Sau hút thai bao lâu thì HCG âm tính

Hút thai xong thử que vẫn lên 2 vạch là có thai không? Là những thắc mắc của hầu hết chị em khi đã “trót” mang thai ngoài ý muốn. Bởi hút thai xong thử que vẫn 2 vạch khiến cho chị em lo lắng, bối rối không biết làm thế nào. Vậy hút thai xong thử que vẫn lên 2 vạch là có thai không? các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành đã giải đáp chi tiết nhất trong nội dung bài viết sau đây:

“Chào bác sĩ, tôi mới phá thai được gần 2 tuần, hiện tại sức khỏe đã ổn định và đã hết ra máu. Nhưng tôi đã rất lo lắng vì có thử que nhưng vẫn 2 vạch, tôi không hiểu lý do vì sao lại vậy, hay có phải tôi bị sót thai không bác sĩ? Rất mong bác sĩ tư vấn cụ thể vấn đề này giúp tôi”.

(Anh Thư – 26 tuổi - Hà Nội)

Trên thực tế, que thử thai với mục đích thử nồng độ HCG trong nước tiểu để chuẩn đoán có thai hay không. Đối với những bạn gái mới phá thai, nếu như sử dụng que thử thai có kết quả 2 vạch khiến chị em khá lo lắng, liệu mình phá thai có an toàn không, có bị sót thai hay không… thì vô vàn những câu hỏi tò mò trong đầu xuất hiện được đặt ra.

Vậy hút thai xong thử que vẫn lên 2 vạch là có thai không? bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Nga hiện nay đang công tác tại phòng khám đa khoa khoa Thái Hà cho biết, sau khi phá thai thì sẽ tùy vào thai to hay thai nhỏ mà nồng độ HCG trong máu và trong nước tiểu dài hay ngắn. Thông thường, sau khi hút thai thì nồng độ HCG trong nước tiểu có thể vẫn tồn tại khoảng 1 tháng dẫn tới thử thai vẫn 2 vạch. Chính vì thế, trong trường hợp bạn anh Thư phá thai được 2 gần 2 tuần thì nồng độ HCG trong nước tiểu còn khá cao, thời điểm này chị em thử que xuất hiện 2 vạch là bình thường.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp phá thai rồi nhưng vẫn 2 vạch là do phá thai không thành công, thai vẫn còn sót lại ở tử cung hoặc có thể do nữ giới có quan hệ tình dục sớm khi vừa mới phá thai xong nên lại tiếp tục mang thai. Vậy nên nếu đang ở tình trạng phá thai rồi thử que vẫn 2 vạch thì chị em nên tới cơ sở y tế để được kiểm tra cẩn thận.

Những điều cần lưu ý sau hút thai

Thông thường, sau khi hút thai 15 ngày thì chị em sẽ tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để đánh giá về hiệu quả và an toàn sau khi phá thai. Nếu như sau phá thai mà chị em có biểu hiện ra máu kéo dài trên 10 ngày mà không có biểu hiện thuyên giảm, kèm theo đó là đau bụng dữ dội, choáng hoặc ngất… thì chị em cần nhanh chóng quay lại địa chỉ phá thai lần trước để được thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân. Bởi những dấu hiệu này rất nguy hiểm, điển hình của tình trạng này là sót thai, sót nhau, thủng tử cung, băng huyết… ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản sau này, thậm chí là tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Sau khi hút thai 1 tháng thì chị em thử thai vẫn xuất hiện 2 vạch cần đi khám phụ khoa ngay, bởi lẽ tình trạng này xuất hiện có thể là do ứ dịch buồng tử cung gây nên, túi thai chưa được tống hết ra bên ngoài. Chị em lưu ý có những dấu hiệu bất thường sau hút thai thì không nên chủ quan mà cần thăm khám ngay tại cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời.

Khuyến cáo: Để tránh những tình trạng rủi ro sau khi phá thai thì chị em tuyệt đối không được tự ý phá thai ở nhà, phá thai tại địa chỉ “chui” không được Bộ y tế cấp giấy phép để tránh những hệ lụy trong và sau khi phá thai.

Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ phòng khám đa khoa 11 Thái Hà về hút thai xong thử que vẫn lên 2 vạch là có thai không. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc hãy nhấp chuột vào bảng chat bên dưới để được gặp trực tiếp chuyên gia của chúng tôi, các bác sĩ sẽ luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn

Bài viết được viết trên trang web: //phongkhamphukhoathaiha.webflow.io/

HCG là một hormone đặc biệt quan trọng tiết ra ở phụ nữ mang thai, phản ánh gián tiếp tình trạng sức khỏe của thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Nồng độ beta HCG được định lượng trong máu hoặc nước tiểu là căn cứ xác định người phụ nữ có mang thai hay không?

1. Xét nghiệm hCG là gì?
HCG là tên viết tắt của loại hormone Chorionic gonadotropin trong cơ thể con người và được sản xuất ra trong thai kỳ. Loại hormone này được tạo ra trong nhau thai sau khi trứng được thụ tinh và bám vào thành tử cung. Chính vì thế con số chỉ nồng độ HCG cho biết rằng cơ thể phụ nữ đang mang thai.

2. Khi nào thì xuất hiện hormone HCG?Ngay sau khi trứng được thụ tinh và bắt đầu làm tổ ở niêm mạc tử cung, nồng độ beta hCG bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trong máu. Sau khoảng 7 – 11 ngày từ khi thụ thai thì nồng độ HCG có thể được phát hiện bằng que thử thai, sau khoảng 11 ngày thì có thể xét nghiệm máu để phát hiện và sau 12 – 14 ngày thì xét nghiệm bằng nước tiểu.Khi thai mới hình thành, lượng HCG còn khá thấp, tuy nhiên chúng sẽ tăng nhanh sau một thời gian ngắn. Thông thường, nồng độ HCG trong máu sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 72 giờ. Nồng độ này sẽ đạt đỉnh điểm trong khoảng 8 đến 11 tuần đầu của thai kỳ, sau đó nó sẽ giảm dần và chững lại ở phần sau của thai kỳ.Xin lưu ý rằng, không phải chỉ ở phụ nữ mới xuất hiện hormone beta hCG. Một số bác sĩ chỉ định xét nghiệm beta hCG ngay cả ở nam giới để xác định những khối u tế bào mầm như ung thư tinh hoàn. Ngoài ra, khi tầm soát các dị tật bẩm sinh của thai nhi trong quá trình mang thai, xét nghiệm beta hCG trong máu người mẹ cũng là một xét nghiệm vô cùng quan trọng.

3. Một số điều cần biết về nồng độ HCG


Xét nghiệm beta hCG được thực hiện trên máu hoặc nước tiểu. Đây là xét nghiệm dễ thực hiện, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây sai lệch kết quả nên kỹ thuật xét nghiệm thực hiện nhanh chóng, cho kết quả chính xác.

Nồng độ HCG ở các thai phụ cũng rất khác nhau, không nên so sánh chỉ số này với một ai khác đang mang thai bởi vì không ai có nồng độ HCG giống ai. Sau mỗi ngày mỗi giờ nồng độ này đã thay đổi và rất khác nhau.
Đối với người phụ nữ bình thường và không mang thai thì nồng độ hCG dưới 5 mIU/mL được coi là âm tính. Đối với phụ nữ mang thai thì nồng độ này đạt trên 25 mIU/mL. Nếu nồng độ HCG ở trong khoảng 6 – 24 mIU/mL thì cần được kiểm tra và theo dõi nồng độ HCG có tăng lên hay không và xác định có thai hoặc không. Nồng độ HCG cũng thay đổi theo tuổi thai và bạn có thể tham khảo các mức HCG dưới đây:

  • 3 tuần: 5 – 50 mIU/mL
  • 4 tuần: 5 – 426 mIU/mL
  • 5 tuần: 18 – 7.340 mIU/mL
  • 6 tuần: 1.080 – 56.500 mIU/mL
  • 7 – 8 tuần: 7.650 – 229.000 mIU/mL
  • 9 – 12 tuần: 25.700 – 288.000 mIU/mL
  • 13 – 16 tuần: 13.300 – 254.000 mIU/mL
  • 17 – 24 tuần: 4.060 – 165.400 mIU/mL
  • 25 – 40 tuần: 3.640 – 117.000 mIU/mL

Trong 3 tháng đầu tiên, nồng độ HCG vẫn tăng thì đó là một dấu hiệu bình thường. Nếu nồng độ HCG thấp, cần phải theo dõi và kiểm tra xem nó có tăng trở lại trong 48 – 72 giờ trong vòng 3 tháng đầu hay không. Nồng độ HCG thấp có thể bị sảy thai hoặc rụng trứng cũng có thể là thai ngoài tử cung. Nồng độ HCG cao có thể mang thai hoặc mang thai nhiều lần. 

Sau khi sinh nở hoặc sẩy thai thì nồng độ HCG sẽ trở lại bình thường sau khoảng 4 – 6 tuần, tức là trở lại mức ≤ 5 mIU/mL.

Xét nghiệm beta hCG chỉ giúp xác định có thai và theo dõi sự phát triển của thai nhi chứ không phản ánh được giới tính hay trí tuệ của thai nhi.Chính vì vậy, bà mẹ không nên quá lo lắng về nồng độ beta HCG, không nên theo dõi xét nghiệm liên tục, trong khi sức khỏe của bé còn có thể được đánh giá qua những chỉ số khác, những phương tiện khác. Theo đó, mẹ bầu nên chăm sóc bản thân, khám thai định kỳ, kết hợp ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý, chuẩn bị sẵn sàng để chào đón con ra đời.

Ngại siêu âm thử máu, H. vào thẳng phòng làm thủ thuật, trình que thử thai 2 vạch cho y tá. Thú nhận sau đó của H. khiến y tá xanh mặt: chị vừa "lên bàn" 5 tuần trước và "dao kéo" lần này không thấy ra thai.


Năm tuần trước, chị H. (27 tuổi) đã đến 1 phòng khám sản tư trên đường Đ.L.T (Hà Nội) để hút thai. Chờ mãi mà không thấy kinh nguyệt, chị mua que thử Quickstic về dùng và kết quả "2 vạch" khiến chị chắc mẩm mình lại có thai.

Đến một cơ sở "dành cho phụ nữ" khác cũng trên phố này, chị H. không làm thủ tục mà vào thẳng phòng thủ thuật để đưa chi phí trọn gói. Thấy chị H. trình cái que thử có sẵn hai vạch hồng và cho biết bị trễ kinh 5 tuần, y tá yên tâm "giải quyết", bỏ qua các xét nghiệm cần thiết.

Tuy nhiên, ngay trong lúc làm thủ thuật y tá đã thắc mắc: "Sao thai 7 tuần tuổi mà... ít vậy?".

Chỉ đến khi kê đơn, hẹn tái khám sau 2 tuần, chị H. mới kể rằng lần phá thai trước (cách đó 5 tuần) chị không khám lại theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Lúc ấy, y tá mới giật mình: Chị H vừa được phá thai dù... không có thai.

Câu chuyện này được một y tá sản phụ khoa kể lại như một tai nạn nghề nghiệp mà chị đã trải qua. Chị lo rằng, nhiều phụ nữ có thể lâm cảnh phá thai dù không có thai, do thiếu kiến thức sản - phụ khoa, lại gặp phải thầy thuốc bỏ qua các xét nghiệm và tư vấn cần thiết trước khi thực hiện thủ thuật như chị.

Phá thai xong vẫn... hai vạch

Theo BS. Nguyễn Duy Ánh - Phó Giám đốc bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nhiều phụ nữ lầm tưởng mình "dính bầu" sau khi bỏ thai do que thử cho kết quả "hai vạch".

Thường sau khi nạo hoặc sảy thai, các xét nghiệm thử thai vẫn cho kết quả dương tính do nội tiết tố hCG (human chorionic gonadotropin, có trong máu và nước tiểu thai nhi) vẫn còn trong máu và nước tiểu của người mẹ. Khi thai đã ra khỏi cơ thể người mẹ, hCG chưa đào thải ngay mà giảm từ từ, khoảng 4-6 tuần mới trở về như ở người không có thai.

Một số chị em sau phá thai 6 tuần cũng vẫn thấy "2 vạch" khi dùng que thử, dù kết quả siêu âm là không có thai. Đây là các trường hợp bị rối loạn nội tiết tố cơ thể dẫn đến việc "lên vạch" ở chị em không có thai.

Tuy nhiên, BS. Nguyễn Duy Ánh cảnh báo: "hai vạch" có thể thông báo tình trạng có thai thật, bởi nguy cơ có thai lại rất cao, nhất là vào thời kỳ rụng trứng: khoảng 10 - 12 ngày sau khi phá thai.

Nạo thai thiếu siêu âm: Nguy hại khó lường

Theo các thầy thuốc sản phụ khoa, việc đưa các dụng cụ bằng kim loại vào nhằm nong rộng cổ tử cung, dò hướng khoang tử cung, nạo khoang tử cung... có thể làm xước tử cung, thậm chí tạo thành lỗ rách ở tử cung. Nhất là trường hợp trong tử cung không có thai, các dụng cụ này càng phải "dò tìm" ráo riết hơn; nguy cơ chảy máu, thủng tử cung càng cao.

BS. Lê Thị Kim Dung - Trung tâm y tế lao động (Thái Hà, Hà Nội) khuyến cáo: Để tránh tai nạn nêu trên, chị em nên chắc chắn mình đã “dính bầu” không chỉ với que thử thai, mà bằng các kỹ thuật chẩn đoán hiện đại là xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng (hoặc qua ngả âm đạo).

Khi quyết định phá bỏ thai, cần lựa chọn cơ sở uy tín, nơi nhân viên y tế phân tích ảnh hưởng của việc nạo hút thai đến tâm, sinh lý cũng như khả năng sinh sản sau này, giúp chị em lựa chọn phương pháp phù hợp, cách tự chăm sóc, vệ sinh và tránh thai sau đó.

Chị em cũng cần tuân thủ việc uống thuốc sau nạo thai (thường là kháng sinh và thuốc nội tiết) để chống viêm nhiễm, dính vòi trứng, niêm mạc tử cung (gây vô sinh). Đảm bảo khám và siêu âm lại sau 2 tuần để xác định chắc chắn không sót nhau trong buồng tử cung.

Phụ nữ sau khi nạo phá thai nên kiêng cữ chuyện chăn gối ít nhất đến chu kỳ kinh nguyệt sau (khoảng 1 tháng). Tuy nhiên, để tránh tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục, tốt nhất khoảng 1,5 tháng mới "gặp chồng" trở lại.

Theo Phụ nữ today

Video liên quan

Chủ đề