So sánh quan điểm duy tâm và duy vật

Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó.

Triết học đã ra đời và phát triển trên hai ngàn năm. Ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, triết học có đối tượng nghiên cứu khác nhau; song tổng kết toàn bộ lịch sử triết học, Ph.Ăngghen đã khái quát: "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại", giữa ý thức và vật chất, giữa con người và giới tự nhiên.

Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt. Thứ nhất, giữa ý thức và vật chất: cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào? Thứ hai, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

Việc giải quyết mặi thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học đã chia triết học thành hai trường phái lớn:Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Việc giải quyết mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học chia quan điểm về nhận thức thành hai phái: Khả tri luận - phái bao hàm những quan điếm thừa nhận khả năng nhận thức của con người - và bất khả tri luận - phái bao hàm những quan điểm phủ nhận khả năng đó.

Đối với việc giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học, những người cho rằng bản chất thế giới là vật chất; vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất là cái có trước và quyết định ý thức, được gọi là các nhà duy vật; học thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật. Ngược lại, những người cho rằng: bản chất thế giới là ý thức; ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai; ý thức quyết định vật chất, được gọi là các nhà duy tâm; học thuyết của họ hợp thành những môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy tâm.

Chủ nghĩa duy tâm có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội, đó là: sự xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức và thường gắn với lợi ích của các giai cấp, tầng lớp áp bức, bóc lột nhân dân lao động. Chú nghĩa duy tâm và tôn giáo cũng thường có mối liên hệ mật thiết với nhau, nương tựa vào nhau để cùng tồn tại và phát triển.

Trong lịch sử, chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức cơ bản là chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người. Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là "phức hợp những cảm giảc" của cá nhân. Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tinh thứ nhất của tinh thần, ý thức nhưng tinh thần, ý thức ấy là tinh thần khách quan, ý thức khách quan có trước, tồn tại độc lập với giới tự nhiên, với con người và thể hiện dưới nhiều tên gọi khác nhau, như: "ý niệm tuyệt đối", "tinh thần tuyệt đối" hay "lý tính thế giới", v.v.

Đối lập với chủ nghĩa duy tâm, quá trình ra đời và phát triển của chủ nghĩa duy vật có nguồn gốc từ thực tiễn và sự phát triển của khoa học. Chính qua thực tiễn và khái quát hóa thức của nhân loại trong nhiều lĩnh vực, chủ nghĩa duy vật thể hiện là hệ thống tri thức lý luận chung nhất gắn với lợi ích của các lực lượng xã hội tiến bộ, định hướng cho các lực lượng này trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.

Câu 1: Quan niệm cho rằng thế giới vật chất tồn tại khác quan không phụ thuộc vào ý chí của con người là quan điểm của thế giới quan

  1. thần thoại. B. duy tâm. C. duy vật. D. tôn giáo.

Câu 2: Phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau, trong sự vận động và phát triển không ngừng là quan điểm của phương pháp luận

  1. triết học. B. logic. C. biện chứng. D. lịch sử.

Câu 3: Một trong những nội dung cơ bản của phương pháp luận biện chứng là xem xét các sự vật và hiện tượng trong trạng thái

  1. vận động. B. đứng im C. không vận động. D. không phát triển.

Câu 4: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, vận động là sự biến đổi nói chung của các sự vật và hiện tượng trong

  1. thế giới vật chất. B. giới tự nhiên và tư duy.
  1. giới tự nhiên và đời sống xã hội. D. thế giới khách quan.

Câu 5: Trong giới tự nhiên và đời sống xã hội, nói đến vận động là nói đến yếu tố nào dưới đây của các sự vật và hiện tượng?

  1. cô lập. B. phát triển. C. biến đổi. D. tăng trưởng.

Câu 6: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, phát triển là khái niệm để khái quát những vận động theo chiều hướng

  1. tiến lên. B. thụt lùi. C. bất biến. D. tuần hoàn.

Câu 7: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đối với các sự vật và hiện tượng vận động không chỉ là thuộc tính vốn có, mà nó còn là

  1. phương thức tồn tại. B. cách thức diệt vong.
  1. quan hệ tăng trưởng. D. lý do tồn tại.

Câu 8: Sự đấu tranh giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội có đối kháng giai cấp. Triết học gọi là

  1. khuynh hướng phát triển tất yếu của xã hội.
  1. sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
  1. mối liên hệ giữa các giai cấp trong xã hội.
  1. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Câu 9: Theo quan điểm của Triết học, kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn làm cho

  1. cái chủ quan thay thế cái khách quan.
  1. sự vật, hiện tượng giữ nguyên trạng thái.
  1. cái mới ra đời thay thế cái cũ.
  1. sự vật, hiện tượng bị tiêu vong.

Câu 10: Câu nói: "Muối ba năm, muối đang còn mặn..." thể hiện nội dung gì?

  1. Độ. B. Điểm nút. C. Lượng. D. Chất.

Câu 11: Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa lượng và chất thì

  1. mâu thuẫn ra đời. B. lượng mới hình thành.
  1. chất mới ra đời. D. sự vật phát triển.

Câu 12: Câu nào sau đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng trong triết học?

  1. Lượng biến đổi dẫn đến chất biến đổi.
  1. Chất và lượng luôn có sự tác động lẫn nhau.
  1. Chất quy định lượng.
  1. Mỗi chất có lượng phù hợp với nó.

Câu 13: Khái niệm dùng để chỉ việc xóa bỏ hoàn toàn sự tồn tại, phát triển tự nhiên của sự vật, trong triết học gọi là phủ định

  1. chủ quan. B. siêu hình. C. biện chứng. D. khách quan.

Câu 14: Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do

  1. quá trình giải quyết mâu thuẫn.
  1. sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng.
  1. lượng đổi dẫn đến chất đổi.
  1. khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.

Câu 15: Khẳng định nào dưới đây không đúng về phủ định biện chứng?

  1. Có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ.
  1. Diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng.
  1. Là tiền đề, điều kiện cho các sự vật, hiện tượng phát triển liên tục.
  1. Không tạo ra và không liên quan đến sự vật mới.

Câu 16: Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do

  1. sự phát triển của sự vật, hiện tượng.
  1. sự tác động từ bên ngoài.
  1. sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng.
  1. sự tác động từ bên trong.

Câu 17: Nội dung nào dưới đây không phản ánh quan điểm của thế giới quan duy vật?

  1. Cha mẹ sinh con trời sinh tính. B. Có thực mới vực được đạo;
  1. Có bột mới gột nên hồ. D. Trăm hay không bằng tay quen;

Câu 18: Sự biến đổi nào dưới đây được coi là sự phát triển?

  1. Sự biến đổi của sinh vật từ đơn bào đến đa bào.
  1. Nước đun nóng bốc thành hơi nước.
  1. Sự thoái hóa của một loài động vật theo thời gian.
  1. Cây khô héo mục nát.

Câu 19: Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện sự phát triển?

  1. Góp gió thành bão B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
  1. Tre già măng mọc D. Đánh bùn sang ao.

Câu 20: Câu nào dưới đây nói về sự phát triển?

  1. Có chí thì nên. B. Tre già măng mọc
  1. Rút dây động rừng D. Nước chảy đá mòn.

Câu 21: Nhận định nào sau đây không đúng với quan điểm về phát triển trong Triết học?

  1. Cần xem xét và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ.
  1. Sự phát triển diễn ra quanh co, phức tạp, không dễ dàng.
  1. Cần tránh bảo thủ, thái độ thành kiến về cái mới.
  1. Cần giữ nguyên những đặc điểm của cái cũ.

Câu 22: Việc làm nào sau đây là biểu hiện của sự vận dụng không đúng quan điểm của Triết học duy vật biện chứng về nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng trong việc xây dựng nền văn hóa ở nước ta hiện nay?

  1. Giữ gìn, tôn vinh những hủ tục. B. Giữ gìn, phát huy những mỹ tục.
  1. Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới. D. Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.

Câu 23: Nguyên nhân tạo nên sự suy thoái hay tiến bộ của nền đạo đức xã hội theo quan điểm của Triết học là sự đấu tranh giữa

Duy tâm và duy vật khác nhau như thế nào?

Nói cách khác, chủ nghĩa duy vật cho rằng bản chất của thế giới là vật chất; vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất có trước ý thức và quyết định ý thức. Chủ nghĩa duy tâm, ngược lại, cho rằng tư duy (ý thức) có trước tồn tại (vật chất) và quyết định tồn tại (vật chất).

Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm là gì?

Chủ nghĩa duy tâm, còn gọi là thuyết duy tâm hay duy tâm luận (tiếng Anh: Idealism), là trường phái triết học khẳng định rằng mọi thứ đều tồn tại bên trong tinh thần và thuộc về ý thức.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật thì bản chất thế giới là gì?

Ngược lại với chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật là trường phái triết học xuất phát từ quan điểm bản chất của thế giới là vật chất, vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất là cái có trước và quyết định ý thức.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng bản chất của ý thức là gì?

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng về bản chất, ý thức là sự phản ánh khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo. Ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới: Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Chủ đề