So sánh kinh tế của các tỉnh năm 2024

Năm 2021, top 10 tỉnh, thành có GRDP cao nhất cả nước là TP. HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hóa và Nghệ An.

Dẫn đầu trong top 10 tỉnh, thành có GRDP cao nhất cả nước là TP. HCM. Cụ thể, kinh tế thành phố chịu hưởng của đại dịch Covid-19, tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) ước đạt khoảng 1.299 nghìn tỷ đồng. Tăng trưởng kinh tế của thành phố giảm 6,78% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức giảm sâu nhất trong lịch sử.

Tính đến hết quý 1/2022, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn TP. HCM ước tăng 1,88% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng trưởng dương của kinh tế thành phố sau khi giảm sâu ở quý 3 và quý 4/2021. Qua đó cho thấy kinh tế thành phố đang phục hồi nhanh, sớm hơn kỳ vọng.

Trong 5 tháng đầu năm 2022, kinh tế TP. HCM tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ, tạo tâm lý và tin tưởng cho người dân, doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh.

So sánh kinh tế của các tỉnh năm 2024

Top 10 tỉnh, thành có GRDP cao nhất cả nước năm 2021 (nghìn tỷ đồng). Nguồn: Cục Thống kê các tỉnh, thành.

Ngay sau TP. HCM, Hà Nội là thành phố có GRDP cao nhất cả nước, đạt khoảng 1045,67 nghìn tỷ đồng. Tính chung cả năm 2021, GRDP của thành phố ước tăng 2,92%, thấp hơn kế hoạch năm 2021 (7,5%) và thấp hơn mức tăng trưởng năm 2020 (4,18%), chủ yếu do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, nhất là trong quý 3 khi hầu hết các ngành, lĩnh vực bị suy giảm mạnh.

Sang quý 1/2022, GRDP của Hà Nội tăng 5,83% so với cùng kỳ năm trước, gấp 1,16 lần cả nước (5,03%), là một trong những dấu hiệu khôi phục tăng trưởng rõ nhất.

Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, nhờ thành phố kiểm soát tốt dịch bệnh, các ngành dịch vụ, du lịch đã tăng trưởng trở lại trong 5 tháng đầu năm 2022, kinh tế tiếp tục tăng trưởng tạo đà tăng trưởng cho các tháng tiếp theo.

Phục hồi tăng trưởng của kinh tế Hà Nội quý 2/2022 dự kiến sẽ tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ. Đặc biệt là khu vực dịch vụ, du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… trong quý 2/2022 sẽ tiến triển rõ rệt.

Bình Dương là tỉnh có GRDP xếp thứ 3 trong danh sách top 10 tỉnh, thành có GRDP cao nhất cả nước năm 2021. Cụ thể, GRDP của tỉnh đạt khoảng 408,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,62% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức tăng trưởng tích cực nhất trong tứ giác kinh tế phía Nam gồm Đồng Nai, TP. HCM, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng trong 5 tháng đầu năm 2022. Tính chung cả 5 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài tăng cao so với cùng kỳ.

Đặc biệt, tính đến 15/5/2022, tỉnh đã thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) được 151 triệu USD, lũy kế 5 tháng đã thu hút được 2,5 tỷ USD, vươn lên đứng đầu cả nước về thu hút FDI.

Xếp ở vị trí thứ 4 và thứ 5 trong danh sách tỉnh, thành có GRDP cao nhất cả nước năm 2021 là Đồng Nai và Bà Rịa -Vũng Tàu. Đồng Nai trong năm 2021 có GRDP đạt khoảng 374,48 nghìn tỷ đồng, tăng 2,15% so với năm 2020. Bên cạnh đó, Bà Rịa – Vũng Tàu có GRDP đạt khoảng 330,75 nghìn tỷ đồng.

So sánh kinh tế của các tỉnh năm 2024

Tỷ lệ đóng góp của 63 tỉnh, thành vào GDP cả nước năm 2021 (%).

Xét về tỷ lệ đóng góp vào GDP cả nước năm 2021, TP. HCM đóng góp cao nhất, khoảng 15,9%. Theo UNBD TP. HCM, những năm trước khi đại dịch xảy ra, TP. HCM có đóng góp vào khoảng 23% GDP của cả nước.

Tuy nhiên, trong năm 2021, do do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, tỷ lệ đóng góp của kinh tế TP. HCM vào GDP cả nước bị giảm đi rõ rệt. Năm 2020, TP. HCM đóng góp khoảng 22% GDP cả nước, đến năm 2021 con số này giảm còn khoảng 15,9%.

Cùng với đó, Hà Nội xếp thứ hai, đóng góp khoảng 12,8%, Bình Dương đóng góp khoảng 5%, Đồng Nai đóng góp khoảng 4,58%, Bà Rịa -Vũng Tàu đóng góp khoảng 4,05%.

Top 10 tỉnh, thành có GRDP lớn nhất cả nước đóng góp khoảng 55,97% vào GDP của cả nước. 53 tỉnh, thành còn lại đóng góp khoảng 44,03% vào GDP cả nước.

Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp một, bao gồm 58 tỉnh, 5 thành phố trực thuộc trung ương. Việt Nam chia thành 7 khu vực bao gồm Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Hiện tại, giữa thống kê về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) và Tổng sản phẩm nội địa tại Việt Nam có những điểm khác biệt về chỉ tiêu, số liệu, đang trong thời gian chỉnh sửa để đạt phương pháp tính toán chính xác.[cần dẫn nguồn] Có hai cách tính là theo giá thực tế và giá so sánh. Thông thường GRDP theo giá so sánh thấp hơn so với giá hiện hành, ví dụ năm 2019 sơ bộ Lạng Sơn GRDP theo giá hiện hành là 32.435 tỷ đồng, Tổng cục Thống kê đánh giá lại là 30.887 tỷ đồng, theo giá so sánh là 18,936 tỷ đồng, Tổng cục Thống kê đánh giá lại là 17.978 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 5,7%, đánh giá lại 5,49%. Tỷ lệ tăng trưởng đánh giá dựa trên quy mô GRDP theo giá so sánh, tương tự tính tăng trưởng GDP cả nước.

Năm 2022, GDP danh nghĩa Việt Nam 9.513.327 tỉ đồng. Mức GDP danh nghĩa tính theo USD tương đương với 408,8 tỉ USD, xếp hạng thứ 39 thế giới. Mức GDP (PPP) tính theo đô la quốc tế là 1.226,4 tỷ đô la quốc tế, xếp hạng 35 thế giới.[cần nguồn tốt hơn]

Tỷ lệ tổng thu nhập quốc gia (GNI) so với GDP (giá hiện hành) là 95,13% (2022).

Khi so sánh giữa các quốc gia (GDP, GNI,...) thường sử dụng số liệu quy đổi sang USD. Tuy nhiên tỷ giá hối đoái các đồng tiền luôn biến động, trong khi thường các nước tính số liệu sử dụng nội tệ để tính rồi mới quy đổi sang USD nên so sánh chỉ có tính tương đối (ví dụ Trung quốc năm 2023 GNI/người tăng nếu là theo nội tệ nhưng quy đổi sang USD thì lại giảm do năm 2023, đồng nội tệ của Trung Quốc bình quân giảm 4,5% so với năm 2022).

So sánh kinh tế của các tỉnh năm 2024

Tăng trưởng kinh tế (giá so sánh) các tỉnh thành nhiệm kỳ Đảng bộ 2015-2020, đơn vị % bình quân năm, riêng TP HCM và Đà Nẵng có hai con số không tính 2020 và cả 2020, của Bà Rịa - Vũng Tàu không tính dầu khí và Bình Phước là của 2016 - 2021 do thiếu dữ liệu.

Tăng trưởng GRDP các năm 2021-2023: Số liệu năm 2023 là ước tính theo tính toán của Tổng cục Thống kê công bố 25/11/2023. Số liệu có độ vênh với thống kê của một số Cục Thống kê địa phương (ví dụ: Hải Dương cơ quan thống kê tính 8,5%, số liệu Đảng bộ tỉnh là 8,2%, và Tổng cục Thống kê là 8,16%, v.v...). Đây chưa phải số liệu chính thức. Trong khi tốc độ tăng GDP cả năm là dự kiến khoảng trên 5% (đến đầu tháng 12 chưa có số liệu ước tính cả năm).

Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. GDP năm 2023 ước tính tăng 5,05% so với năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 2,87% và 2,55% của các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023. Đây là con số ước tính cuối năm, chưa phải con số chính thức. Tỷ giá trung tâm bình quân năm 2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 1 USD = 23.784,2 VNĐ. GDP năm 2023 theo giá so sánh ước tính là 5.830.725 tỷ đồng (năm 2022 một số trang cho số liệu khác nhau).

Về quy mô kinh tế các tỉnh thành theo giá hiện hành Hải Phòng vượt qua Bà Rịa - Vũng Tàu xếp vị trí 5, Bắc Giang vượt trên Long An xếp vị trí 12, Thái Nguyên vượt qua Vĩnh Phúc xếp 14, ... Chú ý tỷ lệ tăng trưởng dựa theo quy mô GRDP theo giá so sánh.

Tỷ lệ tăng trưởng GRDP do Tổng cục Thống kê cung cấp cuối tháng 11/2023 được sử dụng như là số liệu ước tính chính thức vào cuối năm 2023. Số liệu này có thể vẫn được sửa lại sau này.

STT Tên tỉnh / thành phố Tăng trưởng 2021 Tăng trưởng 2022 Tăng trưởng 2023 1 Hà Nội 2,92% 8,89% 6,27% 2 Vĩnh Phúc 8,02% 9,54% 2,37% 3 Bắc Ninh 6,9% 7,39% -9,28% 4 Quảng Ninh 10,28% 10,28% 11,03% 5 Hải Dương 8,6% 9% 8,16% 6 Hải Phòng 12,38% 12,32% 10,34% 7 Hưng Yên 6,52% 13,41% 10,05% 8 Thái Bình 6,68% 9,52% 7,37% 9 Hà Nam 8,85% 10,82% 9,41% 10 Nam Định 7,7% 9,07% 10,19% 11 Ninh Bình 5,71% 8,62% 7,27% 12 Hà Giang 5,06% 7,62% 3,07% 13 Cao Bằng 3,33% 5,04% 2,24% 14 Bắc Kạn 3,73% 6,01% 6,33% 15 Tuyên Quang 5,67% 8,66% 7,46% 16 Lào Cai 5,33% 9,02% 5,11% 17 Yên Bái 7,11% 8,62% 6,00% 18 Thái Nguyên 6,51% 8,59% 5,01% 19 Lạng Sơn 6,67% 7,22% 7,00% 20 Bắc Giang 7,82% 19,3% 13,45% 21 Phú Thọ 6,28% 7,97% 7,45% 22 Điện Biên 6,01% 10,19% 7,10% 23 Lai Châu 3,41% 9% -2,77% 24 Sơn La 2,2% 8,71% 0,75% 25 Hòa Bình 2,66% 9,03% 0,68% 26 Thanh Hóa 8,85% 12,51% 7,01% 27 Nghệ An 6,2% 9,08% 7,14% 28 Hà Tĩnh 5,02% 3,98% 8,05% 29 Quảng Bình 4,83% 7,96% 7,20% 30 Quảng Trị 6,5% 7,17% 6,68% 31 Thừa Thiên Huế 4,36% 8,56% 7,03% 32 Đà Nẵng 0,18% 14,05% 2,58% 33 Quảng Nam 5,04% 11,22% -8,25% 34 Quảng Ngãi 6,05% 8,08% 3,03% 35 Bình Định 4,11% 8,57% 7,61% 36 Phú Yên 0,33% 7,46% 9,16% 37 Khánh Hòa -5,68% 20,7% 10,35% 38 Ninh Thuận 9% 7,42% 9,40% 39 Bình Thuận 2,77% 7,75% 8,10% 40 Kon Tum 6,47% 9,5% 7,32% 41 Gia Lai 9,71% 9,16% 3,02% 42 Đắk Lắk 5,1% 8,94% 4,39% 43 Đắk Nông 8,63% 7,59% 5,74% 44 Lâm Đồng 2,58% 12,09% 5,63% 45 Bình Phước 6,32% 8,42% 8,34% 46 Tây Ninh 0,21% 9,56% 6,12% 47 Bình Dương 2,62% 8,01% 5,97% 48 Đồng Nai 2,15% 9,22% 5,30% 49 Bà Rịa - Vũng Tàu -6,26% 7,15% -1,02% 50 Thành phố Hồ Chí Minh -6,78% 9,03% 5,81% 51 Long An 1,02% 8,46% 5,77% 52 Tiền Giang -0,72% 7,02% 5,72% 53 Bến Tre 0,53% 7,33% 5,16% 54 Trà Vinh -3,92% 3,45% 8,25% 55 Vĩnh Long -4,55% 11,28% 2,01% 56 Đồng Tháp -1,76% 8,62% 5,66% 57 An Giang 0,95% 6,87% 7,34% 58 Kiên Giang 0,58% 7,7% 6,79% 59 Cần Thơ -2,79% 12,64% 5,75% 60 Hậu Giang 3,08% 13,94% 12,27% 61 Sóc Trăng 1,18% 7,71% 5,77% 62 Bạc Liêu 5,05% 9,6% 7,24% 63 Cà Mau -2,68% 6,5% 7,83%

Giai đoạn 2021-2023 (nửa nhiệm kỳ) tăng trưởng cao nhất thứ tự: Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hậu Giang, Thanh Hóa.

Chú ý là số liệu các cơ quan thống kê TƯ và địa phương công bố vào cuối năm (GDP, GRDP, ...) không phải con số chính xác cuối cùng (các nước trên thế giới đều như vậy), và đều có thể được chỉnh sửa sau này. Theo thống kê cuối năm 2022 thì năm 2022 tăng trưởng nhanh nhất là các tỉnh thành Khánh Hòa 20,7%, Bắc Giang 19,3%, Đà Nẵng 14,05%, Hậu Giang 13,94%, Hưng Yên 13,41%, Cần Thơ 12,64%. Tuy nhiên đến cuối 2023 chỉnh sửa lại số liệu của năm 2022 cao nhất Bắc Giang 20,09%, Khánh Hòa 19,30%, Hưng Yên 13,67%, Vĩnh Long 13,67%, Hậu Giang 13,56%, Đà Nẵng 13,43%.

Chỉ số phát triển tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 2010 phân theo khu vực

STT Tên khu vực Tăng trưởng 2019 Tăng trưởng 2020 Tăng trưởng 2021 Tăng trưởng 2022 1 Đồng bằng sông Hồng 8,92% 5,23% 6,36% 9,38% 2 Trung du và miền núi phía Bắc 7,20% 6,00% 5,97% 10,56% 3 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 8,60% 1,05% 4,39% 9,80% 4 Tây Nguyên 5,64% 4,60% 6,45% 8,82% 5 Đông Nam Bộ 7,28% 0,93% -2,78% 8,30% 6 Đồng bằng sông Cửu Long 6,56% 2,19% 0,28% 8,25%

Phân theo vùng kinh tế trọng điểm

STT Tên khu vực Tăng trưởng 2021 Tăng trưởng 2022 1 Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 6,12% 9,63% 2 Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 3,74% 10,43% 3 Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam -3,45% 8,60% 4 Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long -0,80% 8,49%

Đồng bằng sông Hồng bao gồm cả Quảng Ninh.

Danh sách 63 đơn vị hành chính theo GRDP[sửa | sửa mã nguồn]

Trong việc tính Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tại mỗi đơn vị hành chính, số liệu được tính theo hai loại giá: Giá hiện hành năm 2022 và giá so sánh từ năm 2010. Hai loại giá này nhằm tính toán được vấn đề tình trạng kinh tế hiện có của mỗi đơn vị hành chính.

Theo số liệu của Nhà nước Việt Nam, năm 2022 tăng trưởng kinh tế cao nhất thuộc về các tỉnh thành (từ trên xuống): Khánh Hòa, Bắc Giang, Đà Nẵng, Hậu Giang, Hưng Yên, Cần Thơ, Thanh Hóa, Hải Phòng, Lâm Đồng, Vĩnh Long, và thấp nhất (từ dưới lên) là Trà Vinh, Hà Tĩnh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Cà Mau, An Giang, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Trị. Tuy nhiên vẫn có độ vênh thống kê ví dụ tỉnh Cao Bằng số liệu năm 2022.

Có nhiều cách tính GRDP, như theo nội tệ giá hiện hành (chưa trừ đi lạm phát, mất giá của đồng tiền), hay nội tệ giá so sánh (cách tính này cho ra tỷ lệ tăng trưởng thực chất), ngoại tệ giá năm cố định và năm hiện hành, và theo sức mua tương đương giá năm cố định và năm hiện hành (mỗi tổ chức giỏ hàng khác nhau cho ra kết quả khác nhau). Số liệu dưới là theo nội tệ giá hiện hành. Tính đến 2022 so sánh với năm 2018 thì khu vực Đông Nam Bộ tăng chậm nhất và tăng nhanh nhất là khu vực trung du và miền núi phía Bắc (tính cả Quảng Ninh), tuy nhiên tính tổng GRDP các khu vực thì Đông Nam Bộ vẫn đứng đầu, và có 3/6 tỉnh thành điều tiết về ngân sách trung ương theo % cao nhất năm 2023. Cộng lại GRDP các tỉnh dưới cao hơn GDP quốc gia (giá hiện hành, tức GDP danh nghĩa).

Số liệu dưới năm 2022 là ước tính cuối năm, chưa phải là số liệu chính thức, và tổng GRDP có độ vênh với số liệu GDP cả nước.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tại mỗi tỉnh được tính theo đơn vị Việt Nam đồng (đơn vị tiền tệ) và theo giá đô la Mỹ hiện hành năm 2022. Số liệu theo đô la Mỹ không phải số liệu chính thức.

Danh sách các đơn vị hành chính Việt Nam theo Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) STT Tên tỉnh,

thành phố

Tổng GRDP

(tỉ VNĐ)

Tổng GRDP

(tỉ USD)

1 Thành phố Hồ Chí Minh 1.479.227 63,65 2 Thủ đô Hà Nội 1.196.004 51,39 3 Vĩnh Phúc 153.121 6,62 4 Bắc Ninh 243.032 11,11 5 Quảng Ninh 269.244 11,55 6 Hải Dương 169.179 7,36 7 Hải Phòng 365.585 15,97 8 Hưng Yên 131.997 5,72 9 Thái Bình 110.723 4,80 10 Hà Nam 76.403 3,53 11 Nam Định 91.965,6 4,00 12 Ninh Bình 81.775 3,52 13 Hà Giang 30.571 1,31 14 Cao Bằng 21.635 0,94 15 Bắc Kạn 15.014 0,65 16 Tuyên Quang 41.712,6 1,79 17 Lào Cai 67.960 2,96 18 Yên Bái 40.212 1,73 19 Thái Nguyên 142.950 6,43 20 Lạng Sơn 41.487 1,75 21 Bắc Giang 155.876 6,68 22 Phú Thọ 89.398 3,83 23 Điện Biên 25.238 1,09 24 Lai Châu 23.389,15 1,03 25 Sơn La 64.508 2,78 26 Hoà Bình 56.640 2,48 27 Thanh Hóa 252.672 10,91 28 Nghệ An 175.586,8 8,01 29 Hà Tĩnh 91.910,65 4,12 30 Quảng Bình 50.007,1 2,16 31 Quảng Trị 40.823 1,76 32 Thừa Thiên Huế 66.348 2,85 33 Đà Nẵng 125.219 5,42 34 Quảng Nam 116.374 5,06 35 Quảng Ngãi 121.342,17 5,29 36 Bình Định 106.349 4,61 37 Phú Yên 50.496 2,18 38 Khánh Hòa 96.441 4,20 39 Ninh Thuận 46.491,6 1,98 40 Bình Thuận 97.137,9 4,17 41 Kon Tum 30.413 1,31 42 Gia Lai 107.052 4,54 43 Đắk Lắk 108.178 4,68 44 Đắk Nông 39.939 1,72 45 Lâm Đồng 103.500 4,45 46 Bình Phước 86.910 3,76 47 Tây Ninh 102.059,7 4,40 48 Bình Dương 459.041 19,28 49 Đồng Nai 434.990 18,35 50 Bà Rịa – Vũng Tàu 390.293 16,79 51 Long An 156.357 6,74 52 Tiền Giang 112.462,2 5,02 53 Bến Tre 63.586 2,74 54 Trà Vinh 72.441 3,14 55 Vĩnh Long 71.861,8 3,08 56 Đồng Tháp 100.172 4,36 57 An Giang 102.720 4,68 58 Kiên Giang 116.042 5,05 59 Cần Thơ 107.695 4,65 60 Hậu Giang 48.062,5 2,07 61 Sóc Trăng 65.709 2,83 62 Bạc Liêu 55.633 2,39 63 Cà Mau 73.529 3,19

Chú thích: Dấu đậm thể hiện 05 Thành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam).

Đồng bằng sông Hồng[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực gồm 10 đơn vị hành chính, năm 2018 gồm có 21.566.400 người, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của toàn bộ vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2018 đạt 1.753.394 tỉ đồng. Thủ đô Hà Nội đứng đầu khu vực, hạng 2 toàn quốc về GRDP.

Xếp hạng năm 2018 của 10 đơn vị hành chính khu vực Đồng bằng sông Hồng với cả nước.

STT Đơn vị hành chính Tổng dân số (2018) Xếp hạng GRDP Xếp hạng tốc độ tăng trưởng GRDP 1 Hà Nội 7.520.700 2 41 2 Vĩnh Phúc 1.092.400 16 31 3 Bắc Ninh 1.247.500 6 7 4 Hải Dương 1.807.500 11 17 5 Hải Phòng 2.013.800 5 2 6 Hưng Yên 1.188.900 32 12 7 Thái Bình 1.793.200 29 8 8 Hà Nam 808.200 44 6 9 Nam Định 1.854.400 15 28 10 Ninh Bình 973.300 41 16

Trung du miền núi phía Bắc[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực gồm 14 đơn vị hành chính, năm 2018 gồm có 12.202.700 người, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của toàn bộ vùng Trung du miền núi phía Bắc năm 2018 đạt 537.439 tỉ đồng. Đây là vùng còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Tỉnh xếp thứ nhất GRDP vùng là Quảng Ninh.

Xếp hạng năm 2018 của các 11 đơn vị hành chính khu vực Trung du miền núi phía Bắc với cả nước.

STT Đơn vị hành chính Tổng dân số (2018) Xếp hạng GRDP Xếp hạng tốc độ tăng trưởng GRDP 1 Hà Giang 846.500 58 58 2 Cao Bằng 540.400 62 49 3 Bắc Kạn 327.900 63 61 4 Tuyên Quang 780.100 54 30 5 Lào Cai 705.600 45 11 6 Yên Bái 815.600 56 60 7 Thái Nguyên 1.268.300 14 9 8 Lạng Sơn 790.500 51 20 9 Bắc Giang 1.691.800 19 3 10 Phú Thọ 1.404.200 35 23 11 Điện Biên 576.700 60 49 12 Lai Châu 456.300 61 46 13 Sơn La 1.242.700 40 63 14 Hoà Bình 846.100 47 20 15 Quảng Ninh 1.266.500 9 5

Đồng bằng duyên hải miền Trung[sửa | sửa mã nguồn]

Đồng bằng duyên hải miền Trung bao gồm Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Khu vực gồm 14 đơn vị hành chính, năm 2018 gồm có 20.056.900 người, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của toàn bộ vùng Đồng bằng duyên hải miền Trung năm 2018 đạt 962.909 tỉ đồng. Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương nằm trong khu vực. Xếp hạng nhất về GRDP năm 2018 là Thanh Hóa, tỉnh đông nhất về số dân trong khu vực. Xếp hạng thứ nhất về tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2018 là Hà Tĩnh, hạng nhất cả nước.

Xếp hạng năm 2018 của các 11 đơn vị hành chính khu vực Đồng bằng duyên hải miền Trung với cả nước.

STT Đơn vị hành chính Tổng dân số (2018) Xếp hạng GRDP Xếp hạng tốc độ tăng trưởng GRDP 1 Thanh Hóa 3.558.200 8 4 2 Nghệ An 3.157.100 10 19 3 Hà Tĩnh 1.277.500 33 1 4 Quảng Bình 887.600 50 55 5 Quảng Trị 630.600 55 51 6 Thừa Thiên Huế 1.163.600 39 52 7 Đà Nẵng 1.080.700 18 36 8 Quảng Nam 1.501.100 17 27 9 Quảng Ngãi 1.272.800 27 13 10 Bình Định 1.534.800 25 43 11 Phú Yên 909.500 30 25 12 Khánh Hòa 1.232.400 24 42 13 Ninh Thuận 611.800 57 10 14 Bình Thuận 1.239.200 34 35

Tây Nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực gồm 05 đơn vị hành chính, năm 2018 gồm có 5.871.100 người, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của toàn bộ vùng Tây Nguyên năm 2018 đạt 272.562 tỉ đồng. Lâm Đồng là tỉnh tại Tây Nguyên, xếp thứ nhất về GRDP khu vực.

Xếp hạng năm 2018 của các 11 đơn vị hành chính khu vực Tây Nguyên với cả nước.

STT Đơn vị hành chính Tổng dân số (2018) Xếp hạng GRDP Xếp hạng tốc độ tăng trưởng GRDP 1 Kon Tum 535.000 59 28 2 Gia Lai 1.458.500 31 33 3 Đắk Lắk 1.919.200 22 37 4 Đắk Nông 645.400 53 43 5 Lâm Đồng 1.312.900 23 26

Đông Nam Bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực gồm 06 đơn vị hành chính, năm 2018 gồm có 17.074.300 người, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của toàn bộ vùng Đông Nam Bộ (Việt Nam) năm 2018 đạt 2.192.303 tỉ đồng, tỷ trọng lớn nhất cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương tại Đông Nam Bộ, xếp thứ nhất về GRDP khu vực và cả nước.

Xếp hạng năm 2018 của các 06 đơn vị hành chính khu vực Đông Nam Bộ với cả nước.

STT Đơn vị hành chính Tổng dân số (2018) Xếp hạng GRDP Xếp hạng tốc độ tăng trưởng GRDP 1 Thành phố Hồ Chí Minh 8.598.700 1 24 2 Bình Phước 979.600 36 38 3 Tây Ninh 1.133.400 28 32 4 Bình Dương 2.163.600 4 18 5 Đồng Nai 3.086.100 3 33 6 Bà Rịa – Vũng Tàu 1.112.900 7 47

Đồng bằng sông Cửu Long[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực gồm 13 đơn vị hành chính, năm 2018 gồm có 17.804.700 người, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2018 đạt 823.170 tỉ đồng. Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương tại Đồng bằng sông Cửu Long, đứng thứ nhất về tổng GRDP.

Xếp hạng năm 2018 của các 13 đơn vị hành chính khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với cả nước.

STT Đơn vị hành chính Tổng dân số (2018) Xếp hạng GRDP Xếp hạng tốc độ tăng trưởng GRDP 1 Long An 1.503.100 13 15 2 Tiền Giang 1.762.300 21 45 3 Bến Tre 1.268.200 46 54 4 Trà Vinh 1.049.800 43 14 5 Vĩnh Long 1.051.800 42 62 6 Đồng Tháp 1.693.300 30 57 7 An Giang 2.164.200 26 59 8 Kiên Giang 1.810.500 20 39 9 Cần Thơ 1.282.300 12 40 10 Hậu Giang 776.700 52 52 11 Sóc Trăng 1.315.900 38 47 12 Bạc Liêu 897.000 48 20 13 Cà Mau 1.229.600 37 56

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Niên giám thống kê Việt Nam năm 2018.
  • 63 báo cáo của 63 tỉnh thành về tình hình kinh tế - xã hội của các đơn vị hành chính Việt Nam.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP bình quân đầu người
  • Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)
  • Tổng sản phẩm nội địa

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • “BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ IV VÀ NĂM 2022”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập Ngày 22 tháng 1 năm 2022.
  • “Thống kê GDP các nước trên thế giới: Việt Nam”. Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Truy cập Ngày 13 tháng 10 năm 2019.
  • [1]
  • [2]
  • .
  • “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2023. http://baokiemtoan.vn/tap-trung-xay-dung-khu-kinh-te-cua-khau-dong-luc-phat-trien-moi-cua-tinh-cao-bang-23274.html