Sau tiêm covid bao lâu thì có bầu

Bác sĩ Phạm Quang Thái, trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, tư vấn:

Bạn có thể mang thai sau 2 tuần tiêm vắc xin mũi 3. Hiện chưa có bằng chứng nào về việc tiêm chủng vắc xin COVID-19 làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, hoặc nguy cơ ảnh hưởng đến thai kỳ ở người có hoặc không có kháng thể ngừa COVID-19.

Ngoài ra, CDC Hoa Kỳ cũng khuyến cáo:

- Những người đang mang thai hoặc mới mang thai có nhiều khả năng bị bệnh COVID-19 nghiêm trọng so với những người không mang thai.

- Tiêm vắc xin có thể giúp bảo vệ chúng ta khỏi mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.

- Tiêm vắc xin được khuyến nghị cho những người đang mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, đang cố gắng mang thai hoặc có thể sẽ mang thai trong tương lai.

- Người đang mang thai có thể tiêm mũi nhắc lại vắc xin ngừa COVID-19.

- Bằng chứng về tính an toàn và hiệu quả của tiêm chủng trong suốt thai kỳ ngày càng tăng. Dữ liệu này cho thấy lợi ích của việc tiêm vắc xin COVID-19 vượt trội hơn bất kỳ mối nguy nào đã biết hoặc có thể xảy ra liên quan đến tiêm chủng trong suốt thai kỳ.

- Hiện không có bằng chứng cho thấy bất kỳ loại vắc xin nào, bao gồm cả vắc xin COVID-19, gây ra các vấn đề về khả năng thụ thai ở phụ nữ hoặc nam giới.

Bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe người lớn và trẻ em, dinh dưỡng, tiêm ngừa, chấn thương... mời gửi email đến hộp thư (để chính xác nội dung, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu). Chuyên mục Hỏi đáp cùng thầy thuốc sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp.

App đã cập nhật mũi 3, có cần giữ giấy tiêm chủng?

L.ANH ghi

Bác sĩ Phạm Quang Thái, trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, tư vấn:

Bạn có thể mang thai sau 2 tuần tiêm vắc xin mũi 3. Hiện chưa có bằng chứng nào về việc tiêm chủng vắc xin COVID-19 làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, hoặc nguy cơ ảnh hưởng đến thai kỳ ở người có hoặc không có kháng thể ngừa COVID-19.

Ngoài ra, CDC Hoa Kỳ cũng khuyến cáo:

– Những người đang mang thai hoặc mới mang thai có nhiều khả năng bị bệnh COVID-19 nghiêm trọng so với những người không mang thai.

– Tiêm vắc xin có thể giúp bảo vệ chúng ta khỏi mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.

– Tiêm vắc xin được khuyến nghị cho những người đang mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, đang cố gắng mang thai hoặc có thể sẽ mang thai trong tương lai.

– Người đang mang thai có thể tiêm mũi nhắc lại vắc xin ngừa COVID-19.

– Bằng chứng về tính an toàn và hiệu quả của tiêm chủng trong suốt thai kỳ ngày càng tăng. Dữ liệu này cho thấy lợi ích của việc tiêm vắc xin COVID-19 vượt trội hơn bất kỳ mối nguy nào đã biết hoặc có thể xảy ra liên quan đến tiêm chủng trong suốt thai kỳ.

– Hiện không có bằng chứng cho thấy bất kỳ loại vắc xin nào, bao gồm cả vắc xin COVID-19, gây ra các vấn đề về khả năng thụ thai ở phụ nữ hoặc nam giới.

Theo tuoitre

Liên quan đến băn khoăn của một số chị em về việc nếu chẳng may trong thời gian vừa tiêm vaccine phòng COVID-19 mà phát hiện có thai, PGS.TS Trần Danh Cường – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW cho rằng nếu có tình huống đó, chị em cũng không cần lo lắng, hãy yên tâm. Hiện nay, chúng ta có đầy đủ các phương tiện để sàng lọc, chẩn đoán, theo dõi trong suốt quá trình mang thai.

“Tôi cho rằng, việc tiêm vaccine không ảnh hưởng gì đến em bé trong bụng. Thực tế, có rất nhiều người tiêm xong phát hiện có thai, khi đến thăm khám, tôi đều khuyên không nên sợ vì tiêm vaccine giúp phòng bệnh cho phụ nữ, vaccine không đi qua nhau thai”- PGS.TS Trần Danh Cường nói.

Cũng theo Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW, kể cả phụ nữ mang thai khi mắc COVID-19, virus cũng không qua nhau thai vào em bé. Vì thế, phát hiện có bầu sau tiêm vaccine, chị em phụ nữ không cần quá lo lắng, nên yên tâm giữ thai và thực hiện theo dõi thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

“Đối với các chị em đang mang thai, nếu đã qua 13 tuần, tôi cũng khuyến cáo chị em nên yên tâm đi tiêm vaccine. Việc tiêm vaccine phòng COVID-19 để phụ nữ mang thai giảm nguy cơ mắc COVID-19, hoặc mắc ở thể nhẹ là hết sức cần thiết. Hơn nữa khi tiêm trong giai đoạn mang thai sẽ sinh ra kháng thể chủ động truyền qua nhau thai để bảo vệ em bé những tháng đầu đời trước những yếu tố xung quanh”- PGS.TS Trần Danh Cường nói

Theo Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW, việc tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai sẽ tạo ra “vùng xanh” để bảo vệ một quần thể quan trọng. Phụ nữ mang thai sau 13 tuần cũng như những người bình thường, tuy nhiên trước khi tiêm phải khám thai để biết tình trạng của em bé và mẹ.

Phụ nữ mang thai sau 13 tuần mắc bệnh nền vẫn có thể tiêm vaccine COVID-19 xong phải tầm soát kỹ, cần khám sàng lọc kỹ, cẩn thận, tuân thủ các hướng dẫn của Bộ Y tế về chuyên môn.

Với những phụ nữ có nguy cơ tiền sản giật, bong nhau non, các tai biến sản khoa thì nên trì hoãn tiêm, buộc phải xử trí trước khi tiêm.

“Cá nhân tôi khuyên chị em phụ nữ mang thai 13 tuần nên tiêm vaccine COVID-19 xong cần khám sàng lọc kỹ càng. Không cần lựa chọn nên tiêm vaccine nào, trừ loại vaccine mà nhà sản xuất đã chống chỉ định”- Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW khuyến cáo.

Từ khi triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai và cho con bú tại Bệnh viện Phụ sản TW, đến nay cơ sỏ y tế đã tiêm cho vài nghìn trường hợp, nhưng chưa có trường hợp nào tai biến sau tiêm. Chỉ có một số trường hợp phản ứng thông thường như đau tay, một số dị ứng.

Theo suckhoedoisong

Your browser is no longer supported. Update it to get the best YouTube experience and our latest features. Learn more

Remind me later

Em 27 tuổi, đã lập gia đình được 6 tháng, chưa mang thai và em đã hoàn thành việc tiêm mũi 3 phòng Covid-19 cách đây 4 tuần. Bác sĩ cho em hỏi: Tiêm vắc xin mũi 3 bao lâu thì được mang thai? Vắc xin phòng Covid-19 có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai không? Vì vợ chồng em dự định sinh con trong năm nay hoặc đầu năm sau nên em hơi lo ạ. Cảm ơn bác sĩ nhiều, em chúc bác sức khỏe ạ!

Hồng Lê, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Bác sĩ trả lời:

Chào bạn,

Với câu hỏi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mũi 3 bao lâu thì được mang thai? Vắc xin phòng Covid-19 có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai không? ThS – BS Huỳnh Kim Dung hiện đang công tác tại Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ, sẽ giải đáp giúp bạn như sau:

Trước hết tôi cung cấp cho bạn một số dữ liệu: Một nghiên cứu tại Mỹ trên hơn 35.000 thai phụ cho thấy tiêm vaccine phòng Covid-19 không gây ra tác dụng phụ gì đáng kể. Kết quả nghiên cứu từ chương trình vaccine ở Israel cũng chỉ ra rằng vaccine Pfizer có hiệu quả ngừa Covid-19 ở phụ nữ mang thai. Qua các nghiên cứu cho đến thời điểm hiện tại, vaccine không gây ảnh hưởng đến việc có thai cũng như không làm tăng nguy cơ biến chứng sản khoa như: sinh non, thai lưu, thai chậm tăng trưởng, dị tật thai.

Do đó, câu trả lời cho thắc mắc “tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mũi 3 bao lâu thì được mang thai?” là bất kể bạn tiêm mũi thứ mấy, kể cả sau tiêm mũi 3, bạn vẫn có thể để thụ thai ở thời điểm nào mà bạn cảm thấy sức khoẻ ổn định. Nhưng thường thì bạn nên bắt đầu ít nhất sau 2 tuần kể từ lúc tiêm, đây là khoảng thời gian để bạn theo dõi sức khỏe sau tiêm cũng như ổn định tinh thần, thể chất.

Sau đây là các khuyến cáo của CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật) Hoa Kỳ:

  • Nếu bạn đang mang thai hoặc mới mang thai mà mắc Covid-19 thì có nguy cơ trở nặng hơn những phụ nữ không mang thai.
  • Tiêm vaccine phòng Covid-19 có thể giúp bạn phòng ngừa được những biến chứng nặng
  • Vaccine Covid-19 được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú, đang để thai hoặc có thể sẽ mang thai trong tương lai
  • Phụ nữ đang có dự định để thai hoặc có thể sẽ mang thai, cũng như chồng của mình, hãy tiêm vaccine ngừa Covid-19 và tiếp tục tiêm nhắc lại khi đến thời hạn. Pfizer hoặc Moderna là lựa chọn ưu tiên, J&J/Janssen có thể xem xét trong một số trường hợp.
  • Các bằng chứng ngày càng cho thấy vaccine phòng Covid-19 có tính hiệu quả và an toàn cho thai phụ

Đến đây hẳn bạn đã rõ tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi 3 bao lâu thì được mang thai. Về nỗi băn khoăn tiêm vắc xin phòng Covid-19 có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai không? câu trả lời là hiện tại chưa có bằng chứng nào cho thấy các loại vaccine, kể cả vaccind phòng Covid-19 gây vấn đề về sinh sản ở cả nam và nữ. Do đó, vợ chồng bạn hãy yên tâm nhé!

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn, xác định những ngày dễ thụ thai nhất để tăng cơ hội thụ thai hoặc áp dụng biện pháp tránh thai.

Gia nhập cộng đồng để cập nhật kinh nghiệm chuẩn bị mang thai miễn phí từ bác sĩ và các mẹ bỉm thông thái khác. Click tham gia ngay!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ đề