay tiêm kích như vậy ở Nga có thể là máy bay không người lái tấn công Okhotnik, bao gồm một số đặc tính sẽ có đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6. Ngoài ra, tất nhiên, việc chế tạo máy bay chiến đấu mới sẽ là sự tiếp nối kinh nghiệm phát triển máy bay tiêm kích đầy triển vọng Su-57.

So sánh tiêm kích và cường kích

Tiêm kích thế hệ năm F-35A (xa nhất), F-35B (giữa) và F-35C của Mỹ; Nguồn: wikipedia.org.

Không chỉ ở Nga, mà ở các nước khác, họ cũng đang nghĩ đến một chiếc máy bay như vậy. Đi tiên phong là Mỹ, nơi các tập đoàn máy bay hàng đầu, chủ yếu là Boeing, Lockheed Martin, Northrop Grumman, đưa ra những ý tưởng và thiết kế của riêng họ cho máy bay thế hệ thứ sáu. Tất nhiên, Trung Quốc cũng sẽ cố gắng để không tụt hậu.

Tại Anh, BAE Systems, Rolls-Royce, Leonardo và MBDA đang thực hiện dự án máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng. Máy bay Tempest đầy hứa hẹn của BAE Systems dự kiến​​ vào những năm 2030 sẽ thay thế Eurofighter Typhoon, là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư đang có trong biên chế Không quân một số quốc gia châu Âu và ngoài châu Âu.

Đặc điểm phân biệt chính của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm sẽ là khả năng điều khiển từ xa mà không cần phi công có mặt trong buồng lái của máy bay. Nếu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 có khả năng siêu cơ động và sử dụng các công nghệ tàng hình nằm trong số những đặc điểm quan trọng nhất, thì máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 sẽ phát triển các phẩm chất này, đồng thời có được khả năng điều khiển không người lái bằng trí tuệ nhân tạo.

So sánh tiêm kích và cường kích

Họa đồ tiêm kích thế hệ thứ sáu của Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ); Nguồn: topwar.ru.

Nhiều khả năng, máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu có thể có được khả năng rút ngắn thời gian cất cánh nhờ động cơ mới, điều này cũng sẽ trở thành điểm khác biệt quan trọng so với máy bay chiến đấu trước đó và sẽ mở rộng đáng kể khả năng sử dụng chiến đấu.

Không loại trừ tính đa năng sẽ trở thành một đặc điểm khác biệt của máy bay mới. Nó sẽ có thể thực hiện các chức năng không chỉ của một máy bay tiêm kích mà còn là một máy bay tấn công và một máy bay cường kích, cho phép nó nhanh chóng giải quyết nhiều nhiệm vụ đặt ra mà không ảnh hưởng đến chức năng này hay chức năng khác của một máy bay chiến đấu./.