So sánh lỗi cố ý trực tiếp và gián tiếp năm 2024

MỤC LỤC................................................................................................................

MỤC LỤC

  • MỤC LỤC................................................................................................................
  • MỞ ĐẦU..................................................................................................................
  • NỘI DUNG...............................................................................................................
  • 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................................
  • 1. Khái niệm lỗi.....................................................................................................
  • 1. Lỗi cố ý..............................................................................................................
  • 1.2. Lỗi cố ý trực tiếp...........................................................................................
  • 1.2. Lỗi cố ý gián tiếp............................................................................................
  • 1.2. Các hình thức lỗi cố ý khác...........................................................................
  • PHẠT VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT............................................................... II. LỖI CỐ Ý TRONG VIỆC ĐỊNH TỘI DANH, ĐỊNH KHUNG HÌNH
  • 1. Lỗi cố ý trong việc định tội danh.....................................................................
  • 1. Lỗi cố ý trong việc định khung hình phạt......................................................
  • 1. Lỗi cố ý trong việc quyết định hình phạt........................................................
  • KẾT LUẬN............................................................................................................
  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................

NỘI DUNG...............................................................................................................

1. CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................................

1. Khái niệm lỗi.....................................................................................................

Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý 1. Con người chỉ có thể chịu trách nhiệm về hành vi của mình, về những gì con người đó hiểu được, những gì nằm trong tầm kiểm soát của sự nhận thức. Nó không thể phải chịu trách nhiệm về những gì tuy có liên quan đến việc làm của mình và thậm chí những gì đã dẫn đến hành vi đó, nhưng lại nằm ngoài nhận thức và ý thức của chủ thể. Từ đó cho thấy, không thể nói đến trách nhiệm nếu thiếu đi khả năng lựa chọn cách ứng xử và hành động của con người. Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Xử sự của con người tuy chịu sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội nhưng không phải là kết quả trực tiếp của riêng điều kiện kinh tế - xã hội, vì “mọi sự tác động của hiện tượng lên một hiện tượng khác đều bị khúc xạ bởi các thuộc tính bên trong của hiện tượng bị tác động”. Trong trường hợp có lỗi, chủ thể có nhiều khả năng xử sự - khả năng xử sự gây thiệt hại cho xã hội và khả năng xử sự phù hợp với lợi ích của xã hội. Những khả năng này chủ thể đều có thể lựa chọn quyết định và thực hiện xử sự gây thiệt hại cho xã hội. Như vậy, lỗi chỉ đặt ra cho những trường hợp trong đó có khả năng xử sự phù hợp với xã hội và chủ thể đã không lựa chọn khả năng này. Đặc điểm của lỗi: Một hành vi được coi là có lỗi khi có đủ hai điều kiện sau: (i) Hành vi trái pháp luật hình sự: là những hành vi thực hiện không đúng quy định của pháp luật, xâm phạm tới khách thể mà luật hình sự bảo vệ; (ii) Hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của người thực hiện hành vi khi có khả năng và điều kiện để lựa chọn và quyết định xử sự khác không trái pháp luật hình sự. Việc làm rõ hình thức lỗi có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt, là căn cứ quan trọng để định tội danh, phân biệt tội phạm này với tội phạm khác đồng

1 Giáo trình luật Hình sự - Đại học Luật Hà Nội, tr.

thời là căn cứ để đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Trong những điều kiện giống nhau, phạm tội do lỗi cố ý trực tiếp phải được đánh giá là nguy hiểm cho xã hội lớn hơn so với phạm tội do lỗi cố ý gián tiếp bởi vì phạm tội do lỗi cố ý trực tiếp thể hiện thái độ chủ động và quyết tâm phạm tội của người phạm tội lớn hơn. Do vậy, hình phạt đối với trường hợp phạm tội do lỗi cố ý trực tiếp phải nghiêm khắc hơn so với trường hợp phạm tội do lỗi cố ý gián tiếp.

1. Lỗi cố ý..............................................................................................................

Lỗi cố ý là lỗi trong trường hợp chủ thể có ý thức lựa chọn hành vi phạm tội mặc dù có đủ điều kiện lựa chọn xử sự khác không nguy hiểm cho xã hội. Phân loại lỗi cố ý: gồm có Lỗi cố ý trực tiếp và Lỗi cố ý gián tiếp. Loại lỗi này đòi hỏi các dấu hiệu: (i)Hành vi khách quan mà chủ thể thực hiện là hành vị có tính chất phạm tội (hành vi có các dấu hiệu khách quan mà cấu thành tội phạm đòi hỏi): (ii) Chủ thể ý thức được tính chất phạm tội của hành vi được thực hiện; (iii) Chủ thể đã lựa chọn hành vi có tính chất phạm tội đó khi có điều kiện lựa chọn hành vi khác. 1.2. Lỗi cố ý trực tiếp (Khoản 1 Điều 10 BLHS 2015) Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi, “..ận thức rõ hành vi của mình là gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra” (Khoản 1 Điều 10 BLHS). Ví dụ: Do mâu thuẫn nợ nần, A cầm súng đến nhà B. Thấy B đang ngồi uống nước trong nhà. A dí súng thẳng vào thái dương của B rồi bóp cò, B tử vong tại chỗ. Như vậy, trường hợp này A phạm tội giết người theo quy định tại điều 123, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội giết người. Mức án cao nhất mà A có thể phải đối diện là từ chung thân hoặc tử hình. Từ định nghĩa trên ta có thể rút ra những dấu hiệu sau của lỗi cố ý trực tiếp.

  • Về lí trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và thấy trước hậu quả thiệt hại cho hành vi đó. Nhận thức rõ tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi là sự nhận thức trên cơ sở nhận thức những tình tiết khách quan tạo nên tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi. Những tình tiết đó có thể là mặt thực tế của hành vi, là đặc điểm của đối tượng tác động của tội phạm, là những điều kiện khách quan như công cụ, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội...

hậu quả chết người xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc hậu quả xảy ra nên đây là lỗi cố ý gián tiếp. So sánh lỗi cố ý trực tiếp với lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội mong muốn hậu quả thiệt hại xảy ra thì trong trường hợp có lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội không mong muốn mà chỉ có ý thức để mặc cho hậu quả thiệt hại xảy ra. Đối với người có lỗi cố ý gián tiếp, hậu quả thiệt hại xảy ra hay không đều không có ý nghĩa, không xảy ra cũng được và nếu xảy ra cũng chấp nhận được. Ví dụ: Do bực tức, A đã dùng dao đâm bừa vào B làm B chết. Khi đâm, A nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, có thể dẫn đến chết người. Nhưng do bực tức nên vân cứ đâm. A không mong muốn giết B nhưng nếu B chết cũng chấp nhận. Ở trường hợp có lỗi cố ý gián tiếp, sự thấy trước hậu quả thiệt hại của người phạm tội chỉ có thể là thấy trước hậu quả đó có thể xảy ra. Không thể có trường hợp người phạm tội đã thấy trước hậu quả tất nhiên phải xảy ra mà lại có thái độ để mặc, không mong muốn hậu quả đó khi thực hiện hành vi. Thái độ có ý thức để mặc cho hậu quả thiệt hại xảy ra chỉ có thể xảy ra trong trường hợp thấy trước cả hai khả năng – khả năng hậu quả thiệt hại xảy ra và khả năng hậu quả thiệt hại không xảy ra. Từ những phân tích trên có thể rút ra những dấu hiệu của lỗi cố ý gián tiếp như sau: - Về lí trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hành vi đó có thể xảy ra hậu quả thiệt hại. - Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn hậu quả thiệt hại xảy ra. Hậu quả thiệt hại mà người phạm tội thấy trước không phù hợp với mục đích của họ. Người phạm tội thực hiện hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội là nhằm mục đích khác. Để đạt được mục đích này, người phạm tội chấp nhận hậu quả thiệt hại do hành vi của mình có thể gây ra. Người phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc đối với hậu quả thiệt hại của hành vi của mình mà họ thấy trước.

1.2. Các hình thức lỗi cố ý khác...........................................................................

Trong Bộ luật hình sự, lỗi cố ý được phân thành hai loại: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp, như đã trình bày. Ngoài ra, trong lý luận Luật hình sự, một số nhà nghiên cứu còn có cách phân loại lỗi cố ý theo các cách sau: Tuỳ thuộc vào thời điểm hình thành sự cố ý có thể phân biệt 2 loại lỗi cố ý:

  • Cố ý có dự mưu (kế hoạch): là trường hợp người phạm tội đã có sự suy nghĩ, cân nhắc kĩ càng trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
  • Cố ý đột xuất (hoàn cảnh): là trường hợp người phạm tội vừa có ý định phạm tội đã thực hiện ngay ý định đó, chưa kịp có sự cân nhắc kỹ. Là trường hợp ngược lại với dạng cố ý có dự mưu, tức là khi ý định phạm tội vừa mới xuất hiện mà chủ thể đã thực hiện hành vi phạm tội. Căn cứ vào mức độ cụ thể của sự nhận thức được hậu quả nguy hại cho xã hội do hành vi của chủ thể sẽ xảy ra, hình thức lỗi này được khoa học luật hình sự chia thành hai dạng: cố ý xác định và cố ý không xác định. Cố ý xác định: là trường hợp cố ý, khi chủ thể thực hiện hành vi phạm tội mà hình dung được một cách tương đối chắc chắn, rõ ràng và cụ thể hậu quả nguy hại sẽ xảy ra. Cố ý không xác định: Là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa hình dung được một cách cụ thể hậu quả đó.

PHẠT VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT............................................................... II. LỖI CỐ Ý TRONG VIỆC ĐỊNH TỘI DANH, ĐỊNH KHUNG HÌNH

PHẠT VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

2. Lỗi cố ý trong việc định tội danh.....................................................................

Định tội danh là hoạt động xem xét, đánh giá sự phù hợp giữa các tình tiết của vụ án với các cấu thành tội phạm cụ thể, tương ứng tại phần riêng Bộ luật hình sự thông qua việc xem xét đánh giá đó đưa ra kết luận cuối cùng. Với tính chất là dấu hiệu của tội phạm, lỗi cho phép phân biệt đâu là hành vi có tính chất tội phạm, đâu là hành vi không có tính chất tội phạm và tương ứng như vậy sẽ quyết định được người đó có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không. Lỗi là đối tượng phải chứng minh khi tiến hành các hoạt động tố tụng. Cụ thể hoạt động định tội danh. Lỗi phải được khẳng định dứt khoát có hay không? Nếu không có lỗi thì không có tội phạm và không đặt ra vấn đề về TNHS. Ví dụ, với lỗi trong việc định tội danh với tội phạm gây hậu quả chết người quy định tại Điều 123 BLHS 2015. Cố ý giết người là trường hợp trước khi có hành vi tước đoạt tính mạng người khác, người phạm tội nhận thức rõ hành động của mình tất yếu hoặc có thể gây cho nạn nhân chết và mong muốn hoặc bỏ mặc cho nạn nhân chết. Nghĩa là: trong trường hợp lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra (hoặc tất nhiên sẽ xảy ra) nhưng

thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản Điểm c 4 Điều 168 mà sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về 2 tội: tội cướp tài sản theo Điều 168 và tội giết người theo Điều 123 BLHS 2015.

2. Lỗi cố ý trong việc định khung hình phạt......................................................

Xác định chính xác lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt. Trong những điều kiện giống nhau, phạm tội do lỗi cố ý trực tiếp phải được đánh giá là nguy hiểm cho xã hội lớn hơn so với phạm tội do lỗi cố ý gián tiếp bởi vì phạm tội do lỗi cố ý trực tiếp thể hiện thái độ chủ động và quyết tâm phạm tội của người phạm tội lớn hơn. Cùng là lỗi cố ý, nhưng nếu là lỗi cố ý trực tiếp thì nguy hiểm hơn lỗi cố ý gián tiếp; cùng là lỗi cố ý trực tiếp, nhưng sự quyết tâm cao của người phạm tội nguy hiểm hơn người không có ý thức quyết tâm phạm tội đến cùng; cùng là vô ý thì vô ý vì quá tự tin nguy hiểm hơn lỗi vô ý vì cẩu thả. Ngoài ra, còn có thể xem xét đến các hình thức lỗi khác để đánh giá tình chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, như: cố ý có chủ mưu nguy hiểm hơn cố ý đột xuất; cố ý xác định nguy hiểm hơn cố ý không xác định. Do vậy, hình phạt đối với trường hợp phạm tội do lỗi cố ý trực tiếp phải nghiêm khắc hơn so với trường hợp phạm tội do lỗi cố ý gián tiếp. Ví dụ: Thủ phạm trong vụ án là Đỗ Văn Vui, sinh năm 1973, tỉnh Thừa Thiên Huế bị truy tố về tội vô ý làm chết người. Do ruộng lúa nhà bị chuột cắn phá,Vui nghĩ ra cách giăng điện quanh ruộng để bẫy chuột. Sau đó Vui đi thông báo với một số người dân xung quanh về việc mình sử dụng nguồn điện để diệt chuột ở ruộng lúa, đồng thời cắm hai biển cảnh báo “Ruộng có điện đừng xuống” và “Có điện cấm xuống”. Một ngày, Vui lại cắm bẫy điện diệt chuột như thường lệ rồi trở ra ruộng ngay trước sân nhà để ngồi canh như mọi hôm. Tuy nhiên, khi bước ra trước sân, Vui thấy có ánh sáng đèn pin tiến tới bờ ruộng mình. Hốt hoảng, Vui la lớn “ruộng có điện, không được xuống” nhưng không còn kịp. Vui tức tốc chạy vào nhà, ngắt nguồn điện rồi trở ra, nhưng nạn nhân đã tử vong ngay sau đó. Sau khi xem xét tính chất của vụ án, cân nhắc hoàn cảnh gia đình của bị cáo, Tòa đã tuyên phạt bị cáo Đỗ Văn Vui 18 tháng tù nhưng cho được hưởng án treo.

KẾT LUẬN............................................................................................................

Từ việc phân tích những vấn đề lý luận về lỗi cố ý sẽ giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, đặc biệt là Tòa án cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt

một cách chính xác, đồng thời giúp cho quá trình định tội danh và quyết định hình phạt một cách đúng đắn, toàn diện. Đồng thời nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu lỗi cố ý sẽ góp phần quan trọng trong công cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, tạo mội trường thuận lợi để phát triển đất nước.