Sau khi chỉ thầu bao nhiêu ngày phải ký hđ

Ngày nay rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức chỉ định thầu nhằm đẩy nhanh tiến độ của gói thầu/dự án và giảm bớt rủi ro cho chủ đầu tư. Vì khi chỉ định thầu, chỉ có một nhà thầu tham gia; việc kiến nghị trong đấu thầu, sai sót khi tổ chức lựa chọn nhà thầu…hiếm khi xảy ra. Trong phạm vi bài viết này, DTD sẽ giúp bạn làm rõ hơn về quy trình chỉ định thầu được diễn ra như thế nào.

1. Cơ sở pháp lý

- Luật Đấu thầu năm 2013

- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP

- Thông tư 23/2015/TT-BKHĐT

2. Một số quy định về quy trình chỉ định thầu theo quy trình thông thường

Theo quy định tại Luật đấu thầu, quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu theo quy trình thông thường được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu

(i) Lập hồ sơ yêu cầu:

Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu.

(ii) Thẩm định, phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu: Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu; thời gian phê duyệt hồ sơ yêu cầu tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ yêu cầu.

Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu

(i) Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được xác định; sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên gửi thư mời thầu.

(ii) Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu. Thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất tối thiểu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ yêu cầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu.

Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu

(i) Thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất tối đa là 30 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất nhưng không quá 20 ngày và phải bảo đảm tiến độ thực hiện dự án.

(ii) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt

Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu

(i) Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu và cơ sở kết quả xếp hạng nhà thầu và thương thảo hợp đồng, bên mời thầu trình chủ đầu tư kết quả lựa chọn nhà thầu, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia.

(ii) Sau khi trình kết quả lựa chọn nhà thầu, đơn vị thẩm định (chủ đầu tư giao cho cá nhân, tổ chức của doanh nghiệp mình) sẽ tiến hành thẩm định. Thời gian thẩm định tối đa là 20 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình.

(iii) Sau khi thẩm định:

- Trường hợp lựa chọn được nhà thầu trúng thầu, văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu sẽ được ban hành Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu hoặc báo cáo thẩm định trong trường hợp có yêu cầu thẩm định.

- Trường hợp hủy thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu, trong văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc văn bản quyết định hủy thầu phải nêu rõ lý do hủy thầu và trách nhiệm của các bên liên quan khi hủy thầu.

(iv) Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, bên mời thầu phải đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu; gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu tham dự thầu theo đường bưu điện, fax là 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt.

Bước 5: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.

Theo phản ánh của ông Hiếu, tại quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu chủ đầu tư ghi thời gian thực hiện là "Từ khi ký kết hợp đồng đến khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu". Do đó, trong hợp đồng tư vấn thời gian thực hiện hợp đồng cũng ghi như trên.

Theo chủ đầu tư giải thích, trong quá trình đấu thầu sẽ xảy ra một số công việc phụ thuộc vào yếu tố khách quan nên không thể xác định cụ thể thời gian thực là bao nhiêu ngày. Ngoài ra, việc ghi như nêu trên sẽ làm lợi cho ngân sách vì nhà thầu phải hoàn thành thực hiện công việc cho đến khi gói thầu có kết quả lựa chọn nhà thầu, hạn chế việc mất thời gian xin phép từ người quyết định đầu tư cho việc gia hạn thực hiện hợp đồng ảnh hưởng đến thời gian thực hiện dự án và không làm tranh chấp hợp đồng do hết thời gian thực hiện hợp đồng mà không phải lỗi nhà thầu.

Ông Hiếu hỏi, chủ đầu tư thực hiện như vậy có đúng không? Có phù hợp với hướng dẫn của Luật Đấu thầu không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 7, Điều 35 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định thời gian thực hiện hợp đồng là số ngày tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng, trừ thời gian thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).

Theo hướng dẫn tại Điều 8 Chương V Mẫu hồ sơ mời thầu dịch vụ tư vấn ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-BKHĐT ngày 14/2/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì thời gian thực hiện hợp đồng ghi trong hợp đồng phải phù hợp với quy định của hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và kết quả hoàn thiện hợp đồng giữa hai bên.

Đối với trường hợp nêu trong câu hỏi của ông Hiếu, việc xác định thời gian thực hiện hợp đồng phải tuân thủ theo quy định nêu trên.

Sau khi có kết quả trúng thầu thì phải làm sao?

Như vậy, khi có văn bán thông báo kết quả lựa chọn thầu thì bên mời thầu phải gửi thông báo chấp thuận HSDT cho bên đã trúng thầu và trao đổi hợp đồng theo quy định. Ban biên tập phản hồi đến bạn.

Thời gian chuẩn bị ế HSDT báo nhiêu ngày?

Thời gian chuẩn bị E-HSDT tối thiểu là 20 ngày kể từ ngày đầu tiên phát hành E-TBMT lên Hệ thống.

Thời hạn thẩm tra đầu tư tối đa báo nhiêu ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ?

1. Thời gian thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư tối đa là 20 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình duyệt; thời gian phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định.

Chỉ định thầu rút gọn tối đa báo nhiêu ngày?

3. Quy định thời gian chỉ định thầu rút gọn. Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 22 Luật Đấu thầu 2013 quy định về chỉ định thầu thì thời gian thực hiện chỉ định thầu rút gọn kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu của tổ chức đến ngày ký kết hợp đồng không được quá 45 ngày.