So sánh số loài lớp sâu bọ và lớp nhện

So sánh lớp giáp xác và lớp sâu bọ

Kẻ bảng so sánh hình nhện , giáp xác , sâu bọ.

Mọi người giúp mk nha . Cảm ơn nhìu

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

CÂU 1: * Lớp giáp xác :
Cơ thể đối xứng 2 bên và phân đốt : Các đốt hợp thành 3 phần cơ thể là đầu, ngực và bụng.
– Mỗi đốt cơ thể mang một đôi chi phân đốt: các đốt của chi khớp động với nhau.
– Cơ thể được lớp vỏ kitin vững chắc phủ ngoài, tại chỗ khớp giữa các đốt thì vỏ kitin mỏng hơn, để dễ dàng cho các cử động.
* Lớp Hình Nhện :
– Cơ thể hình nhện thường chia 2 phần : đầu – ngực và bụng. Phần đầu – ngực đã dính liền [không còn rõ ranh giới]. Nếu ở bọ cạp, phần bụng còn rõ phân đốt thì ở nhện sự phân đốt ở phần bụng không còn. Ớ ve và bét, ngay ranh giới giữa đầu – ngực và bụng cũng không rõ.
* lớp Sâu bọ :
Đa số chúng ở cạn, ít loài ở nước. Hầu hết chúng có khả năng bay trên không Sâu bọ có các đặc điểm sau :
Cơ thể sâu bọ chia làm 3 phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng.
– Phần đầu: 4-1 đôi râu, mắt kép, mắt đơn và cơ quan miệng.
+ Râu là cơ quan xúc giác và khứu giác.
+ Cơ quan miệng dùng để bắt, giữ và chế biến thức ăn.
– Phần ngực gồm 3 đốt:
+ Mỗi đốt mang 1 đôi chân, có cấu tạo thích nghi với lối sống và cách di chuyển của chúng.
+ Đốt số 2 và 3 ở đa số sâu bọ mang 2 đôi cánh. Cánh cho phép sâu bọ bay và lượn trên không.
– Phần bụng : Có số đốt thay đổi tuỳ loài, các đốt thiếu phần phụ, có các lỗ thở, hệ thống ống khí, cơ quan tiêu hoá và sinh dục.

CÂU 2: 

 – LỚP SÂU BỌ: Côn trùng nở từ trứng, trải qua nhiều lần lột xác trước khi đạt tới kích thước trưởng thành của loài. Cách sinh trưởng này là bắt buộc vì chúng có bộ xương cứng bên ngoài, được cấu tạo chủ yếu bởi kitin [chitin]. Lột xác là quá trình mà con vật thoát khỏi lớp xương ngoài cũ để tăng lên về kích thước, sau đó hình thành nên bộ xương ngoài mới, vì lớp xương ngoài bằng kitin hoặc đá vôi của các loài chân khớp không thể tăng lên về kích cỡ, trong khi cơ thể của chúng luôn luôn lớn lên cho tới lúc trưởng thành. Ở hầu hết các loài côn trùng, giai đoạn trẻ được gọi là thiếu trùng [nymph]. Thiếu trùng có thể có cấu tạo tương tự như Thành trùng như ở châu chấu [mặc dù cánh vẫn chưa chỉ phát triển đầy đủ cho đến giai đoạn trưởng thành]. Đây là những côn trùng biến thái không hoàn toàn. Ở những côn trùng biến thái hoàn toàn [hầu hết côn trùng], trứng nở thành dạng ấu trùng, có dạng giống như giun đất, gọi là giai đoạn sâu non. Ấu trùng phát triển và cuối cùng biến thái thành nhộng [pupa – một giai đoạn được bao bọc trong kén] ở một số loài. Ở trạng thái kén, chúng trải qua những thay đổi đáng kể về hình dạng và cuối cùng chui ra khỏi kén như một con trưởng thành hay còn gọi là hoá vũBướm là một ví dụ tiêu biểu cho bọn côn trùng có biến thái hoàn toàn.

– LỚP GIÁP XÁC: Giống như nhiều loài Sâu bọ, vòng đời của Giáp xác bắt đầu từ trứng và hình dáng thay đổi hoàn toàn khi trưởng thành. Cua cái bảo vệ trứng rất cẩn thận cho đến khi trứng nở. Trứng nở ra các ấu trùng có tên là zoea trôi nổi trong nước rồi tiếp theo là ấu trùng megalopa nằm cố định dưới đáy biển. Những ấu trùng này dần biến đổi hình dạng giống với cơ thể trưởng thành và tìm cách lên chỗ nước nông hoặc bờ biển để sinh sống. 

– LỚP HÌNH NHỆN: Phần này thì ví dụ của một loài nhện bất kì nghen

Giai đoạn 1 – Trứng:

Sau đợt giao phối, nhện cái giữ tinh trùng đến khi chúng đã sẵn sàng sản xuất trứng. Đầu tiên, nhện mẹ sẽ chế tạo một cái túi trứng từ tơ, đảm bảo đủ an toàn để trứng không bị tác động từ bên ngoài. Sau đó nó đặt trứng vào trong túi, bón tinh trùng cho trứng cho đến khi trứng nở.

Một túi trứng có thể chỉ chứa vài trứng hoặc vài trăm trứng, tùy thuộc vào loài. Trứng nhện thường mất vài tuần để nở. Một số nhện ở vùng ôn đới sẽ ngủ đông trong những túi trứng.

Ở nhiều loài nhện, con cái sẽ bảo vệ túi trứng tránh khỏi những con săn mồi cho đến khi nở. Một số khác thì đặt túi
trứng vào một địa điểm an toàn và để mặc số phận những quả trứng.

Nhện sói mẹ mang túi trứng theo bên người. Khi chúng đã sẵn sàng nở, con nhện sẽ mở túi trứng và thả đàn con nó ra. Và cũng ở loài này, nhện con giành 10 ngày để ở trên cơ thể nhện mẹ.

Giai đoạn 2 – Nhện con [chưa hoàn thiện]:

Đây là giai đoạn mới nở ra từ trứng và chưa hoàn thiện hết các chức năng, nhện con giống với bố mẹ nhưng nhỏ hơn đáng kể về kích thước. Chúng ngay lập tức giải tán và phân tán đi nhiều nơi bằng cách thức ballooning [bay theo gió].

Nhện con sẽ leo lên một cành cây hoặc vật cao khác và nâng bụng của chúng lên. Họ phóng ra những sợi tơ vào không khí để tơ bắt gió và gió sẽ mang chúng đi. Trong khi hầu hết nhện con di chuyển theo cách này thì một số khác có thể leo lên những độ cao rất cao và bay khoảng cách dài.

Nhện con lột xác nhiều lần để trở thành người lớn, sau những lần lột xác đó cơ thể chúng to ra từ từ nhưng dễ tổn thương hơn cho đến khi lớp vỏ mới hình thành. Hầu hết các loài nhện trưởng thành sau 5-10 lần lột xác.

Ở một số loài, nhện cái sẽ hoàn toàn trưởng thành khi chúng thoát khỏi túi. Nhện cái luôn lớn hơn con đực, do đó thường mất nhiều thời gian để trưởng thành.

Giai đoạn 3 – Trưởng thành: Khi nhện trưởng thành, nó đã sẵn sàng để giao phối và con của nó sẽ bắt đầu lại vòng đời này. Nhìn chung, nhện cái sống lâu hơn nhện đực, do nam giới thường chết sau khi giao phối. Nhện thường chỉ sống được một đến hai năm, tùy loài mà thời gian sống lâu hơn, có khi lên đến 5 năm.

CÂU 3: 

– Đại diện của giáp xác là: tôm, cua, tôm càng, tôm hùm, tôm nước ngọt, lân hà,…

– Đại diện của hình nhện là: nhện, bọ cạp, ve,…

– Đại diện của sâu bọ là: nhặng xanh, kiến, chuồn chuồn ngô, con ngài,…

CÂU 4: 

– Có lợi:

   + Làm thực phẩm: tôm, cua

   + Thụ phấn cho cây trồng: ong, bướm

   + xuất khẩu: tôm sú,….

 – Có hại:

   + Truyền bệnh: ruồi, muỗi

   + Có hại cho giao thông đường thủy: con sun

   → Số lượng loài lớn, mỗi lần sinh sản nhiều, sinh sản nhanh → có vai trò quan trọng.

Bi

* Cơ thể hình nhện gồm có 2 phần là:

- Phần đầu- ngực: tấn công, định hướng, di chuyển.

- Phần bụng: có nội quan, cơ quan hô hấp, cơ quan sinh sản, cơ quan chăng tơ.

* Cấu tạo cơ thể như trên là tương tự với giáp xác. Tuy nhiên chúng khác giáp xác ở các điểm:

- Không có chân bụng.

- Phần phụ đầu - ngực có 6 đôi, trong đó có 4 đôi chân bò để di chuyển.

Trả lời hay

5 Trả lời · 23/08/21
  • Nhân Mã

    * Cơ thể hình nhện gồm có 2 phần là:

    - Phần đầu- ngực: tấn công, định hướng, di chuyển.

    - Phần bụng: có nội quan, cơ quan hô hấp, cơ quan sinh sản, cơ quan chăng tơ.

    * Cấu tạo cơ thể như trên là tương tự với giáp xác. Tuy nhiên chúng khác về số lượng các phần phụ.

    Ở nhện phần phụ bụng tiêu giảm, không có chân bụng, phần phụ đầu - ngực chỉ có 6 đôi, trong đó có 4 đôi chân bò để di chuyển.

    Trả lời hay

    1 Trả lời · 23/08/21
  • Kim Ngưu

    Đầu - ngực: là trung tâm vận động và định hướng.

    Bụng: là trung tâm của nội quan và tuyến tơ.

    Nhện giống Giáp xác về sự phân chia cơ thể, nhưng khác về số lượng các phần phụ. Ở nhện phần phụ bụng tiêu giảm, phần phụ đầu ngực chỉ còn 6 đôi, trong đó có 4 đôi chân làm nhiệm vụ di chuyển.

    0 Trả lời · 23/08/21
  • Đề bài

    Hãy lập bảng so sánh đặc điểm cấu tạo 3 lớp chính của Chân khớp.

    Phương pháp giải - Xem chi tiết

    Sâu bọ rất đa dạng về: số loài, cấu tạo, môi trường sống và tập tính.

    Lời giải chi tiết

     Bảng So sánh cấu tạo 3 lớp chính của Chân khớp

    STT

    Tên lớp

    So sánh

    Giáp xác

    Hình nhện

    Sâu bọ

    Đại diện

    Tôm sông

    Nhện nhà

    Châu chấu

    1

    Môi trường sống

    Nước ngọt

    Ở cạn

    Ở cạn

    2

    Râu

    2 đôi

    Không có

    1 đôi

    3

    Phân chia cơ thể

    Đầu - ngực và bụng

    Đầu - ngực và bụng

    Đầu, ngực, bụng

    4

    Phần phụ ngực để di chuyển

    5 đôi

    4 đôi

    3 đôi

    5

    Cơ quan hô hấp

    Mang

    Phổi và ống khí

    Ống khí

    Loigiaihay.com