Rối loạn tiết tố nữ là gì năm 2024

Nội tiết tố có chức năng vô cùng quan trọng đối với nữ giới. Rối loạn nội tiết tố nữ sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống và sức khỏe của phụ nữ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Dấu hiệu nhận biết và biện pháp phòng ngừa rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

  • 16/02/2022 | Các xét nghiệm rối loạn nội tiết phổ biến ở nam và nữ
  • 16/02/2022 | Các loại rối loạn nội tiết thường gặp nhất hiện nay
  • 11/05/2022 | Nguyên nhân, triệu chứng và cách cải thiện rối loạn nội tiết tố nam

1. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nội tiết tố nữ

Các tuyến nội tiết là nơi sản xuất ra hormone estrogen có tác dụng kiểm soát chức năng sinh sản và quá trình trao đổi chất trong cơ thể nữ giới. Tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ xảy ra khi mức độ nội tiết tố tăng cao hoặc giảm thấp dưới mức bình thường, gây ảnh hưởng tới rất nhiều hoạt động của cơ thể.

Rối loạn tiết tố nữ là gì năm 2024

Phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố thường xuyên cảm thấy mệt mỏi

Rối loạn nội tiết tố nữ có thể là do những nguyên nhân sau:

  • Phụ nữ trải qua các cột mốc đặc biệt trong đời như tuổi dậy thì, trước và trong khi mang bầu, sau khi sinh con và giai đoạn tiền mãn kinh;
  • Lối sống không lành mạnh: thức khuya, ăn uống không khoa học,...;
  • Tâm sinh lý thay đổi, hay bị stress, căng thẳng quá độ;
  • Thừa cân, béo phì;
  • Gặp vấn đề về tuyến nội tiết, cường giáp hoặc suy giáp;
  • Ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài: nhiễm phải độc tố, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất hóa học ô nhiễm,...;
  • Tác dụng phụ của các thuốc: steroid, thuốc tránh thai, các thuốc thay thế nội tiết tố,...;
  • Mắc các bệnh lý như: dị ứng, tiểu đường, khối u tuyến yên, viêm tụy, khối u lành tính hoặc ác tính ảnh hưởng đến sự hoạt động của các tuyến nội tiết,...

2. Các biểu hiện ở nữ giới khi bị rối loạn nội tiết tố nữ

Các triệu chứng sau đây chính là dấu hiệu cảnh báo một người đang bị rối loạn nội tiết tố nữ:

  • Giảm chất lượng giấc ngủ: giấc ngủ giúp cơ thể có thời gian để nghỉ ngơi và các cơ quan được phục hồi năng lượng. Nếu bạn không ngủ được sâu và ngon giấc thì rất có thể là bạn đang gặp vấn đề về nội tiết tố, ví dụ như thiếu hụt hormone progesterone hay estrogen sẽ khiến bạn hay bị đổ mồ hôi thậm chí là lên cơn bốc hỏa vào ban đêm gây ảnh hưởng tới giấc ngủ;
  • Giảm ham muốn tình dục: nữ giới cũng có hormone testosterone. Nếu hormone này ở mức thấp hơn bình thường cũng có thể khiến phái nữ giảm ham muốn tình dục, chị em cảm thấy thờ ơ, lãnh đạm với chuyện chăn gối hơn bình thường;
  • Thường xuyên bị mệt mỏi: đây là triệu chứng thường gặp nhất ở những trường hợp bị rối loạn nội tiết tố nữ. Mệt mỏi là hệ quả của việc dư thừa progesterone hay tuyến giáp sản xuất ít hormone khiến người bệnh cảm thấy buồn ngủ, uể oải, thiếu năng lượng;

Rối loạn tiết tố nữ là gì năm 2024

Giảm ham muốn tình dục là tình trạng chung của phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố nữ

  • Mụn trứng cá: phụ nữ hay bị mọc mụn trứng cá khi kinh nguyệt ghé thăm. Tuy nhiên nếu không phải do dậy thì hoặc kinh nguyệt mà bạn vẫn bị mọc rất nhiều mụn trứng cá thì có thể là do bị rối loạn nội tiết tố nữ. Nếu nội tiết tố androgen bị dư thừa sẽ dẫn tới sự hoạt động quá mức của các tuyến dầu và sự bất thường của tế bào da. Chính điều này sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông khiến mụn nổi lên “rầm rộ";
  • Đau đầu: thường xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt khi mà lượng hormone estrogen suy giảm mạnh;
  • Tăng cân: nếu hormone estrogen bị sụt giảm sẽ khiến nồng độ leptin bị thay đổi. Leptin là một loại hormone ảnh hưởng đến khả năng dung nạp thức ăn vào cơ thể;
  • Âm đạo khô: tình trạng này là điều bình thường nhưng nếu diễn ra thường xuyên và kéo dài chính là biểu hiện của việc sụt giảm estrogen khiến các mô âm đạo trở nên khô và khó chịu;
  • Tâm trạng thay đổi thất thường: các hormone gia tăng hay sụt giảm đều có thể ảnh hưởng tới cảm xúc và tâm trạng của cơ thể. Chị em phụ nữ khi bị rối loạn nội tiết tố thường bị stress, lo lắng và ủ rũ;
  • “Sương mù” não: Khi progesterone và estrogen thay đổi sẽ dẫn tới hiện tượng giảm trí nhớ và tiềm thức hay mơ hồ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng estrogen có thể gây nên những tác động nhất định đến chất dẫn truyền thần kinh ở não;
  • Gặp vấn đề về hệ tiêu hóa: khi progesterone và estrogen thay đổi cũng ảnh hưởng tới các tế bào lót trong thành ruột, từ đó tác động tới quá trình tiêu hóa thức ăn.

3. Rối loạn nội tiết tố nữ điều trị ra sao?

Để phòng tránh và điều trị tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ, chị em phụ nữ cần thực hiện những phương pháp sau:

  • Dùng thuốc: trước khi chỉ định dùng thuốc, phụ nữ cần đi khám để tìm ra nguyên nhân dẫn đến rối loạn nội tiết tố nữ, sau đó bác sĩ sẽ kê những thuốc giúp cải thiện tình trạng này, ví dụ như: thuốc bổ sung hoặc thay thế hormone, thuốc giúp cân bằng và kiểm soát nội tiết tố,... Mỗi trường hợp sẽ dùng đơn thuốc phù hợp theo thể trạng;

Rối loạn tiết tố nữ là gì năm 2024

Thuốc sẽ giúp cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết tố ở nữ giới

  • Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng: tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, thực phẩm chứa nhiều omega-3 và vitamin. Bạn cũng có thể thăm khám và tham khảo ý kiến từ chuyên gia y tế về việc bổ sung đậu nành hoặc tinh chất từ mầm đậu nành, bởi vì đây là loại thực phẩm rất giàu genistein khá hữu ích đối với việc cân bằng và tăng cường nội tiết tố nữ;
  • Không nên lạm dụng nhiều mỹ phẩm trang điểm có thành phần gây hại: khi lựa chọn một sản phẩm chăm sóc da hay trang điểm nào đó, chị em phụ nữ cần phải tìm hiểu thật kỹ bảng thành phần cũng như nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn;
  • Giữ gìn vệ sinh nơi ở, môi trường sống: môi trường sinh sống và làm việc có tác động không nhỏ đối với tâm trạng và nội tiết tố trong cơ thể. Do đó nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên để bảo vệ sức khỏe trước các tác nhân gây bệnh. Đồng thời khi ra đường hoặc tới những nơi có nhiều chất độc hại, bụi bặm bạn cũng nên đeo khẩu trang;
  • Luôn suy nghĩ vui vẻ, lạc quan: có một thái độ sống tích cực không những tốt cho sức khỏe mà còn giảm thiểu nguy cơ rối loạn nội tiết tố. Vì thế, sau những giờ phút học tập và làm việc căng thẳng, phụ nữ nên dành ra tối thiểu 30 phút mỗi ngày để nghỉ ngơi, thư giãn, tập thể dục, tham gia các hoạt động thể dục thể thao bổ ích hoặc làm những việc mình thích như đọc sách, nghe nhạc, thiền định, yoga,...

Rối loạn tiết tố nữ là gì năm 2024

Những bài tập vận động rất có lợi đối với phụ nữ trong thời kỳ bị rối loạn nội tiết tố

Như vậy, không khó để nhận ra các dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố nữ. Nếu cảm nhận được những thay đổi bất thường của bản thân, phụ nữ nên sớm đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn về các dịch vụ thăm khám tại viện. Tổng đài viên sẽ giúp bạn đặt lịch khám cùng chuyên gia vô cùng nhanh chóng và tiện lợi.

Làm sao biết thiếu nội tiết khi mang thai?

Dấu hiệu nhận biết thiếu nội tiết tố khi mang thai Khi thiếu hụt estrogen: Da bị khô, sạm màu, mất đi sự đàn hồi, xuất hiện tàn nhang, đồi mồi, nổi mụn trứng cá; tóc khô xơ, dễ gãy rụng; âm đạo bị khô, giảm ham muốn tình dục.

Rối loạn nội tiết tố nữ nên uống gì?

Khi bị rối loạn nội tiết tố nữ estrogen, chị em nên bổ sung những loại nước uống sau đây để cải thiện tình trạng này nhé!.

2.1. Uống sữa đậu nành. ... .

2.2. Uống nước ép đào. ... .

2.3. Uống sinh tố bơ ... .

2.4. Uống nước ép lựu. ... .

2.5. Uống nước ép táo. ... .

2.6. Uống nước ép cà rốt. ... .

2.7. Uống nước ép từ các loại quả chín mọng..

Thiếu hụt nội tiết tố nữ biểu hiện như thế nào?

Dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ xảy ra do giảm nồng độ estrogen trong cơ thể gây ra các triệu chứng khác nhau như: Giảm lượng mỡ dưới da, da trở nên khô, xuất hiện các nếp nhăn, chảy xệ. Giảm khả năng tiết dịch nhờn ở âm đạo khiến âm đạo khô, dễ viêm nhiễm, có cảm giác đau, khô rát khi quan hệ, khó đạt khoái cảm…

Suy giảm nội tiết tố nữ nên ăn gì?

9 thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ.

Đậu nành, đậu phụ Đậu nành mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giàu phytoestrogen được gọi là isoflavone. ... .

Trái cây sấy khô Trái cây sấy khô giàu dưỡng chất, thơm ngon và có thể dễ dàng thưởng thức như một món ăn nhẹ. ... .

Quả đào. ... .

Quả mọng. ... .

Các loại hạt. ... .

Rau cải. ... .

Rượu vang đỏ ... .

Hạt vừng..