Răng hàm có bao nhiêu cái?

“Cái răng cái tóc là góc con người” – ngoài chức năng nhai thức ăn, răng còn ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, giúp bạn tự tin hơn. Khái niệm về răng hầu như ai cũng biết nhưng để hiểu rõ hơn về cấu tạo của răng chắc hẳn không phải ai cũng tường tận. Vậy hàm răng người là gì? Cấu tạo, phân loại và chức năng ra sao?

Hàm răng người là gì? Cấu tạo, phân loại và chức năng

Răng là gì?

Răng (teeth) là một phần quan trọng của hệ tiêu hóa giúp nghiền nát thức ăn trước khi nuốt. Hầu hết người trưởng thành có đủ 32 chiếc răng. Trẻ em từ 4 tháng tuổi – 6 tuổi có 20 chiếc răng sữa, sau đó răng sữa rụng đi và nhường chỗ cho răng vĩnh viễn.

Cấu tạo của răng

Mỗi chiếc răng đều có 5 mặt và men răng, ngà răng và tủy răng. Cụ thể:

1. Men răng

Lớp bảo vệ bên ngoài của mỗi chiếc răng, chất cứng nhất trong cơ thể con người, tia X không thể xuyên qua được. Men răng giúp bảo vệ răng của bạn tránh vi khuẩn tấn công gây sâu răng, xâm nhập vào ngà răng.

Ngoài ra, men răng có tính giòn, dễ nứt và mẻ khi xảy ra va chạm mạnh.

2. Ngà răng

Nằm dưới lớp men răng và ngoài tủy răng có tính mềm, xốp không cứng như men răng. Ngà răng chứa đầu nút các dây thần kinh nên khá nhạy cảm nếu bị các tác nhân bên ngoài tác động.

Khi men răng mất, phần ngà răng lộ ra và tiếp xúc trực tiếp thức ăn, vi khuẩn,… khi đó nguy cơ sâu răng của bạn sẽ tăng lên.

Cấu tạo của răngNếu mất men răng, phần ngà răng đối diện nguy cơ bị sâu răng

3. Tủy răng

Phần nhạy cảm nhất của răng, chứa các dây thần kinh, mạch máu và các mô liên kết, được men răng và ngà răng bảo vệ. Tủy răng được xem là trái tim của răng. Nếu bạn chăm sóc răng miệng không tốt dẫn đến chết tủy răng. Lúc này, răng chết tủy sẽ mất đi chức năng nhai và tính thẩm mỹ của răng.

Cấu trúc răng người

1. Thân răng

Phần nhô ra khỏi lợi và bộ phận này có thành phần cấu tạo như sau:

  • Men răng: được hình thành bởi những hợp chất muối vô cơ, axit amin histidine, muối cacbonat, clorua, florua, sunfat natri, kali, lysine arginine, MgCO3. Bình thường men răng có màu trong, hơi mờ và theo thời gian dưới sự tác động của thức ăn, sử dụng các chất kích thích sẽ khiến răng chuyển sang màu xám, vàng, nâu, đen,…
  • Ngà răng: cấu tạo từ chất keo collagen, cacbonat canxi, fluor, magie, photphat 3, canxi apatit, 32H2O…. Lớp ngà tự nhiên có màu vàng nhạt, xốp và thấm, độ đàn hồi cao, không giòn nhưng dễ vỡ nếu men răng bị tác động một lực từ bên ngoài.
  • Buồng tủy: chứa nhiều dây thần kinh cảm giác và mạch máu nuôi dưỡng răng. Vì vậy, buồng tủy được men răng và ngà răng bảo vệ, bao bọc.

2. Cổ răng

Được bảo vệ bởi lớp nướu mềm ở bên ngoài, có cấu tạo như sau:

  • Men răng: tỉ lệ lớp men ở phần này bắt đầu giảm do không đóng vai trò nghiền nát thức ăn trực tiếp như men răng ở thân răng.
  • Ngà răng: bảo vệ tủy răng.
  • Buồng tủy: phân nhánh thành các ống tủy. Số lượng ống tủy của mỗi chiếc răng không giống nhau, dao động từ 1-3 ống tủy.

3. Chân răng

Phần ẩn sâu bên trong được nướu bao bọc, chỉ có thể quan sát được phần chân răng sau khi nhổ răng. Số lượng chân răng không giống nhau, dao động từ 1 – 3 (tùy thuộc vào loại răng). Chân răng có cấu tạo như sau:

  • Cement chân răng bao bọc bên ngoài, bảo vệ ngà răng và ống tủy.
  • Ngà răng bảo vệ ống tủy.
  • Ống tủy chứa các dây thần kinh, mạch máu, nuôi dưỡng răng.

Con người có bao nhiêu cái răng?

Hầu hết người trưởng thành có 32 chiếc răng. Tuy nhiên, một số người sinh ra có một số răng thừa hoặc thiếu răng thì số lượng răng sẽ thay đổi. Với trẻ em sẽ có 20 chiếc răng sữa và sau đó rụng đi, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. (1)

Phân loại răng, vị trí, cách đếm và đọc tên

Ở người có nhiều chiếc răng khác nhau và mỗi chiếc đảm nhiệm những vai trò riêng. Răng vĩnh viễn có 4 loại, cụ thể như sau:

1. Răng cửa (răng số 1, 2)

Chiếc răng được xem là hàng tiền đạo, dễ thấy nhất trong miệng. Răng cửa có 8 chiếc bao gồm: 4 răng cửa trên, 4 răng cửa dưới.

  • 2 chiếc răng cửa giữa (răng số 1) nằm giữa cung hàm đảm nhiệm vai trò cắn xé thức ăn chính.
  • 2 chiếc răng cửa bên (răng số 2) có vai trò hỗ trợ răng số 1 để cắn xé thức ăn.

2. Răng nanh (răng số 3)

Hầu hết mỗi người đều có 4 chiếc răng nanh được chia đều cho 2 bên của hàm trên và hàm dưới. Răng nanh giúp xé, nhai thực phẩm như thịt, rau củ….

3. Răng hàm nhỏ (răng số 4, 5)

Ngoài những tên gọi trên, răng hàm nhỏ còn được gọi bằng răng cối nhỏ, răng tiền hàm. Mỗi người đều có 8 chiếc, chia đều cho 2 bên và 2 hàm. Răng hàm nhỏ đảm nhiệm chức năng hỗ trợ ăn nhai và cắn xé thức ăn thành những miếng nhỏ hơn.

4. Răng hàm lớn

Có tổng cộng 12 chiếc răng, chia đều cho các cung hàm, đảm nhiệm khoảng 90% hoạt động ăn nhai của con người, cụ thể:

  • Răng số 6: Có kích thích lớn, đảm nhận chức năng ăn nhai chính.
  • Răng số 7: Hỗ trợ răng số 6 nghiền nhỏ thức ăn.
  • Răng số 8 (răng khôn): mọc sau cùng và nằm trong cùng.

Quá trình hình thành và phát triển của răng

Con người cũng như các loài động vật có vú khác đều có 2 loại răng: răng sữa và răng vĩnh viễn. Trước khi trẻ sinh ra, răng đã bắt đầu phát triển trong xương hàm. Khi trẻ tầm 6 tháng tuổi, răng bắt đầu nhú ra khỏi nướu nên đây cũng là giai đoạn các bà mẹ tập cho trẻ ăn dặm. Khi 21 tuổi, răng gần như hoàn tất quá trình phát triển. Cụ thể như sau:

  • Sơ sinh: Răng phát triển trong xương hàm, chưa nhú ra khỏi nướu nên việc quan sát sẽ khó nhận thấy.
  • 6 tháng tuổi: 2 răng cửa giữa hàm dưới đầu tiên bắt đầu nhú ra khỏi nướu và lộ ra bên ngoài.
  • 9 tháng tuổi: 4 răng cửa dưới và 4 răng cửa trên mọc ra.
  • 12 – 20 tháng tuổi: Răng cối và răng nanh ở 2 hàm bắt đầu xuất hiện.
  • 20 – 24 tháng tuổi: Những răng sữa cuối cùng mọc ra. Thông thường, em bé tầm 2,5 tuổi đã phát triển đầy đủ răng sữa.
  • 6 tuổi: Răng sữa cửa hàm dưới bắt đầu rụng, nhường chỗ cho răng cửa vĩnh viễn.
  • 7 tuổi: Răng cửa sữa ở 2 hàm bắt đầu lung lay và rụng, nhường chỗ cho các răng vĩnh viễn mọc ngay vị trí tương ứng.
  • 8 – 14 tuổi: Răng cối sữa, răng nanh sữa ở 2 hàm rụng nhường chỗ cho răng cối vĩnh viễn. Đây là độ tuổi hoàn tất quá trình thay răng ở người. Vì vậy, ở độ tuổi này phụ huynh nên dạy trẻ cách bảo vệ răng miệng kỹ hơn vì nếu chẳng may răng sâu, chết tủy phải nhổ đi, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai.
  • 14 – 21 tuổi: Nếu hàm còn chỗ trống, răng số 8 sẽ mọc lên và thấy được trên miệng. Ngược lại, nếu hàm không đủ khoảng trống, răng khôn sẽ mọc lệch hoặc mọc ngầm, gây đau nhức, chèn ép và sâu răng số 7, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Các chức năng của hàm răng người

1. Chức năng ăn nhai

Bộ phận đầu tiên tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn chính là răng. Răng đóng vai trò nghiền nhỏ thức ăn trước khi đưa vào bao tử, ruột non… để hấp thụ thức ăn. Cụ thể như sau:

  • Răng cửa: Cắn thức ăn
  • Răng nanh: Xé thức ăn
  • Răng hàm nhỏ và răng hàm lớn: Nghiền nát thức ăn.

2. Chức năng thẩm mỹ

Hàm răng đẹp là một trong những điểm nhấn tôn lên vẻ đẹp của một người, răng đều, mọc đầy đủ… sẽ giúp khuôn mặt hài hòa, cân xứng. Từ đó, bạn cũng tự tin trong giao tiếp và trò chuyện với người khác.

Sở hữu một hàm răng đẹp không chỉ giúp bạn tự tin mà còn giúp nụ cười trở nên duyên hơn..

Nếu răng lệch, chen chúc, hô,… có thể can thiệp bằng những phương pháp niềng răng hoặc phẫu thuật để thay đổi cấu trúc hàm. Tuy nhiên, việc này nên thận trọng và tìm cơ sở uy tín để không bị cảnh “tiền mất tật mang”.

Các chức năng của hàm răng ngườiHàm răng đẹp giúp khuôn mặt hài hòa, cân xứng tôn lên vẻ đẹp của một người

3. Chức năng phát âm

Răng phối hợp cùng lưỡi tham gia vào quá trình phát âm của một người. Nếu răng đều và đầy đủ giúp cho quá trình phát âm được tròn vành rõ chữ. Tuy nhiên, với những trường hợp răng sữa mất sớm thì lúc răng vĩnh viễn mọc lên lại gây tình trạng chen chúc xô lệch, ảnh hưởng gián tiếp đến việc phát âm.

Người lớn mất răng cửa không thể phát âm chuẩn được các âm “s”, “th”, “ch”, “v”,… nên quá trình học ngoại ngữ cũng trở nên khó khăn.

Ngoài ra, những trường hợp răng mọc lệch, chen chúc hay thưa, khi ấy luồng hơi từ trong miệng đẩy ra ngoài không đều, khiến phát âm không chuẩn, gây ảnh hưởng đến việc truyền đạt thông tin đến người khác.

Các yếu tố để có hàm răng chuẩn, đẹp

Trong lĩnh vực nha khoa, để đánh giá một hàm răng đẹp không chỉ đơn thuần răng trắng sáng mà còn đòi hỏi đáp ứng các tiêu chí sau đây:

  • Cung răng đẹp: Đường cung răng đi qua đỉnh của 4 chiếc răng cửa (gồm răng tiền hàm số 1 và răng nanh) phải trông mềm mại không bị gãy khúc.
  • Hình dáng răng với kích thước chuẩn tỷ lệ với chiều rộng, chiều cao, độ cong của răng, độ cong đường tiếp xúc với nướu. Ngoài ra, tùy theo chủng tộc sẽ có sự khác nhau về kích thước của răng nên người ta thường lấy mốc từ 0,7 – 0,85 (chiều cao/chiều rộng) làm tiêu chuẩn đánh giá chung.
  • Màu sắc tự nhiên: Răng trắng ngà nhưng không xỉn màu, vì bề mặt răng có lớp men răng màu vàng nhạt được cấu tạo từ canxi. Màu ngà này khác với răng xỉn vàng do thức ăn bám vào, do đó nếu bị xỉn vàng thì nhanh chóng cạo vôi răng, trả lại màu sắc tự nhiên của răng.
  • Hài hòa với thẩm mỹ khuôn mặt: Tổng thể khuôn mặt khi cười tạo nên nét duyên dáng, ưa nhìn, dễ chịu cũng được xem là một hàm răng đẹp.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hội tụ đủ các tiêu chí trên để sở hữu hàm răng đẹp. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thẩm mỹ của răng như: bẩm sinh, tai nạn hay những bệnh về răng miệng chúng ta thường xuyên gặp phải, đặc biệt ở trẻ em.

Những lợi ích của hàm răng chắc khỏe

Những lợi ích không ngờ khi sở hữu hàm răng khỏe sẽ khiến bạn càng trân trọng hàm răng trắng như ngọc của mình. Từ đó, bạn sẽ biết cách chăm sóc răng miệng một các tốt nhất:

  • Răng khỏe giúp bạn cân bằng khối lượng cơ thể lý tưởng: Người có hàm răng khỏe mạnh có xu hướng ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng, giúp họ duy trì cân nặng khỏe mạnh. Nếu có hàm răng bệnh lý, khi ăn uống bạn không thể thoải mái, thay vào đó có đôi chút e ngại khi ăn những thực phẩm lạnh, giòn hoặc quá cứng.
  • Răng khỏe trợ thủ đắc lực cho hệ tiêu hóa: Khi răng tốt, việc nhai thức ăn thuận tiện, thức ăn cũng được nghiền nát hơn, điều này giúp cơ quan tiêu hóa dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt với những người lớn tuổi, người có hệ tiêu hóa yếu.
  • Răng khỏe giúp bạn tránh được bệnh tật: Sức khỏe răng miệng ảnh hưởng gián tiếp đến những bệnh khác. Người có răng và nướu khỏe mạnh thường ít gặp khó khăn khi điều trị bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và các bệnh nghiêm trọng khác.
  • Răng khỏe giúp bạn giao tiếp thuận tiện hơn: Khi răng đang ở trạng thái tốt và không bị khuyết, bạn sẽ phát âm bình thường và giọng không ngọng. Điều này rất quan trọng với người làm công việc cần sử dụng giọng nói thường xuyên như: dạy học, diễn thuyết trước người khác, phát thanh viên,…
  • Hàm răng khỏe giúp nụ cười thêm tỏa nắng: Nụ cười đẹp giúp bạn luôn tự tin, đặc biệt trước đám đông, bạn sẽ trông hấp dẫn, dễ gần và mở ra nhiều cơ hội mới trong cuộc sống.
  • Răng khỏe giúp bạn ít gặp rắc rối với những bệnh về nướu, tủy răng: Sở hữu hàm răng khỏe đồng nghĩa với việc bạn không phải lăn tăn với những vấn đề viêm lợi, chảy máu chân răng. Giấc ngủ ngon hơn vì bạn không bị những cơn đau răng hành hạ.
Những lợi ích của hàm răng chắc khỏeRăng khỏe giúp bạn ít gặp rắc rối với những bệnh về nướu, tủy răng
  • Răng khỏe mạnh ngăn ngừa hôi miệng: Hôi miệng ảnh hưởng rất lớn đến sự tự tin của bạn. Nguyên nhân chính do các tác nhân từ bệnh nha chu, sâu răng, vi khuẩn ở lưỡi, đau dạ dày… Vì vậy, khi ngăn chặn được mảng bám và vi khuẩn phát triển trong miệng, bạn sẽ có sức khỏe răng miệng tốt, đánh bay mùi hôi và giữ cho hơi thở thơm tho cả ngày.
  • Răng khỏe giúp hàm chắc khỏe: Một số răng của bạn cũng được kết nối với xương. Nếu răng của bạn bị khấp khểnh hoặc lệch lạc, có thể gây áp lực lên cơ hàm và dẫn đến đau đớn, khó chịu. Vì vậy, giữ cho răng khỏe mạnh cũng giúp ngăn chứng đau hàm.
  • Răng khỏe giúp tiết kiệm chi phí: Khi răng chắc khỏe, bạn không phải tìm đến nha sĩ để nhổ răng, trám răng hay điều trị viêm lợi. Tuy nhiên, dù sức khỏe răng miệng có tốt và chưa gặp những vấn đề nào bất thường, bạn cần đến gặp nha sĩ ít nhất 6 tháng/lần để tầm soát những bệnh liên quan đến răng miệng.

Làm thế nào để bảo vệ răng chắc khỏe?

Để chăm sóc răng miệng tốt bạn cần thực hiện những việc sau đây:

1. Hạn chế sử dụng thức uống có gas, nước ngọt

Nước ngọt có gas rất nguy hiểm đối với răng miệng. Sự chuyển hóa đường có trong nước ngọt thành acid sẽ tấn công làm mòn men răng để lại các vết ố trên bề mặt răng, ăn mòn cấu trúc bên trong dẫn đến sâu răng, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến chết tủy. Để tránh tình trạng này, bạn nên hạn chế thức ăn có nhiều đường, nước ngọt, nước uống có gas.

2. Chải răng 2 phút và ít nhất 2 lần mỗi ngày, sau mỗi bữa ăn

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyên mỗi người chải răng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần chải khoảng 2 phút. Thói quen này sẽ giữ cho răng miệng luôn khỏe mạnh, chắc khỏe. Chải răng và lưỡi bằng bàn chải lông mềm sẽ làm sạch mảng bám và vi khuẩn khỏi miệng. Chải răng cũng giúp làm sạch các chất có khả năng ăn mòn men răng và gây sâu răng. Ngoài ra, trẻ em cũng được hướng dẫn kỹ năng làm sạch mảng bám ở răng – nướu – lưỡi khó, đôi khi trẻ cũng không thể tự làm được, vì vậy các bậc phụ huynh nên hỗ trợ trẻ trong quá trình này.

3. Ăn thực phẩm tốt cho răng

Những loại thực phẩm như trái cây tươi, nhiều nước như: cam, táo,… giúp làm tăng lưu lượng nước bọt giúp rửa sạch các mảnh vụn thức ăn. Từ đó, vi khuẩn không còn cơ hội phát triển gây sâu răng.

Làm thế nào để bảo vệ răng chắc khỏe?Trái cây tươi nhiều nước như: cam, táo,… giúp rửa sạch các mảnh vụn thức ăn

4. Bỏ thói quen nghiến răng

Nghiến răng có thể làm gãy, sứt mẻ và lung lay răng, thậm chí có thể dẫn đến mất răng hoàn toàn. Nếu bạn nghiến răng vào ban đêm, bạn có thể không nhận ra. Các giải pháp có thể áp dụng như sử dụng như đeo máng chống nghiến vừa vặn khi ngủ. Đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân khiến bạn nghiến răng trong lúc ngủ, từ đó tìm cách điều trị phù hợp.

5. Thường xuyên đến nha khoa, bệnh viện để thăm khám răng miệng

Có rất nhiều bạn có thói quen đến nha khoa thăm khám răng ít nhất 6 tháng/lần, đây là thói quen tốt, giúp hạn chế tình trạng bệnh răng miệng, đồng thời kịp phát hiện những vấn đề bất thường từ đó có lộ trình điều trị tốt nhất.

Mặt khác các bậc phụ huynh nên chú ý sức khỏe răng miệng cho trẻ ngay từ khi các em còn nhỏ. Với người trưởng thành nên tuân thủ sự hướng dẫn từ bác sĩ, duy trì thói quen tốt để chăm sóc răng miệng đúng cách.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Răng là bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến nhiều chức năng cũng như thẩm mỹ của con người. Để sở hữu hàm răng chắc khỏe, bạn cần biết vệ sinh răng miệng đúng cách và hiểu về răng miệng. Hy vọng thông qua bài viết, quý độc giả phần nào hiểu được cấu tạo cũng như tầm quan trọng của răng, từ đó biết cách bảo vệ răng, thăng hạng nụ cười tươi sáng.

Một hàm răng có bao nhiêu cái?

Người trưởng thành 32 cái răng vĩnh viễn bao gồm 8 cái răng cửa, 4 cái răng nanh, 8 răng tiền hàm, 12 răng hàm đã bao gồm 4 chiếc răng khôn. Trên thực tế, không phải ai cũng sẽ mọc đủ 32 chiếc răng này mà thể từ 29 đến 32 chiếc răng do người không hoặc mọc răng khôn không đủ.

Hàm răng có bao nhiêu cây?

Cho đến tuổi trưởng thành, răng chúng ta sẽ mọc đủ, tổng cộng là 32 răng. Số răng này đã bao gồm cả 4 chiếc răng khôn ở cả hàm trên và hàm dưới. Trong 32 chiếc răng này sẽ có 8 chiếc răng cửa (4 ở trên, 4 ở dưới), 4 chiếc răng nanh (2 ở trên, 2 ở dưới), 8 răng cối nhỏ và 12 răng cối lớn.

Răng hàm dưới có bao nhiêu cái?

Theo các chuyên gia nha khoa, số lượng răng ở người trường thành đầy đủ nhất là 32 chiếc (bao gồm cả răng khôn) với 16 răng hàm trên và 16 răng hàm dưới.

Ai có 36 cái răng?

Người xưa có câu “36 cái răng là tướng triều quan, cự phú”. Chính vì thế, những ai có 36 chiếc răng đều được nhận định là người rất danh giá, thành đạt, thông minh và có tài lãnh đạo. Họ là những người có tương lai rộng mở, tiền đồ sung túc, cuộc sống ít lo nghĩ, phiền muộn.