Secretary La gì

X

Bảo mật & Cookie

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Đã hiểu!

Trong giao tiếp, khi gặp nhau hoặc trước khi bước vào cuộc thảo luận, hoặc thương lượng, chúng ta thường giới thiệu với nhau nghề nghiệp chính hoặc chức vụ cao nhất mà mình đang nắm giữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng đúng các thuật ngữ về chức danh công việc trong tiếng Anh.

Đừng để điều này cản trở vấn đề giao tiếp và công việc của bạn. Hãy cùng check lại cách dùng của những thuật ngữ này nhé!

Secretary La gì

Trước nhất đối, với những người chỉ là nhân viên thường, không giữ chức vụ nào, sau chữ nhân viên ghi thêm bộ phận đang làm vịệc, hoặc ghi tính chất việc làm trước chữ nhân viên. VD : Marketing OfficerhoặcOfficer Marketing Department.

Người thư ký chung cho văn phòng làClerkhoặcAdministrative Clerk(Admin Clerk). Còn thư ký riêng cho một nhân vật trong công ty thì làSecretaryhoặcPrivate and Confidential Secretary. Thư ký riêng kiêm trợ lý tổng giám đốc hoặc giám đốc làSecretary cum Personal Assistant (for MD). (MD =Managing Director).

Bạn cũng nên biết, Secretary không phải lúc nào cũng dịch là thư ký .Secretary of Stateở Mỹ là Bộ truởng Bộ Ngoại giao,UN Secretary Generallà Tổng thư ký Liên hợp quốc chức danh lớn nhất hành tinh.Có nước quy địnhPermanent Secretarylà thứ trưởng. Trong thuật ngữ của Việt Nam, chúng ta hiểuParty General Secretarylà Tổng bí thư Đảng CS Việt Nam.

Chức Trưởng phòng thì phức tạp hơn. Chữ phòng có khi dịch là service có khi là office, có khi là bureau hoặc department. Nếu chữ phòng là service, office, bureau thì trưởng phòng làChief, nếu là department thì trưởng phòng làManager.

VD :

Trưởng phòng nghiệp vụ ngân hàng :Manager of Banking Department

Trưởng phòng kế toán :Manager of Accounting Department(Đừng nhầm với Kế toán trưởng làChief Accountant)

Trưởng phòng đại diện :Chief of Representative Office

Ngoài ra không dùng chữ Head để dịch trưởng phòng hoặc người đứng đầu các bộ phận khác, vì chữ Head không được dùng một cách trang trọng (formal).

- Còn chức giám đốc và tổng giám đốc lại rất phức tạp. Cách gọi thay đổi tùy theo mỗi đất nước. Trong các công ty của Anh, cao nhất là Chairman, rồi đến Chief Executive Director hoặc Managing Director (MD) . Hai chức này tương đương nhau nhưng Managing Director được dùng nhiều hơn. MD nhất thiết phải thuộc hội đồng quản trị (board of directors) hoặc người chủ sở hữu vốn công ty. Nếu giám đốc được thuê ngoài thì dùng Manager; do đó tổng giám đốc là Director-general (nếu từ hội đồng quản trị) và Manager-general (nếu thuê ngoài). Số nhiều của 2 từ này sẽ là Directors-general và Managers-general. Board là từ chỉ toàn thể các Director và họ họp ở phòng gọi là Boardroom. Đứng đầu bộ phận hay phòng, ban là Director, ví dụ Research deparmentResearch Director. Người đứng đầu một department, division, organization được gọi theo cách thân mật, không chính thức (informal) là boss (sếp). Managing Director hay được dùng ở Úc, Singapore ngang với CEO, tương đương tổng giám đốc (Director-general) ở ta. Tuy nhiên, ở Philippines, Managing Director được gọi là President. Chức vụ phó cũng hết sức chú ý: Dùng từ Vice nếu có quyền hạn tương đương tổng giám đốc khi người này vắng mặt. Chúng ta sẽ dùng Deputy nếu quyền hạn bị hạn chế và giới hạn số tiền tối đa được ký. Phụ tá tổng giám đốc dùng Assistant nếu không được ủy quyền hợp lệ (lawful power of attorney) và không được ký kết bất cứ văn kiện, hợp đồng nào. Do vậy, phó tổng giám đốc sẽ là Vice Managing Director hoặc Deputy Managing Director và phụ tá tổng giám đốc sẽ là: Assistant to the MD , hoàn toàn có nhiện vụ, quyền hạn rất khác nhau. Ngoài ra, bạn cũng nên biết thêm : Quyền tổng giám đốc (khi tổng giám đốc vắng mặt thì người này thay thế và có quyền tương đương) : Acting MD Đương kim tổng giám đốc: Incumbent MD Cựu tổng giám đốc: Late MD Tổng giám đốc sắp nhậm chức: Incoming MD Tổng giám đốc sắp mãn nhiệm: Outgoing MD Tổng giám đốc mới được bầu: MD - elect Giám đốc dự khuyết: Alternate Director

Chức vụ trong các công ty lớn của Nhật hơi rườm rà. Chẳng hạn, trong Mitsui O.S.K. Lines - doanh nghiệp vận tải hàng hải lớn nhất thế giới, có cả ChairmanPresident. Chairman to hơn President (tuy cùng dịch là chủ tịch). President Executive Director là chủ tịch công ty, Senior Managing Executive Officer là giám đốc điều hành cấp cao (có 3 vị cùng chức này), rồi đến 9 giám đốc điều hành (Managing Executive Officer); ngay sau đó là 8 giám đốc (Executive Officer). Mỗi vị nói trên phụ trách một phần việc với mức độ quan trọng khác nhau. Trong nhiều tập đoàn, công ty của Mỹ (và một số nước khác), vị trí cao nhất (top position) là Chairman hay President, dưới đó là các Vice president, Officer (hoặc Director) - người điều hành, quyết định những việc quan trọng, rồi đến Manager - người phụ trách công việc cụ thể. Các chức vụ có thể được kiêm, thường thấy là President and CEO (Chief Executive Officer ). Có công ty không dùng CEO điều hành công việc hàng ngày (day-to-day running) mà thay bằng COO (Chief Operating Officer). CFO -Chief financial officer là giám đốc tài chính - người quản túi tiền. Đối với người Mỹ, trong một công ty quy mô trung bình, giám đốc hoặc tổng giám đốc được gọi là President và chủ tịch hội đồng quản trị gọi là Chairman of the Board. President trong hội đồng quản trị là nhân vật thứ hai sau Chairman of the Board. Tuy nhiên nếu một công ty trung bình có chức vụ: "chủ tịch kiêm giám đốc điều hành chung (President and CEO) thì khi đó Chairman of the Board có quyền hạn rất giới hạn hoặc chỉ có tính tượng trưng. Trong những công ty nhỏ của Mỹ, chức vụ President chỉ đơn giản là CEO. Còn trong một công ty qui mô lớn, President được gọi là COO (Chief Operating Officer), thường được thuê ngoài và phụ trách nhân sự và hành chính trên cơ sở hàng ngày. Cũng trong một công ty lớn, còn có chức vụ "phó giám đốc phụ trách tài chính" được gọi là Financial Vice President hoặc Vice President-finance . Trong công ty trung bình, giám đốc tài vụ gọi là CFO (Chief Financial Officer) và trong công ty nhỏ gọi là Treasurer hoặc Controller.

Có liên quan

  • [Thuật ngữ chuyên đề ] Branding
  • Tháng Tám 17, 2011
  • Trong "English"
  • Business Vocabulary
  • Tháng Tám 17, 2011
  • Trong "English"
  • đừng ngại ngần trước những lần đầu tiên
  • Tháng Bảy 19, 2011
  • Trong "Hạt giống tâm hồn"