So sánh gió mùa đông Bắc và gió Tín phong

Sau đây là nội dung khái quát các đặc điểm cụ thể của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ của nước ta:

1. Gió mùa mùa đông:

(i) Thời gian diễn ra: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

(ii) Nguồn gốc, hướng gió, tính chất, phạm vi hoạt động và kiểu thời tiết đặc trưng:

Đối với gió mùa mùa đông hình thành từ khối khí lạnh phương Bắc từ cao áp Xibia:

+ Hướng gió: Đông Bắc.

+ Tính chất: Lạnh khô.

+ Phạm vi hoạt động: Miền Bắc (Từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc).

+ Kiểu thời tiết đặc trưng: Nửa đầu mùa đông lạnh khô; nửa sau mùa đông lạnh ẩm, mưa phùn ở ven biển và đồng bằng Bắc Bộ Bắc Trung Bộ.

Đối với gió mùa mùa đông hình thành từ Tín phong bán cầu Bắc:

+ Hướng gió: Đông Bắc.

+ Tính chất: Khô nóng.

+ Phạm vi hoạt động: Miền Nam (Từ Đà Nẵng trở vào Nam).

+ Kiểu thời tiết đặc trưng: Mưa ở ven biển Trung Bộ; khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên

2. Gió mùa mùa hạ:

Diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10.

(i) Trong khoản thời gian đầu mùa hạ, tháng 5, 6 hàng năm.

Nguồn gốc: Hình thành từ Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương.

Hướng gió: Tây Nam.

Tính chất: Nóng ẩm.

Phạm vi hoạt động: Cả nước.

Kiểu thời tiết đặc trưng: Mưa lớn ở Nam Bộ và Tây Nguyên; khô nóng ở phần nam của khu vực Tây Bắc và ven biển Trung Bộ.

(ii) Trong khoản thời gian đầu mùa hạ, tháng 5, 6 hàng năm

Nguồn gốc: Hình thành từ Tín phong bán cầu Nam vượt xích đạo lên.

Hướng gió: Tây Nam.

Tính chất: Nóng ẩm.

Phạm vi hoạt động: Cả nước.

Kiểu thời tiết đặc trưng: Mưa lớn kéo dài ở Nam Bộ và Tây Nguyên; Khô ở Duyên hải Nam Trung Bộ; Mưa tháng 9 ở Trung Bộ (Kết hợp dải hội tụ nhiệt đới); Mưa ở Bắc Bộ (gió chuyển hướng thành Đông Nam vào)