So sánh giống và khác cấu tạo nhánh của rễ năm 2024

1 Rễ _ Cấu tạo và chức năng của rễ:_* Rễ là cơ quan sinh dưỡng của thực vật, có vai trò giúp cơ thể bám chặt vào giá thể, hút nước và muối khoáng hoà tan cung cấp cho cây. Ở một số loài thực vật, rễ còn là cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng và tham gia vào sinh sản sinh dưỡng. Vậy rễ có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng của chúng? ***** Đặc điểm hình thái của rễ

Các bộ phận của rễ Các loại rễ Biến dạng của rễ

  • Các bộ phận của rễ: gồm 4 bộ phận  Tận cùng là chóp rễ: có màu sẫm hơn các phần khác che chở cho mô phân sinh khỏi bị hư hại khi rễ đâm vào đất.  Tiếp với chóp rễ là Miền sinh trưởng: là nhóm tế bào môphân sinh làm cho rễ dài ra  Miền hấp thụ(miền lông hút): có nhiều lông nhỏ làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng hoà tan.  Miền trưởng thành(miền phân nhánh): tại đây bắt đầu sinh các loại rễ bên.
  • Các kiểu rễ: có 2 kiểu rễ chính rễ cọc rễ chùm Đặc trưng cho các loại cây hai lá mầm Đăc trưng cho các css một lá mầm Gồm rễ chính và rễ phụ Rễ chính phát triển tại mầm rễ, tại miền trưởng thành tiếp tục phân nhánh

Các rễ phát triển tương đối đồng đều, có kích thước tương tự nhau

  • Rễ trụ (Rễ cọc): đặc trưng cho các cây Hai lá mầm. Nó gồm rễ chính và các rễ bên. Rễ chính phát triển từ mầm rễ, đâm thẳng xuống đất, hay còn gọi là rễ cấp 1, tại miền trưởng thành lại phân ra những rễ bên gọi là rễ cấp 2, rễ phân nhánh từ rễ cấp 2 là rễ cấp 3...

 Rễ thở : thường gặp ở các cây ngập mặn hoặc các cây ở vùng đầm lầy, những nơi rễ khó hấp thụ không khí. Ví dụ: rễ thở của cây bụt mọc (Taxodium distichum), cây bần (Sonneratia), cây vẹt (Bruguiera)...

Ngoài ra trong giới thực vật còn có rễ cột, rễ không khí, rễ bám, rễ mút.

  1. Cấu tạo giải phẫu của rễ

Cấu tạo của miền chóp rễ và sinh trưởng Cấu tạo miền hấp thụ

  • Cấu tạo của miền chóp rễ và sinh trưởng:  chóp rễ: các tế bào ở ngoài thường hóa nhày, hóa bần (do có nhiệm vụ bảo vệ mô phân sinh)  mô phân sinh ngọn: phân hóa cho ra các mô của rễ, mô phân sinh ngọn của rễ gồm có 3 phần:
  • Tầng ngoài là tầng sinh bì cho ra lớp biểu bì của rễ.
  • Giữa là tầng sinh vỏ sinh ra các tế bào của vỏ sơ cấp
  • Trong cùng là tầng sinh trụ cho ra trụ giữa chứa mô dẫn gồm các tế bào kéo dài theo trục của thân.
  • cấu tạo miền hấp thụ : gồm 3 phần (từ ngoài vào trong)  biểu bì  tầng vỏ sơ cấp : gồm có các lớp xếp từ ngoài vào trong là: vỏ ngoài, mô mềm vỏ và vỏ trong;  trụ giữa của rễ gồm: vỏ trụ và hệ thống dẫn
  • cấu tạo miền trưởng thành: Đa số cây Một lá mầm và một số cây Hai lá mầm có miền hấp phụ tồn tại tới cuối đời. Nhiều cây Hai lá mầm sống lâu năm, rễ tăng thêm kích thước về đường kính nhờ cấu tạo của miềm trưởng thành. 1 Thân Thân là phần cơ quan trục thường ở trên mặt đất, nối tiếp với rễ mang lá và cơ quan sinh sản.

Cấu tạo miền trưởng thành

 Mấu và gióng : mấu là chỗ lá đính vào thân dưới chồi nách, gióng là khoảng cách giữa hai mấu liên tiếp. Gióng ở phía ngọn có thể tiếp tục dài thêm, còn các gióng ở phía dưới sau khi đạt đến một độ dài nhất định, tuỳ theo từng loài cây sẽ không dài thêm nữa. Đối với cây Hai lá mầm sự phân chia ra mấu và gióng cũng bị mờ đi nên ta không thấy được. Một số cây Một lá mầm như: tre, nứa, thì gióng kéo dài và tồn tại suốt đời.

  • Cành và sự phân cành: Cành phát triển từ chồi nách của thân chính, có cấu tạo và sự sinh trưởng giống thân chính, (có chồi ngọn và chồi nách). Các chồi nách lại phát triển thành các cành tiếp theo, cuối cùng tạo thành tán cây. Tuỳ vào từng loài cây mà góc tạo bởi thân và hướng phân cành là khác nhau làm cho tán cây có hình dạng khác nhau. *** Các dạng thân: Dựa vào thời gian sống của cây, kiểu phân nhánh của thân và tỉ lệ tương đối giữa thân với cành mà phân biệt các dạng thân sau đây**

Thân gỗ Thân bụi Thân nửa bụi Thân cỏ

 Thân gỗ: là thân của những cây sống lâu năm. Thân chính phát triển mạnh và chỉ phân cành từ một chiều cao nhất định so với mặt đất. Dựa vào chiều cao mà người ta phân:  cây gỗ lớn (cao từ 18 mét trở lên)  gỗ vừa (cao từ 12-18 mét)  gỗ nhỏ (từ 6-12 mét).

 Thân bụi : là thân dạng gỗ sống lâu năm nhưng thân chính không phát triển, các nhánh xuất phát và phân chia ngay từ gốc thân chính. Chiều cao của cây bụi không quá 4 mét như sim, mua...

 Thân nửa bụi: là cây sống nhiều năm có thân hóa gỗ một phần ở gốc, phần trên không hóa gỗ và chết đi vào cuối thời kì dinh dưỡng. Từ phần gốc sẽ mọc ra những chồi mới và quá trình đó được lặp lại hàng năm ví dụ: cây cỏ lào, cây xương sông...  Thân cỏ: là cây có phần trên mặt đất chết đi vào cuối thời kì quả chín, thân không lớn được.

Thân cỏ có nhiều loại: thân một năm, hai năm và nhiều năm.  Cỏ một năm kết thúc sau khi quả, hạt chín trong một mùa như: lúa, xà lách.  Cỏ hai năm là loại cây trong năm đầu chỉ có lá mọc gần gốc rễ, còn thân mang hoa sẽ xuất hiện vào năm thứ hai, như cà rốt.  Cỏ nhiều năm có thân ngầm dưới đất sống lâu năm, còn thân trên mặt đất hàng năm thường chết đi và các chồi mầm từ thân ngầm sẽ mọc thay thế thân cũ. Ở các vùng

Có nhiều cách leo khác nhau:  leo nhờ thân quấn (bìm bìm, mồng tơi, củ từ...),  leo nhờ tua cuốn (bầu, bí, mướp), leo nhờ gai móc (song, mây...),  leo nhờ rễ bám (trầu không, dây trâu cổ...). *** Biến dạng của thân** :

Thân củ Thân rễ Thân mọng nước

Giò thân Thân hành Cành hình lá

 Thân củ: là loại thân hoặc cành phồng lên tích trữ chất dinh dưỡng. Thân củ có thể hình thành trên mặt đất, có màu lục như củ su hào, hoặc hình thành dưới đất như củ khoai tây. Thân củ khác với rễ củ ở chỗ nó không có chóp và lông hút, rễ bên; trên thân mang các sẹo lá ở đó có các chồi nách.

 Thân rễ: là loại thân ngầm ở dưới đất mà bề ngoài trông giống như rễ, chứa chất dự trữ, không có chóp rễ, nhưng có những lá mỏng hình vẩy, màu nâu hoặc màu nhạt Ví dụ: củ dong, củ riềng...

Một số loài cây sống trong nước, thân có những biến dạng. Chẳng hạn, thân bèo tấm chỉ là một phiến dẹt màu lục, không có lá, rễ phát triển yếu; thân bèo cám chỉ là một khối hình trứng nhỏ, không có rễ.

 Thân mọng nước: Một số loài cây sống ở nơi khô hạn, thân thường dày lên do mô nước phát triển, thân có diệp lục làm nhiệm vụ quang hợp như cây xương rồng ta, xương rồng khế.

 Giò thân: là phần thân dày lên, chồi ngọn bị tiêu giảm, chỉ mang một hoặc hai lá và từ chồi nách sẽ phát triển thành giò mới( phổ biến ở nhiều loài phong lan). Một số thân leo thuộc họ Củ nâu như củ từ cũng có giò trên thân, trong các giò này chứa tinh bột như củ dưới đất

  • Đỉnh ngọn (đỉnh sinh trưởng) : chiếm vị trí trên cùng của thân hoặc cành  Ở thực vật bậc thấp như rêu, cỏ tháp bút, đỉnh sinh trưởng chỉ là một tế bào hình tháp đáy hình vòng cung và quay xuống dưới. Tế bào này sẽ phân chia ra các tế bào khác của thân.  Ở các ngành thực vật có hạt thì đỉnh sinh trưởng có hình nón với đỉnh tròn, gồm nhiều tế bào mô phân sinh ngọn và các cơ quan của thân, lá, cành, cơ quan sinh sản đều được hình thành từ đó.

*** Cấu tạo sơ cấp của thân cây Hai lá mầm** Nằm ở gần phần ngọn, nơi mô phâ sinh thứ cấp chưa hoạt động. Trên lát cắt ngang thân non từ ngoài vào trong gồm: biểu bì, vỏ sơ cấp, trụ giữa và ruột *** Cấu tạo thứ cấp của thân cây Hai lá mầm** Thân của cây Hạt trần và cây Hai lá mầm sống nhiều năm, hàng năm đều lớn thêm nhờ sự xuất hiện và hoạt động của các tổ chức thứ cấp mới do tầng phát sinh trụ và tầng phát sinh vỏ tạo nên. Ở kiểu bó dẫn liên tục, từ ngoài vào trong có các lớp: vỏ sơ cấp, vỏ thứ cấp, gỗ thứ cấp, gỗ sơ cấp và ruột. Trong cơ thể thực vật, hệ dẫn của rễ, thân, lá làm thành một hệ thống nhất. Đó là kết quả của quá trình chuyển tiếp xảy ra phức tạp trong quá trình phát triển cá thể của

chúng. Nhờ đó thân có vai trò dẫn truyền nước và muối khoáng từ dưới lên và chất hữu cơ từ trên xuống.

1 CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA LÁ

*** Hình dạng ngoài của lá a) Các bộ phận của lá**

Phiến lá Cuống lá Bẹ lá

  • Phiến lá là một bản mỏng có màu lục, gồm các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp. Lá có mặt lưng và mặt bụng, trên phiến lá có các gân nổi lên, tương ứng với các bó dẫn ở bên trong, làm nhiệm vụ vận chuyển. Có hai kiểu gân chính: gân song song hay gân hình cung và gân hình mạng. Một lá mầm và gân hình mạng đặc trưng cho cây Hai lá mầm.
  • Cuống lá là phần nối lá vào thân và cành. Ở một số cây, lá không có cuống mà gắn trực tiếp vào thân.
  • Bẹ lá là phần gốc cuống lá loe rộng ra thành bẹ ôm lấy thân hoặc cành. Có nhiều loài cây, lá không có bẹ. Sự có mặt của bẹ lá là đặc trưng của một số họ , như họ Lúa, họ Hoa tán...
  • Ngoài ba phần chính trên, lá còn có những phần phụ khác như: lá kèm, thìa lìa, bẹ chìa, gai, lông, tuyến do biểu bì của lá phát triển thành.

theo cách sắp xếp của lá chét mà phân biệt thành hai loại lá kép: Lá kép lông chim và lá kép chân vịt.

  • Lá kép lông chim: các lá chét xếp thành 2 dãy ở hai bên cuống chính, chúng có thể mọc đối diện hoặc so le nhau.
  • Lá kép chân vịt: đầu ngọn cuống chính phân chia thành nhiều cuống nhỏ mang các lá chét xếp xoè như các ngón của bàn tay như lá cây gạo, bông gòn, chân chim... c) Sự biến dạng của lá
  • Để thích nghi với các môi trường sống khác nhau hoặc với một số chức phận đặc biệt, lá có thể biến đổi hình dạng thành các bộ phận sau đây: Vẩy (cây phi lao, lá tiêu giảm hoàn toàn, còn lại là những vẩy nhỏ không màu, mọc chung quanh cành nhỏ, còn các cành nhỏ có màu lục đảm nhận chức năng quang hợp thay cho lá), gai (cây xương rồng, cây xương rắn...), tua cuốn (phần ngọn của cây đậu Hà lan có lá kép biến thành tua cuốn), lá bắt mồi (cây bắt ruồi, cây nắp ấm). d) Cách mọc lá Lá mọc trên thân và cành theo các kiểu sau đây:
  • Mọc cách: mỗi mấu chỉ mang một lá.
  • Lá mọc đối: mỗi mấu lá mang hai lá đối diện nhau.
  • Lá mọc vòng: mỗi mấu có từ ba lá trở lên.
  • Cấu tạo giải phẫu của lá
  1. Cấu tạo của lá cây Hai lá mầm
  • Cấu tạo của cuống lá : mặt trên thường hơi lõm, hoặc phẳng; mặt dưới lồi. Cắt ngang cuống lá, từ ngoài vào trong có các phần sau:
  • Biểu bì là những tế bào hình chữ nhật, xếp theo chiều dài của cuống. Phía ngoài có tầng cuticun, lỗ khí và đôi khi có lông che chở.
  • Mô dày nằm ngay dưới biểu bì, làm nhiệm vụ nâng đỡ.
  • Mô mềm bao gồm các tế bào dài theo chiều dài của cuống, chứa nhiều lục lạp.
  • Các bó dẫn nằm trong khối mô mềm, thường xếp thành hình cung, mặt lõm ở trên. Bó dẫn ở trên to, ở dưới nhỏ và trong mỗi bó dẫn, phần gỗ bao giờ cũng ở trong, libe ở ngoài.
  • Cấu tạo của phiến lá :
  • Phiến lá phân biệt mặt trên, mặt dưới, đều được giới hạn bởi lớp tế bào biểu bì điển hình: không có lục lạp, màng ngoài thường dày hơn và có cuticun, đôi khi có sáp hoặc lông. Biểu bì mặt trên thường có ít hoặc không có lỗ khí, mặt dưới có nhiều lỗ khí.
  • Giữa hai lớp biểu bì trên và dưới là phần thịt lá, có màng mỏng, nội chất phân hóa, trong chứa nhiều lục lạp và tinh bột. Thịt lá có thể phân làm hai phần: mô dậu và mô xốp. Mô dậu nằm dưới lớp biểu bì mặt trên, chứa nhiều lục lạp hơn mô xốp, mô xốp nằm dưới mô dậu sát lớp biểu bì mặt dưới lá.

2. Sự sinh sản và các cơ quan sinh sản của thực vật hạt kín 2. Các hình thức sinh sản ở thực vật

Sinh sản sinh dưỡng Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính

Tự nhiên Nhân tạo

_ Sinh sản sinh dưỡng:_*

  • Có ở thực vật bậc thấp và thực vật bậc cao. Trong quá trình sinh sản cơ thể mới được tạo thành trực tiếp từ cơ quan sinh dưỡng. Có hai kiểu sinh sản sinh dưỡng: tự nhiên và nhân tạo:  Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên:
    • Thực vật bậc thấp: phân chia từ 1 tế bào thành 2, rồi thành 4, rồi thành 8 cơ thể mới (ví dụ: tảo đơn bào). Thực vật đa bào: cắt đôi sợi tảo hoặc một đoạn cơ thể, gọi là sinh sản sinh dưỡng bằng khúc sợi hay khúc tản.
    • Thực vật có hoa sinh sản sinh dưỡng rất đa dạng, những cá thể mới được sinh ra từ

Đẳng giao Dị giao Noãn giao

các cơ quan dinh dưỡng của cây: rễ, thân, thân rễ và lá. Ở một số loài thực vật, từ rễ mọc ra những chồi con đâm lên khỏi mặt đất, từ chồi đó lại mọc ra rễ và phát triển thành cây mới. Kết quả tạo nên bụi cây mọc lên từ rễ như cây ngấy,cây cọ phèn. Củ khoai lang để lâu ngày sẽ có nhiều chỗ mọc ra những chồi non mang lá. Từ lá của nhiều cây khi rụng xuống đất sẽ mọc ra những cây mới ở kẽ các chỗ lõm của mép lá, ví dụ như lá cây thuốc bỏng. Từ những đoạn thân hay dạng biến đổi của thân khi rụng xuống có thể nảy chồi sinh ra rễ phụ và mọc thành cây mới. Ví dụ, khúc thân của cây xương rồng bà, cây quỳnh...

 Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo: Do con người thực hiện trên các bộ phận cơ quan dinh dưỡng hoặc dựa vào khả năng tái sinh của cây: giâm cành, chiết cành, ghép cành, nuôi cấy mô để nhân giống nhanh.

So sánh Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên

Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo Giống nhau: Đều là hình thức sinh sản mà từ một bộ phận của cây tạo ta cơ thể mới Khác nhau: -Khái niệm -Là hiện tượng hình thành -Là hình thức sinh sản do