So sánh Ánh trăng và nói với con

Ánh trăng

  • Xem
  • Lịch sử chỉnh sửa
  • Bản đồ
  • Files
Bản để in

Ánh trăng

Mục lục

1. TÌM HIỂU CHUNG [edit]

1.1. Vài nét về tác giả

1.2. Tác phẩm

2. NỘI DUNG [edit]

3. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

TÌM HIỂU CHUNG [edit]

Vài nét về tác giả


Nguyễn Duy (1948)

  • Tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ
  • Quê ở làng Quảng Xá, nay thuộc phường Đông Vệ, Thanh Hóa
  • Cuộc đời: Ông thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trước cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
  • Phong cách nghệ thuật: Thơ Nguyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt, suy tư.
  • Các tác phẩm chính: Cát trắng (thơ, 1973), Ánh trăng (thơ, 1984), Mẹ và em (thơ, 1987)

Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác

  • Bài thơ ra đời năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh, khi Nguyễn Duy là là đại diện thường trú báoVăn nghệtại Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Đây là thời gian ba năm sau ngày kết thúc chiến tranh, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Xuất xứ

Bài thơ được rút ra từ tập thơ Ánh trăng - tập thơ đạt giải A của Hội nhà Văn Việt Nam năm 1984.

Đề tài

Hoài niệm về vầng trăng trong quá khứ và viết về thái độ, suy nghĩ về vầng trăng, ánh trăng trong hiện tại.

Chủ đề

Hoài niệm về quá khứ đẹp đẽ, suy ngẫm về thái độ sống cần có trong hiện tại tương lai.

Mạch cảm xúc

Bài thơ là câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại gắn với các mốc sự kiện trong cuộc đời con người. Theo dòng tự sự ấy mạch cảm xúc đi từ quá khứ đến hiện tại và lắng kết trong cái "giật mình" cuối bài thơ.

NỘI DUNG [edit]

1. Câu chuyện về mối quan hệ giữa nhà thơ và vầng trăng

1.1. Tác giả gợi lại những kỉ niệm đẹp và tình cảm gắn bó giữa con người và vầng trăng trong quá khứ

  • Những kỉ niệm trong một quãng thời gian dài từ thời niên thiếu đến lúc trưởng thành, nhất là trong những năm tháng gian lao thời chiến tranh hiện lên qua giọng kể thủ thỉ, tâm tình: sống gần gũi với thiên nhiên (qua điệp từ với) Cuộc sống bình dị, vô tư, hồn nhiên.
  • Tình cảm gắn bó bền chặt của con người với vầng trăng là tri kỉ, tình nghĩa nhờ biện pháp nhân hóa:

- Trăng là người bạn chia sẻ mọi vui buồn, đồng cam cộng khổ, xoa dịu những đau thương của chiến tranh bằng thứ ánh sáng mát dịu.

- Trăng là người bạn đồng hành trên mỗi bước đường gian lao nên trăng hiện diện như là hình ảnh của quá khứ, là hiện thân của kí ức chan hòa tình nghĩa.

  • Với sự gắn bó nghĩa tình ấy, nhà thơ đã từng tâm niệm không bao giờ quên. Chữ ngỡ xuất hiện khi giọng thơ hồi tưởng đang đều đặn như báo hiệu trước những chuyển biến trong câu chuyện của nhà thơ.

=> Hai khổ thơ cho thấy vầng trăng đã gắn bó thân thiết với con người từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành, cả trong hạnh phúc và gian lao, không những trở thành người bạn tri kỉ, mà đã trở thành vầng trăng tình nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình.

1.2. Tác giả đưa người đọc trở về hiện tại với những đổi thay trong mối quan hệ của nhà thơ với vầng trăng

  • Sự đổi thay về hoàn cảnh sống của con người trong hiện tại và quá khứ được đặt trong sự đối lập:

- Trước đây, con người sống với sông, đồng, bể, rừng, thiên nhiên.

- Giờ đây, con người sống với cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn phòng hiện đại, xa rời với thiên nhiên được đề cập bằng lối nói hoán dụ ánh điện cửa gương.

  • Sự đổi thay trong tình cảm của con người: lãng quên vầng trăng từng một thời là tri kỉ.

- Sự bạc bẽo vô tình đến với con người một cách từ từ, kín đáo và khó nhận ra qua hình ảnh nhân hóa, so sánh: từ vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa trở thành người dưng qua đường.

- Vầng trăng vẫn đi qua ngõ, vẫn tròn đầy, thủy chung, tình nghĩa nhưng con người hờ hững, thờ ơ, không còn nhận ra trăng đã từng là người tri kỉ, tình nghĩa một thời.

=> Khi con người sống trong cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc và ấm êm dễ vô tình hay cũng có thể là cố tình quên đi quá khứ gian khổ, đau thương.

1.3. Một tình huống bất ngờ xảy ra làm chuyển mạch cảm nghĩ của tác giả.

Tình huống xảy ra: mất điện, phòng tối om. Đây là một tình huống quen thuộc, rất thực, tạo bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc và thể hiện chủ đề tác phẩm.

- Đây là một sự việc bất thường, xảy ra đột ngột bởi cách đảo trật tự từ thình thình, đột ngột tạo nên nhịp thơ nhanh.

- Tạo sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối: nơi thành phố hiện đại với ánh điện, cửa gương khiến người ta không mấy khi cần và ít chú ý đến ánh trăng, chỉ khi tắt điện mới có dịp đối diện với vầng trăng tròn.

- Trong khoảnh khắc bất ngờ từ bóng tối bước ra ánh sáng, con người không khỏi ngỡ ngàng, bàng hoàng, thảng thốt khi nhận ra vầng trăng vẫn tròn như xưa, đẹp đẽ, nguyên vẹn. Việc bật tung cửa sổ chỉ là một việc làm theo thói quen.

=> Nhờ tình huống bất ngờ cảy ra, sự xuất hiện của trăng đã có sức rung động mạnh mẽ, làm thức tỉnh những cảm xúc và đánh thức lương tâm con người.

2. Hình tượng vầng trăng và cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ

2.1. Cảm xúc của nhà thơ trước vầng trăng

  • Lặng lẽ đối diện với mặt trăng trong tư thế lặng im có phần thành kính. Từ mặt trong câu thơ là từ nhiều nghĩa, tạo nên sự đa dạng nghĩa của ý thơ:

- Nhà thơ đối diện với mặt trăng người bạn tri kỉ đã lãng quên, vầng trăng đối diện với con người. Hay nói cách khác: quá khứ đối diện với hiện tại, thủy chung nghĩa tình đối diện với bạc bẽo, vô tình và lãng quên, từ đó để tự thú về sự bội bạc của mình.

- Nhà thơ như thức tỉnh tình cảm, lương tâm, thấy hổ thẹn, ân hận về sự thay đổi của mình.

  • Rưng rưng xúc động, muốn khóc mà nghẹn ngào

- Quá khứ vất vả gian lao nhưng tràn ngập niềm vui cùng với trăng, với thiên nhiên bấy lâu tưởng chừng lãng quên nay bỗng ùa về trong nỗi nhớ.

- Cuộc sống hiện tại như ngừng lại để con người soi và quá khứ, soi vào chính mình. Quá khứ ấy là đất nước, quê hương, con người, cuộc sống, lao động, chiến đấu, tập thể và cá nhân qua một loạt các điệp từ như là cùng nhịp thơ dồn dập với các hình ảnh liệt kê đồng, bể, sông, rừng.

=> Những câu thơ đã khắc họa kí ức về thời gian gắn bó chan hòa với thiên nhiên, với vầng trăng lớn lao sâu nặng, nghĩa tình, tri kỉ. đánh thức bao tâm tình vốn tưởng chừng ngủ quên trong góc tối tâm hồn người lính.

2.2. Những suy ngẫm sâu sắc của nhà thơ

  • Con người có thể vô tình lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

- Trăng biểu tượng cho sự bất biến, vĩnh hằng không thay đổi. Trăng cứ tròn vành vạnh biểu tượng cho sự tròn đầy, thủy chung, trọn vẹn của thiên nhiên, quá khứ.

- Trăng được nhân hóa im phăng phắc gợi liên tưởng đến cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung, độ lượng của người bạn thủy chung, tình nghĩa.

  • Sự trăn trở, tự đấu tranh với chính mình để sống tốt hơn trong suy ngẫm của tác giả:

- Nhà thơ giật mình thức tỉnh bởi sự im lặng của ánh trăng. Đó là cái giật mình của lương tâm nhà thơ. Giật mình để không đánh mất quá khứ, để không chìm vào lãng quên, là sự thức tỉnh của nhân cách để trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp.

- Câu thơ cuối dồn nén biết bao tâm sự, lời sám hối ăn năn dù không cất lên nhưng chính vì thế càng trở nên ám ảnh, day dứt.

=> Qua những suy ngẫm sâu sắc của mình, nhà thơ muốn gửi đến mọi người một lời nhắc nhở về lẽ sống, về đạo lí ân nghĩa thủy chung.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Hình ảnh vầng trăng, ánh trăng mang nhiều tầng ý nghĩa.
  • Thể thơ 5 chữ kết hợp hài hòa với phương thức biểu đạt tự sự và trữ tình phù hợp với dòng cảm xúc, hồi tưởng và suy ngẫm của tác giả.
  • Giọng thơ mang tính tự bạch chân thành sâu sắc, tâm tình, thấm thía. Cách trình bày các chữ đầu dòng thơ làm cho các sự việc diễn ra liền mạch theo dòng cảm xúc cũng như về hình ảnh thơ.
  • Nhịp thơ khi trôi chảy, tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, khi ngân nga thiết tha cảm xúc, khi lại trầm lắng đầy ắp suy tư.

Thẻ từ khoá:
  • trăng
  • người lính
  • ánh trăng
  • ân nghĩa thủy chung
  • đạo lí truyền thống
  • bạc bẽo
  • vô tình
  • lãng quên
Văn bản: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Chuyển tới... Chuyển tới... Diễn đàn tin tức Phong cách Hồ Chí Minh Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh Hội thoại - Các phương châm hội thoại Tiếng Việt: Các phương châm hội thoại Tập làm văn: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình Tiếng Việt: Các phương châm hội thoại (tiếp tiết 2) Tập làm văn: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Tuyên bố thế giới về quyền trẻ em Văn bản: Tuyên bố thế giới về quyền trẻ em Tiếng Việt: Các phương châm hội thoại (tiếp tiết 3) Tập làm văn: Viết bài Tập làm văn số 1 Chuyện người con gái Nam Xương Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương Tiếng Việt: Xưng hô trong hội thoại Tiếng Việt: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh Văn bản: Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14) Văn bản: Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14) Sự phát triển của từ vựng Tiếng Việt: Sự phát triển của từ vựng Tiếng Việt: Sự phát triển của từ vựng (tiếp) Nguyễn Du Truyện Kiều Văn bản: Giới thiệu Truyện Kiều của Nguyễn Du Chị em Thúy Kiều Văn bản: Chị em Thuý Kiều (trích Truyện Kiều) Cảnh ngày xuân Văn bản: Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều) Thuật ngữ Tiếng Việt: Thuật ngữ LUYỆN TẬP CUỐI TUẦN 6 (số 2) Kiều ở lầu Ngưng Bích Văn bản: Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) Văn tự sự Tập làm văn: Miêu tả trong văn bản tự sự Trau dồi vốn từ Tiếng Việt: Trau dồi vốn từ Tập làm văn: Viết bài Tập làm văn số 2 Văn bản: Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) Tập làm văn: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Văn bản: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích Lục Vân Tiên) Văn bản: Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Lục Vân Tiên) Đồng chí Văn bản: Đồng chí Bài thơ về tiểu đội xe không kính Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính Tập làm văn: Nghị luận trong văn bản tự sự Đoàn thuyền đánh cá Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá Tiếng Việt: Tổng kết về từ vựng Tiếng Việt: Tổng kết từ vựng (Tiếp theo) Bếp lửa Văn bản: Bếp lửa Văn bản: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Văn bản: Ánh trăng Làng Văn bản: Làng Tập làm văn: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự Lặng lẽ Sa Pa Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa Tập làm văn: Viết bài Tập làm văn số 3 Tập làm văn: Người kể chuyện trong văn bản tự sự LUYỆN TẬP CUỐI TUẦN 14 (số 2) Chiếc lược ngà Văn bản: Chiếc lược ngà Văn bản: Cố hương Văn bản: Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) Bàn về đọc sách Văn bản: Bàn về đọc sách Khởi ngữ Tiếng việt: Khởi ngữ Tập làm văn: Phép phân tích và tổng hợp Tiếng nói của văn nghệ Văn bản: Tiếng nói của văn nghệ Các thành phần biệt lập Tiếng Việt: Các thành phần biệt lập Video: Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội Video: Nghị luận về một hiện tượng đời sống Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống Tập làm văn: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Tập làm văn: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới Văn bản: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới Tiếng Việt: Các thành phần biệt lập (tiếp theo) Tập làm văn: Viết bài số 5 Video: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí Tập làm văn: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten Văn bản: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten Liên kết câu và liên kết đoạn văn Tiếng Việt: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Con cò Văn bản: Con cò Tiếng Việt: Liên kết câu và liên kết đoạn văn (Luyện tập) Tập làm văn: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Video: Nghị luận xã hội về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học Mùa xuân nho nhỏ Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ Viếng lăng Bác Văn bản: Viếng lăng Bác Video: Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận văn học Cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Tập làm văn: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Tập làm văn: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Video: Kỹ năng trả lời câu hỏi - tình huống truyện Video: Kỹ năng đọc - hiểu nhân vật Video: Cảm nhận nhân vật qua chi tiết truyện VIDEO: Phân tích tâm trạng nhân vật (phần 1) VIDEO: Phân tích tâm trạng nhân vật (phần 2) Tập làm văn: Viết bài số 6 Sang thu Văn bản: Sang thu Nói với con Văn bản: Nói với con Nghĩa tường minh và hàm ý Tiếng Việt: Nghĩa tường minh và hàm ý Video: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ Cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ Tập làm văn: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Tập làm văn: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ VIDEO: Kỹ năng trả lời câu hỏi - Ý nghĩa nhan đề tác phẩm VIDEO: Dạng câu hỏi tổng hợp - so sánh ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Mây và sóng Văn bản: Mây và sóng Tập làm văn: Viết bài số 7 Bến quê Văn bản: Bến quê Những ngôi sao xa xôi Văn bản: Những ngôi sao xa xôi Tập làm văn: Biên bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Văn bản: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Tiếng Việt: Tổng kết ngữ pháp Tập làm văn: Hợp đồng Bố của Xi-mông Văn bản: Bố của Xi-mông Tiếng Việt: Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) Con chó Bấc Văn bản: Con chó Bấc Bắc Sơn Văn bản: Bắc Sơn Tôi và chúng ta Văn bản: Tôi và chúng ta Tập làm văn: Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Truyện hiện đại Việt Nam - giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Thơ hiện đại Việt Nam - giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám 1945 Kịch hiện đại Việt Nam
Văn bản: Ánh trăng

Video liên quan

Chủ đề