So sánh sự khác nhau giữa kỉ luật và pháp luật cơ sở hình thành

1. Kỉ luật là gì?

Kỉ luật là quy định chung trong cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (Ví dụ: Nhà trường, bệnh viện,...) mà mọi người phải tuân theo để đảm bảo sự thống nhất, qua đó đạt hiệu quả cao trong công việc.

2. Pháp luật là gì?

Pháp luật là những quy tắc xử sựu chung có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước

3. Mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật

Giữa pháp luật và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Kỉ luật phải tuân theo các quy định của pháp luật. Pháp luật và kỉ luật đều giúp mọi người tuân theo những chuẩn mực, đi vào guồng của cuộc sống qua đó hoàn thiện mình hơn và giúp cho xã hội, cộng đồng cùng phát triển chung.

Ví dụ: Pháp luật quy định công dân có quyền được đảm bảo bí mật thư tín => Các quy định kỉ luật cũng phải thực hiện quyền này của công dân, không ai có quyền bắt ép người thuộc cộng đồng, tổ chức phải cung cấp những bí mật thư tín đó.

4. Ví dụ về pháp luật và kỉ luật

Ví dụ về pháp luật:

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, khi tham gia giao thông, người điều khiển xe máy và người ngồi sau phải đội mũ bảo hiểm được cài quai đúng cách.

Ví dụ về kỉ luật:

Trong lớp học quy định học sinh không được sử dụng điện thoại trong giờ học, nếu vi phạm thì bị ghi tên vào sổ đầu bài.

5. Bài tập

BT1:Trong những buổi sinh hoạt Đội, có một số bạn đến chậm:

a)Chi đội trưởng nhắc nhở, phê bình mấy bạn đó là thiếu kỉ luật Đội.

b)Các bạn nói trên giải thích lại: Đội là hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không thể coi đến chậm là thiếu kỉ luật.

Em đồng tình với hành vi của Chi đội trưởng hay quan niệm của các bạn đến chậm? Vì sao?

Bài làm:

- Em đồng tình với quan niệm của bạn Chi đội trưởng.

- Bởi vì: Đội là một tổ chức xã hội, có những quy định, thống nhất để hành động. Vì vậy, khi bạn đã là một thành viên trong tổ chức này, bạn phải tuân thủ những quy định trong tổ chức đó. Do đó, nếu đi chậm không có lí do chính đáng được xem là thiếu kỉ luật là điều chính đáng.

BT2: Tắc nghẽn giao thông ở một số thành phố lớn hiện nay do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân nào liên quan đến ý thức của người tham gia giao thông không? Em thử nêu các biện pháp khắc phục?

Bài làm:

- Tắc nghẽn giao thông ở một số thành phố lớn hiện nay do nhiều nguyên nhân. Trong đó, có cả nguyên nhân liên quan đến ý thức của người tham gia giao thông ví dụ như: Đi sai làn được quy định, tranh dành làn đường, phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng, chở các vật dụng cồng kềnh…

- Các biện pháp khắc phục:

+ Nghiêm túc chấp hành luật an toàn giao thông

+ Cảnh sát giao thông thực hiện nghiêm minh xử phạt người đi sai đường, vi phạm pháp luật.

+ Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông.

BT3:Có người cho rằng pháp luật chỉ cần với những người có tính kỉ luật, tự giác. Còn đối với những người có ý thức kỉ luật thì pháp luật là không cần thiết. Quan niệm đó đúng hay sai? Tại sao?

Bài làm:

Quan niệm đó không đúng. Bởi vì pháp luật cần cho tất cả mọi người, kể cả người có ý thức, tự giác thực hiện pháp luật và kỉ luật vì đó là những quy định để tạo ra sự thống nhất trong hoạt động - tạo ra hiệu quả, chất lượng của hoạt động xã hội.

BT4: Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan có thể coi là pháp luật được không?

Bài làm:

Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan không thể coi là pháp luật vì nó không phải do nhà nước ban hành, và việc giám sát thực hiện không phải do cơ quan giám sát của nhà nước. Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan chỉ ở phạm vi hẹp có thể trường học này, cơ quan này có những quy định đó nhưng ở trường học khác, cơ quan khác lại không có quy định đó. Trong khi đó pháp luật là quy tắc xử sự ở phạm vi rộng và bắt buộc mọi người phải thực hiện.

Answers ( )

  1. So sánh sự khác nhau giữa kỉ luật và pháp luật cơ sở hình thành

    * Giống nhau: Đều là hệ thống các quy tắc xử sự chung, chuẩn mực xã hội; giúp con người tự giác đièu chỉnh hành vi sao cho phù hợp với lợi ích cộng đồng, xã hội.

    * Khác nhau:

    – Đạo đức:

    + Cơ sở hình thành: Từ thực tế cuộc sống, nhận thức của con người qua các thế hệ.

    + Tính chất: Không bắt buộc, tự nguyện.

    + Hình thức thể hiện: Qua các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ.

    + Phương thức bảo đảm thực hiện: Dựa vào sự tự giác, thông qua sự đánh giá khách quan của dư luận.

    – Pháp luật:

    + Cơ sở hình thành: Do Nhà nước ban hành.

    -Kỷ luật: là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội

    + Cơ sở hình thành : do nhà nước ban hành

    + Tính chất: bắt buộc

    + Hình thức thể hiện: Qua các văn bản pháp luật.

    + Phương thức bảo đảm thực hiện:duy trì, thực hiện nền nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật, …

  2. So sánh sự khác nhau giữa kỉ luật và pháp luật cơ sở hình thành

    * Giống: Pháp luật và kỉ luật giúp mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt đông. Ngoài ra, pháp luật và kỉ luật còn xác định trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi của mọi người, tạo điền kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân và toàn xã hội pháp triển theo một định hướng chung

    * Khác: +) Pháp luật là những quy tắc xử xự chung, có tình bắt buộc, do Nhà Nước ban hành và được Nhà Nước đảm bảo thực hiện bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục , cưỡng chế.

    +) Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (như nhà trường, cơ sở sản xuất, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất để đạt chất lượng, hiệu quả cáo trong công việc, học tập.

    Những quy đinh của kỉ luật phải tuân theo qui định của pháp luật, không được trái pháp luật

Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành ; tính chất, hình thức thể hiện và các phương thức bảo đảm thực hiện.