So sánh luật và pháp lệnh năm 2024

Trong lĩnh vực có rất nhiều cặp từ tưởng chừng như tương đương nhau nhưng về ngữ nghĩa thì lại có sự khác biệt không hề nhỏ. Luật và Pháp luật chính là một cặp từ như vậy.

Luật là gì?

Khi nói đến Luật, chúng ta đã từng nghe qua rất nhiều loại văn bản như Luật đất đai, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật trẻ em, Luật Nhà ở, Luật Thi đua, khen thưởng,... Tại thời điểm mình viết bài viết này, có khoảng 479 Luật khác nhau đang có hiệu lực tại Việt Nam! Luật có tuổi thọ lớn nhất vẫn còn hiệu lực là Luật về quyền lập Hội, được ban hành năm 1957!

Luật, được xếp chung với Bộ Luật là những loại văn bản có hiệu lực ngang nhau, nằm trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam.

Theo Khoản 1 Điều 3 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Khi những quy phạm đó được ghi nhận lại trong một loại văn bản, được Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước ký quyết định ban hành, văn bản này sẽ được gọi là Luật.

\=> Hiểu đơn giản, Luật là từ để chỉ một loại văn bản trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, là tập hợp những quy định về một ngành, lĩnh vực nào đó.

Cần nói thêm, hiện nay nhiều người vẫn dùng từ Luật với bất kể quy định pháp luật nào họ nghe thấy, chẳng hạn chúng ta sẽ nghe thấy những câu nói dạng sau đây khi tham gia giao thông: "Quy định của Luật là xe máy vượt đèn đỏ sẽ bị phạt... 600.000 đến 1.000.000 đồng". Thực tế không phải như vậy, đây không phải quy định của Luật.

Luật giao thông đường bộ 2008 chỉ quy định "Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ." (Khoản 1 Điều 8).

Sau đó, để trả lời cho câu hỏi: Nếu vi phạm quy định của Luật thì sẽ bị xử phạt cụ thể thế nào? Chúng ta phải tìm đến Nghị định - văn bản quy định chi tiết thi hành Luật (hiểu đơn giản là văn bản để hướng dẫn áp dụng Luật). Hiện nay Nghị định 100/2019/NĐ-CP là văn bản giúp bạn tìm tất cả câu trả lời cho câu hỏi: Vi phạm luật giao thông bị phạt ra sao!

Với trường hợp vượt đèn đỏ, Điểm e, khoản 4, Điều 6 Nghị định này quy định người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng!

Pháp luật là gì?

Theo lý thuyết về Nhà nước và Pháp luật, Pháp luật được định nghĩa là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước được ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

Pháp luật có những đặc điểm cơ bản sau đây:

(1) Là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung

(2) Thể hiện ý chí của nhà nước

(3) Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện

(4) Được thể hiện dưới những hình thức nhất định: pháp luật tập quán, pháp luật án lệ, văn bản quy phạm pháp luật

(5) Nhà nước có thể dùng biện pháp cưỡng chế để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện.

Từ đó, có thể thấy rõ rằng văn bản quy phạm pháp luật chỉ là một nhánh nhỏ trong hệ thống Pháp luật, và Luật lại chỉ là một nhánh nhỏ trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Vì lý do này, khác biệt lớn nhất giữa Luật và Pháp luật chính là về định nghĩa. Luật là một loại văn bản, Pháp luật là để chỉ một phạm trù gồm nhiều loại văn bản cũng như các hình thức khác để biểu thị các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung.

Theo định nghĩa này, phạm vi điều chỉnh của Luật sẽ hẹp hơn nhiều so với Pháp luật vì Luật chỉ điều chỉnh một ngành, lĩnh vực, còn Pháp luật là cả một hệ thống quy tắc gắn liền với một nhà nước, giúp nhà nước đó điều hành bộ máy của mình.

Đối với Luật, người vi phạm gần như chắc chắn có hình thức xử phạt hoặc sẽ bị Tòa xử thua, phải đền bù, bồi thường cho người không vi phạm luật. Đối với Pháp luật, nếu nói đến tập quán, có thể người vi phạm chỉ phải đối mặt với tập quán của khu vực, cộng đồng mình sống chứ không bị cơ quan nhà nước nào xử phạt.

Dù vậy, có thể thấy điểm chung của Luật và Pháp luật vẫn là "hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung." và "phải được cơ quan có thẩm quyền ghi nhận, hoặc thông qua."

Pháp lệnh là một trong những văn bản quy phạm pháp luật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Văn bản này điều chỉnh những quan hệ pháp luật được Quốc Hội giao và chưa có Luật điều chỉnh.

Bài viết Pháp lệnh là gì? sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về vấn đề này tới Quí vị.

Pháp lệnh là gì?

Pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật được uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành trong một số trường hợp được pháp luật quy định cụ thể, những vấn đề mà pháp luật ban hành là những vấn đề quan trọng nhưng mang tính chất dễ thay đổi và chưa ổn định hoặc chưa có luật điều chỉnh trong quan hệ xã hội đó.

Luật được coi là văn bản có tính chất pháp lý cao và ổn định, đưa ra những quy phạm chung, quy tắc xử sự để thực hiện theo quy định đó. Nhưng bên cạnh đó có những quan hệ xã hội quan trọng lại chưa có luật điều chỉnh, hoặc ra văn bản luật tại thời điểm đó chưa chính xác vì quan hệ pháp luật này còn chưa ổn định và có thể thay đổi lớn trong thời gian tới thì biện pháp được chọn là sử dụng pháp lệnh.

Nếu Luật được Quốc hội ban thành và thông qua thì Pháp lệnh được Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành. Nhưng đó thuộc nhiệm vụ mà Uỷ ban thường vụ Quốc hội được Quốc Hội giao.

Pháp lệnh phải được quá nửa tổng số thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành và có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước kí lệnh công bố (chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày được thông qua), trừ trường hợp ngày có hiệu lực được quy định trong chính pháp lệnh đó hoặc trường hợp Chủ tịch nước trình Quốc hội xem xét lại.

Pháp lệnh có phải là văn bản quy phạm pháp luật không?

Pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật. Pháp lệnh quy định những quy tắc sử xự chung mà chưa có Luật điều chỉnh. Từ đó các cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa ra những văn bản hướng dẫn liên quan quy định cụ thể và chi tiết trong từng trường hợp.

Pháp lệnh có đầy đủ những đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật như:

– Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

– Biểu hiện của ý chí nhà nước

– Được bảo đảm bằng quyền lực nhà nước và bắt buộc thi hành

– Là những quy tắc xử sự chung

Nhưng bên cạnh đó, pháp lệnh có một đặc điểm nổi trội và khác biệt là điều chỉnh những quan hệ xã hội mà chưa có luật điều chỉnh, được Quốc hội giao.

Phần tiếp theo của bài viết Pháp lệnh là gì? sẽ phân tích khác nhau giữa hai văn bản là luật và pháp lệnh.

Thẩm quyền ban hành pháp lệnh?

Theo quy định tại điều 16 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định thẩm quyền ban hành pháp lệnh, nghị quyết như sau:

Điều 16. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội

1. Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề được Quốc hội giao.

2. Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định:

  1. Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
  1. Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội;
  1. Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trường hợp bãi bỏ pháp lệnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
  1. Tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;

đ) Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;

  1. Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Ví dụ về pháp lệnh

Ví dụ 1: Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng Số 02/2020/UBTVQH14

Ví dụ 2: Pháp lệnh quản lý thị trường số 11/2016/UBTVQH13

Sự khác biệt của pháp lệnh và Luật

Pháp lệnh và luật có những đặc điểm khác biệt như sau:

– Tính ổn định

Luật là văn bản có tính ổn định cao, mỗi văn bản luật được soạn thảo và ban hành mang tầm nhìn chiến lược và phát triển của xã hội, cho thấy được tầm nhìn của các nhà làm luật. Có thể nói rằng thời gian văn bản luật có hiệu lực càng lâu thì văn bản luật đó càng thành công.

Pháp lệnh lại điều chỉnh những quan hệ có tính ổn định thấp dễ thay đổi trong một thời gian ngắn. Chính vì vậy, hầu hết hiệu lực của pháp lệnh ngắn hơn so với Luật. Khi quan hệ đó ổn định và dựa vào tình hình phát triển tại thời điểm đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ban hành Luật để thay thế.

– Quan hệ xã hội điều chỉnh

Cả hai cùng điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng, nhưng Luật thì điều chỉnh những quan hệ xã hội có tính ổn định cao, khó thay đổi trong một thời gian nhất định. Pháp lệnh điều chỉnh những quan hệ có tính ổn định thấp và dễ thay đổi trong thời gian ngắn.

Những phân tích trên Công ty Hoàng Phi mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Pháp lệnh là gì? Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại 1900 6557.

Ai ký pháp lệnh?

Pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành trong một số trường hợp được pháp luật quy định cụ thể, những vấn đề mà pháp luật đã ban hành nhưng mang tính chất dễ thay đổi và chưa ổn định hoặc chưa có luật điều chỉnh trong quan hệ xã hội đó.

Ai là người ra pháp lệnh?

Theo đó, Chủ tịch nước là người có thẩm quyền công bố pháp lệnh và đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình ...

Bộ luật và luật có điểm gì giống và khác nhau?

Từ đó có thể suy luận rằng: Điểm chính để có thể phân biệt được Luật và Bộ Luật là phạm vi điều chỉnh của các quy định, nếu phạm vi điều chỉnh rộng, bao quát nhiều lĩnh vực thì được xem là Bộ luật. Còn điều chỉnh trong phạm vi một lĩnh vực chuyên, hẹp hơn thì được xem là luật.

Giải thích Hiến pháp là gì?

Hiến pháp là một văn bản pháp luật đặt biệt trong hệ thống pháp luật, tác động sâu sắc đến cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, đời sống kinh tế xã hội của một quốc gia. Hiến pháp do Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia – ban hành, theo một quy trình thủ tục đặc biệt.