So sánh nvidia studio driver vs game ready

Yes, the main bodies of the driver application have no big differences, while the biggest difference is the update frequency and iteration speed. Game ready drivers update more frequently, with new improvements and fixes, but it can also be possible for bugs to appear.

Studio drivers are better tested and less frequently released, thus providing better stability, but it takes more time to have new updates of fixes and improvements for known issues.

For example, NVIDIA once released a new Game ready driver which fixed an issue related to D5 Render, and the fix did not come out for studio drivers until 3 weeks later.

Trước hết, hãy chỉ ra rằng cả hai phiên bản của trình điều khiển đều có đầy đủ chức năng. Nếu chúng ta có đồ họa NVIDIA, chúng ta có thể tải xuống một trong hai trình điều khiển này và cài đặt chúng trên máy tính của mình và mọi thứ sẽ hoạt động mà không có vấn đề gì. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà chúng tôi sẽ cung cấp cho PC, có thể một trong số chúng thích ứng tốt hơn với nhu cầu của bạn và đạt được hiệu suất tốt hơn, cho dù đó là chơi trò chơi hay khi thực hiện các tác vụ chỉnh sửa 3D.

Bạn có sử dụng PC để chơi không? Sau đó cài đặt NVIDIA Game Ready

Trình điều khiển Game Ready là những thứ phổ biến nhất, những thứ đã luôn tồn tại. Như tên cho thấy, chúng là bộ điều khiển được thiết kế để chơi. Những người phụ trách NVIDIA đảm bảo rằng mỗi khi một trò chơi mới được phát hành trên PC, họ sẽ cập nhật trình điều khiển của mình để tối ưu hóa chúng và để chúng hoạt động theo cách tốt nhất có thể với nó. Do đó, mỗi khi một trò chơi triple A được phát hành, một bản cập nhật của các trình điều khiển được phát hành để tối ưu hóa hoạt động của nó.

NVIDIA Studio - Trình điều khiển được tối ưu hóa để tạo và thiết kế nội dung

Mặc dù hầu hết người dùng mua đồ họa NVIDIA đều làm như vậy để có thể chơi, nhưng chơi game không phải là tất cả. Có những người dùng đặt cược vào GPU để có thể tăng tốc phần cứng và cải thiện hiệu suất chung của nhiều chương trình.

Nếu chúng tôi không thường chơi trên PC (hoặc các trò chơi không đòi hỏi cao và mới) và nhiệm vụ chính của chúng tôi là tạo nội dung (thiết kế và bố cục, chỉnh sửa hình ảnh, video, v.v.), chúng tôi có thể chọn Trình điều khiển studio . Các trình điều khiển này cải thiện hiệu suất và độ tin cậy khi sử dụng các ứng dụng sáng tạo, sẵn sàng hoạt động tốt nhất với tất cả các loại chương trình, từ Adobe sang Autodesk.

Đúng là các Studios cải thiện hiệu suất của hơn 30 chương trình. Tuy nhiên, sự khác biệt về hiệu suất không làm cho nó thực sự đáng giá, trừ khi chúng tôi dành riêng cho việc sử dụng các chương trình này.

Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi sử dụng máy tính?

Nếu chúng ta sử dụng máy tính hỗn hợp (nghĩa là làm việc với tác giả và chỉnh sửa các chương trình và chơi trong thời gian rảnh), thì cách tốt nhất chúng ta có thể làm là cài đặt trình điều khiển NVIDIA Game Ready. Chúng tôi sẽ không nhận thấy sự mất hiệu suất trong các ứng dụng thiết kế, nhưng chúng tôi sẽ đạt được rất nhiều sự ổn định và hiệu suất khi chơi. Những bộ điều khiển này sẽ giúp chúng tôi mọi thứ.

Song song với driver Game Ready thì NVIDIA cũng phát hành Studio driver dành cho những người dùng làm sáng tạo nội dung, đồ họa không chuyên đến chuyên nghiệp. Thêm vào đó, NVIDIA cũng đưa ra một tiêu chuẩn gọi là RTX Studio dành cho các phần cứng như laptop, vậy Nvidia Studio driver là gì? Nên xài nó khi nào? Và nó mang lại lợi ích gì?

NVIDIA Studio là một giải pháp kết hợp giữa phần cứng và phần mềm để khai thác sức mạnh GPU NVIDIA để gia tốc cho các phần mềm đồ họa chuyên nghiệp. Và dĩ nhiên, NVIDIA Studio hỗ trợ trên phần cứng của NVIDIA tức là GPU tích hợp trên laptop hoặc card rời desktop.

Nếu anh em đang sử dụng GeForce GTX 10-series, GeForce RTX 20-series, GeForce GTX 16-series, GeForce RTX 30-series, TITAN V, TITAN RTX hay Quadro ra mắt từ năm 2012 đến nay thì đã đủ điều kiện để trải nghiệm NVIDIA Studio driver. Laptop hay desktop đều xài được và nếu muốn tối ưu hơn nữa thì anh em có thể chọn những chiếc máy đạt chuẩn RTX Studio - phần cứng được thiết kế theo các tiêu chí bắt buộc như màn hình phân giải cao, được cân chỉnh sẵn, trang bị GPU từ RTX 2060 trở lên, vi xử lý đa nhân, tối thiểu 16 GB RAM và 512 GB SSD.

Khác biệt cơ bản giữa NVIDIA Studio và Game Ready đó là loại ứng dụng mà nó tối ưu cũng như độ ổn định. Game Ready là trình điều khiển được thiết kế tối ưu cho game và nó luôn được cập nhật với tốc độ cao nhất để bắt kịp với những thay đổi của game chẳng hạn như các bản vá lỗi, DLC ...

Trong khi đó, NVIDIA Studio là trình điều khiển dành cho các ứng dụng đồ họa và kết xuất, nó thiên về tính tương thích và độ ổn định. Vì vậy nếu anh em đang xài NVIDIA Studio driver thì anh em sẽ thấy phiên bản trình điều khiển của nó thấp hơn so với Game Ready. NVIDIA Studio được thử nghiệm rất kỹ với nhiều ứng dụng nhằm mang lại hiệu năng tốt nhất cũng như hỗ trợ các tính năng mới của các ứng dụng đồ họa, kết xuất.

NVIDA Studio sẽ phát huy tác dụng tối đa với các thế hệ card đồ họa mới như RTX 20 series và RTX 30 series nhờ khai thác các nhân xử lý Ray Tracing và Tensor. RTX GPU sẽ mang lại nhiều tính năng mới cũng như gia tốc xử lý các tác vụ đồ họa như:

  • Xử lý Ray Tracing theo thời gian thực: Với nhân RT gia tốc bằng phần cứng thì các hiệu ứng ánh sáng sử dụng công nghệ đồ họa dõi theo chùm tia sẽ được kết xuất nhanh hơn và chất lượng cao hơn. Công nghệ Ray Tracing cho phép bạn thiết kế các nội dung kỹ thuật số và hoạt hóa siêu thực.
  • AI: Nhiều ứng dụng đồ họa hiện tại đã khai thác công nghệ trí thông minh nhân tạo để tạo ra những tính năng như tăng độ phân giải (upscale), khử nhiễu (denoise), timing video ... Nhân Tensor trên RTX GPU của NVIDIA sẽ tăng tốc xử lý các tác vụ AI này.
  • Xử lý video và hình ảnh: engine mã hóa video cải tiến của RTX GPU cải thiện tốc độc mã hóa H.264 và H.265 đến 25% so với thế hệ trước. Điều này có nghĩa chất lượng video livestream sẽ cao hơn và tốc độ kết xuất video sẽ nhanh hơn. Ngoài ra, các hiệu ứng xử ý ảnh như làm màu, tăng nét, tăng mẫu trong Adobe Premiere Pro, Photoshop hay các ứng dụng sáng tạo khác cũng sẽ được xử lý nhanh hơn.

Để biết những ứng dụng nào được hỗ trợ bởi NVIDIA Studio thì anh em có thể vào trang này. Trong danh sách có rất nhiều ứng dụng phổ biến từ các ứng dụng thuộc bộ công cụ Adobe như After Effects, Designer, Illustrator, Photoshop, Photoshop Lightroom, Premiere Pro cho đến các ứng dụng CAD/CAM như AutoDesk 3DS Max, Arnold, Maya, Revit, các ứng dụng kết xuất như Blender, Cinema 4D, V-RAY, OctaneRender, Redshift và các engine game như Unity, Unreal. Ngoài ra, với những anh em thường stream game hay nội dung lên các nền tảng chia sẻ video trực tuyến, mạng xã hội thì loạt ứng dụng broadcast phổ biến cũng nằm trong danh sách này như Streamlabs, Xsplit, OBS.

Với mỗi ứng dụng thì NVIDIA có mô tả cụ thể những tính năng nào sẽ được gia tốc bởi phần cứng. Mình lấy ví dụ như tính năng Enhance Details trong Photoshop Lightroom sử dụng AI để tinh chỉnh chi tiết màu sắc và độ phân giải của ảnh RAW thì tính năng này sẽ được gia tốc bởi nhân Tensor trên RTX GPU. Tương tự với tính năng Neural Filters và Super Resolution của Photoshop. Với Maya thì nhân RT sẽ gia tốc xử lý Ray Tracing và nhân Tensor giúp gia tốc tính năng khử nhiễu bằng AI.

Mình thì không chuyên về các ứng dụng CAD/CAM nhưng với SpecviewPerf 13 thì mình có thể benchmark và so sánh hiệu năng xử lý các ứng dụng đồ họa chuyên nghiệp giữa driver NVIDIA Studio và Game Ready trên chiếc laptop mình đang xài là AERO 15 OLED KC. Chiếc máy này có cấu hình như sau:

  • GPU: NVIDIA GeForce RTX 3060 Mobile 6 GB GDDR6, 105 W TGP;
  • CPU: Intel Core i7-10870H 8 nhân 16 luồng, 2,2 - 5 GHz;
  • RAM: 16 GB với 2 x 8 GB DDR4-3200;
  • SSD: 1 TB PCIe NVMe SSD.

Để cài NVIDIA Studio driver thì anh em có thể vào đây để tải về hoặc cài qua GeForce Experience. Ứng dụng GeForce Experience sẽ cho phép anh em cài cả 2 loại driver và có thể chuyển qua lại giữa 2 loại driver từ đó anh em chơi game hay làm nội dung trên cùng một máy vẫn đạt được hiệu năng và trải nghiệm tốt nhất, không cần phải cài đi cài lại nhiều lần.

Dưới đây là kết quả benchmark SpecviewPerf 13, công cụ kiểm thử này được dùng để đánh giá máy trạm với một loạt các bài test dựa trên các công cụ đồ họa chuyên nghiệp như 3DS Max, Maya, Catia, SiemensNX, Creo và các bài test dành cho những ứng dụng khai thác năng lực tính toán lớn của GPU để đáp ứng cho các ngành riêng như y tế, năng lượng, địa chất.

Trước khi thực hiện bài test này thì mình nghĩ sẽ không có sự chênh lệch lớn giữa Studio và Game Ready. Tuy nhiên, kết quả cho thấy nhiều ứng dụng thật sự được gia tốc và cho hiệu năng tốt hơn với tỉ lệ khung hình của viewport cao hơn nếu sử dụng driver Studio dù không quá nhiều.

Với ứng dụng Blender, mình thử bài test render bằng Optix. Cycles của Blender đã hỗ trợ xử lý ray tracing bằng phần cứng của NVIDIA và khai thác API NVIDIA Optix để tăng tốc render với sự hỗ trợ của các nhân RT trên RTX GPU. Như RTX 3060 thì nó có 30 nhân RT thế hệ 2. 2 phép so sánh mình đưa ra là render với Optix giữa Studio driver và Game Ready và so sánh giữa render bằng nhân CPU, bằng nhân CUDA và Optix với driver Studio.

Anh em có thể thấy sự chênh lệch rất nhiều về hiệu năng render giữa 3 chiếc độ. Core i7-10870H là flagship của dòng Comet Lake với 8 nhân 16 luồng, xung rất cao nhưng tốc độ render của nó không thể nào so bì với GPU như GA106 của RTX 3060 với 3840 nhân CUDA. Trên chiếc AERO 15 OLED KC này thì RTX 3060 có thể chạy ở xung Boost 1530 MHz và có thể đến 1950 MHz với một số bài test. Nếu anh em render với nhân CUDA hay Optix thì thời gian render sẽ được rút ngắn rất nhiều, chẳng hạn như với bài test BMW thì dùng CPU 8 nhân sẽ mất đến 283 giây tức hơn 4 phút nhưng nếu dùng GPU thì sẽ mất chỉ vài chục giây. Với các project lớn hơn như bài test Victor, anh em có thể thấy thời gian này được rút ngắn ra sao bởi thay vì mất đến hơn 23 phút chờ đợi thì GPU như RTX 3060 chỉ tốn của anh em khoảng 3 đến 7 phút.

Về phần chiếc laptop mình xài là AERO 15 OLED KC thì mình rất thích nó ở nhiều điểm. Đầu tiên là phải nói màn hình, màn hình 4K OLED mà anh em nào ở tinhte ghé qua cũng khen là đẹp. Chiếc màn hình này dùng tấm nền AMOLED của Samsung với độ sáng đến 450 nit, từ đó nó cũng hỗ trợ HDR400 và màu sắc được cân chỉnh đạt chuẩn Pantone X-Rite.
Độ bao phủ các dải màu của màn hình lên đến 100% sRGB hay 99,9% DCI-P3 và gần 99% Adobe RGB, nhờ cân chỉnh nên Delta-E sẽ đảm bảo dưới 1.0 và nhiệt độ màu có thể chỉnh nhiều mức trong phần mềm Control Center như D55, D65, 6800K … Vì vậy, nó rất lý tưởng để sử dụng làm đồ họa chuyên nghiệp, có thể thay thế được màn hình rời.
Màn hình OLED có lợi thế về độ tương phản rất cao thành ra chiếc màn hình của AERO 15 OLED KC cũng rất lý tưởng để giải trí với phim ảnh. Chơi game thì không sướng lắm vì tốc độ làm tươi của màn hình chỉ 60 Hz, nó vẫn thuần để làm việc với ảnh và phim hơn.
Cấu hình của chiếc máy như mình đã nói ở phần benchmark, CPU 8 nhân và GPU RTX 3060 đủ mạnh để anh em có thể làm việc đồ họa và chơi game AAA. Hệ thống tản nhiệt WindForce trên AERO 15 OLED KC được thiết kế tốt với 6 ống đồng, 2 quạt 71 cánh, đủ sức giữ cho CPU tải nặng ở dưới 90 độ C và nhiệt độ GPU dưới 80 C. Chiếc máy có nhiều chế độ hiệu năng, các bài test mình chạy ở chế độ Normal để đảm bảo CPU và GPU giữ được mức xung nhịp ổn định nhất ở ngưỡng dưới throttle. Ngoài ra còn có các chế độ như Sport, Boost và Boost+ để đẩy mức xung GPU lên cao hơn.

Phần cứng của AERO 15 OLED KC có thể nâng cấp được dễ dàng với 2 thanh RAM SO-DIMM hỗ trợ tối đa 64 GB DDR4-3200 và 2 khe M.2 hỗ trợ ổ SSD PCIe 3.0 x4.

Trang bị cổng kết nối trên chiếc máy này đầy đủ và tốc độ cao, đáp ứng được nhu cầu của người dùng chuyên nghiệp với 3 cổng USB 3.0 (USB 3.2 Gen1 5 Gbps), trình xuất với HDMI, mini DisplayPort và USB-C (hỗ trợ Thunderbolt 3 và trình xuất DisplayPort). Kết nối mạng ngoài Wi-Fi 6 thì máy vẫn có cổng LAN và đặc biệt là khe đọc thẻ SD full-size hỗ trợ UHS-II.
Bàn phím và bàn rê trên AERO 15 OLED KC không khác nhiều so với dòng AORUS chuyên game. Bàn phím full-size với hành trình phím sâu, độ nẩy tốt và có đèn nền RGB Fusion. Bàn rê có kích thước 10,5 x 7 cm, bề mặt mịn ít bám vân tay, hỗ trợ đa điểm.
Cảm biến vân tay 1 chạm được tích hợp ở góc trái bàn rê, vị trí không quá thuận tiện nhưng tốc độ nhận diện nhanh và mình không gặp khó khăn khi sử dụng nó.
Thiết kế của dòng AERO 15 OLED KC theo cá nhân mình thấy đẹp, ngầu, và chắc chắn với chất liệu nhôm được sử dụng cho mặt A và mặt C bên trong. Phần hốc tản nhiệt sau khá cầu kỳ với thiết kế có cả lưới kim loại bên trong trông như đuôi của siêu xe.

Hiện tại dòng AERO 15 OLED đã được GIGABYTE bán chính hãng tại Việt Nam với thế hệ mới nhất gồm các phiên bản AERO 15 OLED KD giá 49,9 triệu đồng, AERO 15 OLED XD giá 59,9 triệu đồng và AERO 15 OLED YD giá 76,9 triệu đồng. Khác biệt chính nằm ở phiên bản GPU, KD sẽ dùng RTX 3060, XD dùng RTX 3070 và YD dùng RTX 3080, CPU sẽ là Intel Core thế hệ 11 (Tiger Lake-H45) tối đa 8 nhân 16 luồng. Anh em có thể xem thêm thông tin về các và giá bán cùng khuyến mãi tại đây.

Chủ đề