So sánh đúc chân không và đúc áp lực năm 2024

– đây là thắc mắc của không ít người khi nhắc tới các phương pháp đúc nhôm phổ biến nhất hiện nay. Công nghệ đúc chân không có nhiều ưu điểm tuyệt vời, giúp tạo ra các sản phẩm nhôm đúc có chất lượng cao và mẫu mã bắt mắt. Sau đây, Vua Cổng Nhôm sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về kỹ thuật đúc nhôm này.

Thế nào là Công nghệ đúc chân không ?

Công nghệ đúc chân không có nguồn gốc từ châu Âu và đã xuất hiện từ những năm 1960. Đúc chân không trong tiếng Anh là “vacuum casting”, vì vậy còn có tên gọi khác là công nghệ V.

Với công nghệ này, vật liệu đúc dạng lỏng sẽ được hút vào khuôn mẫu thông qua môi trường chân không. Cụ thể hơn, phương pháp đúc chân không tận dụng áp suất chênh lệch trong khuôn để đổ đầy vật liệu đúc vào khuôn.

Công nghệ đúc này sử dụng cát khô mà không cần đến nước, nhựa hay các chất xúc tác. Các dụng cụ, thiết bị phục vụ quá trình đúc chân không gồm có: thiết bị đo, bơm hút chân không, hệ thống dẫn chân không…

So sánh đúc chân không và đúc áp lực năm 2024
Đúc chân không tận dụng áp suất chênh lệch trong khuôn để đổ đầy vật liệu đúc vào khuôn

Ưu, nhược điểm của đúc chân không

Ưu điểm

  • Giảm thiểu chi phí sản xuất: Đúc chân không sử dụng khuôn gỗ thay vì khuôn thép nên có giá rẻ hơn.
  • Hoàn hảo đến từng chi tiết: Công nghệ đúc chân không phát huy hiệu quả ưu việt khi cần đúc các sản phẩm có độ khó cao. Phương pháp này giúp sản phẩm được đúc hoàn hảo đến từng chi tiết.
  • Hoàn thiện nhanh chóng: Nhôm đúc chân không có độ chính xác cực cao. Từ đó góp phần cắt giảm các khâu làm sạch và gia công hoàn thiện sau khi đúc. Thời gian sản xuất cũng được rút ngắn đáng kể.
  • Bề mặt phẳng mịn: Sản phẩm được đúc chân không có bề mặt đẹp và phẳng mịn. Hầu như không gặp phải hiện tượng rỗ khí như phương pháp truyền thống là đúc khuôn cát.
    So sánh đúc chân không và đúc áp lực năm 2024
    Cổng nhôm được đúc chân không với độ hoàn thiện cao và vô cùng tinh xảo

Nhược điểm

  • Phương pháp đúc chân không dùng loại khuôn một mặt. Vì vậy người thợ đúc có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát tỷ lệ vật liệu gia công, độ đồng đều của chiều dày ở cả hai bề mặt sản phẩm.
  • Công nghệ đúc này không phù hợp để sản xuất số lượng lớn.

Ứng dụng của phương pháp

Ngày nay, đúc chân không được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống. Đặc biệt là khi cần chế tạo các chi tiết, bộ phận có kích thước lớn, với sản lượng mỗi lần không nhiều. Ví dụ như làm vỏ ô tô, kết cấu dàn khoan, kho đông lạnh, hàng rào, cổng nhôm đúc…

Bên cạnh đó, người ta cũng áp dụng công nghệ đúc chân không trong việc sản xuất một số vật dụng khác của đời sống hoặc các bộ phận thử nghiệm dây chuyền lắp ráp.

So sánh đúc chân không và đúc áp lực năm 2024
Phương pháp đúc nhôm hút chân không được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống

Dây chuyền công nghệ đúc chân không

Một quy trình đúc chân không cơ bản sẽ gồm 4 bước chính gồm: bước chuẩn bị, đúc sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm và thí nghiệm. Sau đây chúng tôi sẽ lấy ví dụ với quy trình đúc chân không cổng nhôm:

Công đoạn chuẩn bị

Công đoạn chuẩn bị sẽ xoay quanh 2 nhiệm vụ chính đó là tạo khuôn mẫu cho cổng nhôm và nấu chảy kim loại.

– Tạo khuôn mẫu:

  • Sử dụng công nghệ cắt CNC để tạo khuôn mẫu (thường làm từ gỗ)
  • Gắn các vật mẫu trên một mặt phẳng
  • Bao phủ toàn bộ bề mặt mẫu với màng mỏng PEV bằng phương pháp gia nhiệt
  • Sơn phủ khuôn mẫu bằng loại sơn đặc biệt có khả năng chống cháy cát, chịu được nhiệt độ cao
  • Sấy khô lớp sơn
  • Đặt hòm khuôn trống lên, sau đó rắc cát và nén chặt
  • Lấy màng mỏng phủ lên bề mặt cát và dùng máy hút chân không hút hết không khí trong khuôn cát. Nhấc khuôn khỏi vật mẫu, đảo mặt khuôn và đặt ở vị trí cố định.
  • Thực hiện tương tự với nửa khuôn còn lại. Sau khi hoàn thành thì ghép 2 hòm khuôn lại với nhau, cố định bằng chốt. Nửa khuôn phía trên thường có 1 lỗ thoát khí và 2 phễu dùng để rót kim loại dạng lỏng.

– Nấu kim loại: Kim loại được nấu chảy trong lò nấu.

So sánh đúc chân không và đúc áp lực năm 2024
Tạo khuôn mẫu cho cổng nhôm và nấu chảy kim loại

Công đoạn đúc sản phẩm

Rót kim loại đã được nấu chảy vào các phễu khuôn. Trong khi rót sẽ tiến hành hút chân không để tăng độ vững chắc của khuôn.

Sau khi kim loại đã đông đặc lại thì tháo dỡ cổng nhôm ra và đưa vào làm nguội, vệ sinh.

So sánh đúc chân không và đúc áp lực năm 2024
Rót kim loại đã được nấu chảy vào các phễu khuôn để đúc cổng nhôm

Công đoạn hoàn thiện sản phẩm

Tách sản phẩm khỏi đậu và gia công cơ khí hoặc mài, đánh bóng.

So sánh đúc chân không và đúc áp lực năm 2024
Công đoạn hoàn thiện cổng nhôm

Công đoạn thí nghiệm

Lấy mẫu sản phẩm làm thí nghiệm để phân tích kết cấu, đặc tính cơ lý. Kiểm tra độ bền, chắc chắn của sản phẩm để xử lý trước khi đưa đến tay khách hàng.

Địa chỉ cung cấp cổng nhôm đúc chất lượng

Hiện nay Vua Cổng Nhôm là công ty LỚN NHẤT cả nước chuyên sản xuất cổng nhôm đúc, hàng rào, nhôm đúc, lan can nhôm đúc, trụ cột nhôm đúc,… (theo Hiệp hội nhôm đúc Việt Nam). Đến nay chúng tôi đã có hơn 12 năm kinh nghiệm với đội ngũ gồm 138 nhân viên, 4 văn phòng đại diện và 3 xưởng sản xuất.

Sau đây là những yếu tố giúp khẳng định uy tín của Vua Cổng Nhôm:

  • Thương hiệu Vua Cổng Nhôm được nhắc đến trên sóng truyền hình của các kênh lớn như VTV1, HTV9, VTC2,… và được Báo chí uy tín đưa tin: 24h, Dân Trí, Vietnamnet, Afamily, Thanh Niên, VnExpress,…
  • Chỉ cung cấp các sản phẩm nhôm đúc đạt chuẩn chất lượng, độ bền cao, độ dày đạt tiêu chuẩn
  • Có đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư và nghệ nhân đúc năng động sáng tạo, tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm
  • Hỗ trợ bảo hành các sản phẩm nhôm đúc từ 5 năm tới vĩnh viễn cho khách hàng, chế độ chăm sóc khách hàng định kỳ hàng năm

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu được thế nào là công nghệ đúc nhôm hút chân không và quy trình sản xuất cổng nhôm bằng phương pháp này. Quý khách có nhu cầu đặt hàng các sản phẩm về nhôm đúc nguyên khối hãy liên hệ với Vua Cổng Nhôm qua Fanpage hoặc hotline 08.12345.146. Các tư vấn viên của Vua Cổng Nhôm luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ khách hàng 24/24!