So sánh điểm giống và khác nhau của các phương pháp chế biến thực phẩm

So sánh phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt và phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt về: cách làm, ưu điểm, hạn chế.

So sánh phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt và phương pháp

❮ Bài trước Bài sau ❯

So sánh phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt và phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt về: cách làm, ưu điểm,...

Hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 31 Công nghệ lớp 6 sách Kết nối tri thức và cuộc sống: Bài 5: Phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm

Câu hỏi:So sánh phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt và phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt về: cách làm, ưu điểm, hạn chế.

Trả lời:

* Giống nhau: phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt và không sử dụng giống nhau là đều sơ chế sạch trước khi làm. Ưu điểm là tạo ra hương vị hấp dẫn cho món ăn, kích thích vị giác khi ăn.

* Khác nhau:

phương pháp có sử dụng nhiệtphương pháp không sử dụng nhiệt
Cách làmLà phương pháp làm chín thực phẩm trong nước hoặc bằng sức nóng trực tiếp của nguồn nhiệt.Là phương pháp trộn các thực phẩm hoặc làm thực phẩm lên men vi sinh trong thời gian cần thiết
Ưu điểmPhù hợp chế biến nhiều loại thực phẩm, hương vị hấp dẫnDễ làm, món ăn ít dầu mỡ
Hạn chếThời gian chế biến lâuKhó khăn trong lựa chọn thực phẩm và bảo quản

    Bài học:
  • Bài 5: Phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm (Kết nối tri thức)
  • Chương 2. Bảo Quản Và Chế Biến Thực Phẩm (Kết nối tri thức)

    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Công Nghệ 6 sách Kết nối tri thức


Bài trướcQuan sát và cho biết các món ăn có trong mâm cơm đã được chế biến bằng phương pháp nào. Có món ăn nào mà phương pháp chế biến chưa được

Answers ( )

  1. So sánh điểm giống và khác nhau của các phương pháp chế biến thực phẩm

    Phân biệt:

    1. Làm chín thực phẩm trong nước: – Luộc: làm chín thực phẩm trong môi trường nước. – Nấu: làm chín thực phẩm trong môi trường nước trong đó có sự phối hợp các gia vị thực vật lẫn động vật. – Kho: làm chín thực phẩm trong môi trường nước với lượng nước ít kèm thêm vị mặn đậm đà. 2. Làm chín thực phẩm bằng hơi nước: – Hấp: làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước. 3. Làm chín thực phẩm bằng lượng nhiệt từ lửa: – Nướng: làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp từ lửa. 4. Làm chín thực phẩm trong chất béo: – Chiên: làm chín thực phẩm trong chất béo khá nhiều, vừa lửa, trong thời gian đủ để chín thực phẩm. – Ráng: làm chín thực phẩm với một lượng ít chất béo, đảo đều trong chảo, vừa lửa để thực phẩm chín từ ngoài vào trong. – Xào: làm chín thực phẩm bằng cách đảo thức ăn trong chảo với lượng mỡ hoặc dầu vừa phải.

  2. So sánh điểm giống và khác nhau của các phương pháp chế biến thực phẩm

    1. Trong nước

    a) Luộc

    – Làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước.

    – Thời gian vừa đủ để thực phẩm chín

    – Có thể cho thực phẩm vào lúc nước lạnh, ấm hoặc sôi tuỳ vào thực phẩm

    – Nước luộc trong

    – Thực phẩm động vật: chín mềm, không dai, không nhừ.

    – Thực phẩm thực vật: rau lá chín tới có màu xanh, rau củ có bột chín bở hoặc chín dẻo.

    – Gà luộc, trứng luộc, thịt lợn luộc.

    – Rau muống luộc, rau cải luộc, đậu luộc.

    b) Nấu

    – Làm chín thực phẩm trong môi trường nước.

    – Phối hợp nguyên liệu động vật và thực vật hoặc nấu riêng từng loại

    – Thực phẩm chín mềm, không dai, không nát.

    – Hương vị thơm ngon, vừa ăn.

    – Màu sắc hấp dẫn.

    – Nấu canh cải với thịt nạc

    – Rau mồng tơi với cua.

    – Canh rau ngót với thịt nạc.

    c) Kho

    – Làm chín mềm thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà.

    – Thực phẩm chín mềm, nhừ, không nát, ít nước và sánh.

    – Thơm ngon, vị mặn.

    – Màu vàng nâu

    – Cá kho

    – Thịt kho tàu

    – Trứng kho thịt

    – Gà kho.

    2. Bằng hơi nước

    Hấp (đổ)

    – Làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước.

    – Lửa cần to để hơi nước bốc nhiều làm chín thực phẩm

    – Thực phẩm chín mềm, ráo nước, không có nước hoặc rất ít nước.

    – Hương vị thơm ngon.

    – Màu sắc đặc trưng của món.

    – Bánh bao

    – Xôi

    – Cá hấp

    – Xíu mại.

    3. Bằng sức nóng trực tiếp của lửa

    Nướng

    – Làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa, thường là than củi. Nướng hai mặt của thực thẩm đến khi chín vàng

    – Thực phẩm chín đều, không dai.

    – Thơm ngon, đậm đà.

    – Màu vàng đẹp mắt

    – Thịt nướng

    – Cá nướng.

    – Gà nướng

    – Thịt bò nướng sốt BBQ.

    4. Bằng chất béo

    a) Rán

    – Làm chín thực phẩm trong một lượng chất béo khá nhiều, đun với lửa vừa, trong khoảng thời gian đủ làm chín thực phẩm.

    – Giòn xốp, ráo mỡ, chín kĩ, không cháy xém.

    – Hương vị thơm ngon, vừa miệng.

    – Có lớp vỏ màu vàng nâu đẹp mắt

    – Cá rán

    – Thịt rán

    – Chả rán

    – Đậu phụ rán.

    b) Rang

    – Làm chín thực phẩm với một lượng ít chất béo, đảo đều trong lửa, lửa vừa đủ làm chín thực phẩm

    – Món rang phải khô, săn chắc.

    – Mùi thơm.

    – Màu sắc hấp dẫn

    – Lạc rang

    – Thịt rang

    – Cơm rang.

    – Tôm rang

    – Gà rang

    c) Xào

    – Làm chín thực phẩm với lượng chất béo vừa phải, có sự kết hợp giữa thực phẩm thực vật và động vật hoặc riêng từng loại, đun lửa to trong thời gian ngắn

    – Thực phẩm động vật chín mềm, không dai.

    – Thực phẩm thực vật chín tới, không cứng hay mềm nhũn

    – Còn lại ít nước, hơi sệt, vị vừa ăn.