Quyết địnhđông sơn sát nhập vào thành phố thanh hóa

Kế hoạch trước đó, huyện Đông Sơn sẽ được sáp nhập vào TP Thanh Hóa vào tháng 7/2023. Tuy nhiên, kế hoạch phải lùi lại đến năm 2024 hoặc 2025.

Theo ông Xuân, nguyên nhân của việc phải lùi kế hoạch sáp nhập là do tháng 2/2023 Thủ tướng ký quyết định phê duyệt chung đô thị Thanh Hóa. Đây là cơ sở để tỉnh xây dựng, điều chỉnh đề án, triển khai quy trình sáp nhập.

Hiện TP Thanh Hóa và huyện Đông Sơn đang khẩn trương rà soát thủ tục, tiêu chí đô thị loại một và thành lập các phường trên cơ sở xã. Do nhiều xã, phường không đủ tiêu chí nên phải sắp xếp lại đơn vị hành chính.

Cũng theo ông Xuân, Thanh Hóa dự kiến đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội hai phương án. Thứ nhất là sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa, giữ nguyên hiện trạng các xã, phường như hiện nay. Phương án này nếu làm nhanh có thể xong trong quý 2/2024.

Một góc TP Thanh Hóa

Phương án hai là sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa đồng thời với sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường. Nếu chọn cách này, dự kiến phải cuối năm 2024 hoặc đầu 2025 mới hoàn thành.

Trước đó, ngày 27/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 153/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Cụ thể, đến năm 2025, toàn tỉnh có 47 đô thị các loại; trong đó, có 1 thành phố là đô thị loại I (đô thị Thanh Hóa: sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa); 2 đô thị loại III (TP Sầm Sơn; thị xã Bỉm Sơn); 1 đô thị loại IV (thị xã Nghi Sơn); 43 đô thị loại V.

Đến năm 2030, toàn tỉnh có 47 đô thị; trong đó, 1 thành phố là đô thị loại I (đô thị Thanh Hóa); 2 đô thị loại III (TP Sầm Sơn; TP Nghi Sơn); 4 đô thị loại IV (huyện Hà Trung sáp nhập vào thị xã Bỉm Sơn; thành lập mới 3 thị xã gồm: Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Quảng Xương); 40 đô thị loại V.

Với phương án sắp xếp này, đến năm 2030, tỉnh Thanh Hóa sẽ giảm từ 27 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh) xuống còn 25 đơn vị (huyện Đông Sơn sáp nhập vào TP Thanh Hóa; huyện Hà Trung sáp nhập vào thị xã Bỉm Sơn).

Trong số 25 đơn vị hành chính, tỉnh Thanh Hóa sẽ có 3 thành phố gồm: TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn và TP Nghi Sơn; có 4 thị xã gồm: Bỉm Sơn, Thọ Xuân, Hoằng Hóa và Quảng Xương.

Theo kế hoạch về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Thanh Hóa sẽ nhập nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của huyện Đông Sơn vào TP. Thanh Hóa; sắp xếp, giải thể 23 xã, phường, thị trấn để thành lập 11 xã, phường, thị trấn mới, giảm 12 đơn vị hành chính cấp xã.

Đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện sắp xếp 143 đơn vị hành chính cấp xã thành 67 đơn vị, giảm 76 đơn vị (12%); đồng thời, tỉnh cũng đã thực hiện nhập 3.112 thôn, tổ dân phố thành 1.528 thôn, tổ dân phố, giảm 1.584 thôn, tổ dân phố (26%); qua đó giảm số lượng đơn vị hành chính cấp xã từ 635 đơn vị còn 559 đơn vị; số lượng thôn, tổ dân phố từ 5.971 thôn, tổ dân phố còn 4.387 thôn, tổ dân phố.

Một góc TP. Thanh Hóa

Báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa cũng cho thấy, các xã, phường, thị trấn mới hình thành sau khi sắp xếp đều đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân; kinh tế phát triển, văn hóa - xã hội được nâng cao; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng được cải thiện; chất lượng đô thị từng bước được nâng lên; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; không có đơn thư, khiếu nại, kiến nghị liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính.

Để huyện Đông Sơn nhập vào TP. Thanh Hóa theo đúng lộ trình, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Thanh Hóa (Ban Chỉ đạo 2639) chỉ đạo Sở Nội vụ, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 2639, hoàn chỉnh phương án tổng thể và lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Trong đó, phải làm rõ cơ sở pháp lý, sự phù hợp với thực tiễn đối với những đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp và chưa sắp xếp trong giai đoạn này.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn cũng giao Sở Xây dựng phối hợp chặt chẽ với TP. Thanh Hoá và huyện Đông Sơn đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công việc liên quan đến nhiệm vụ nhập huyện Đông Sơn vào TP. Thanh Hoá và thành lập các phường thuộc TP. Thanh Hóa.

Trước đó, vào tháng 11/2022, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có thông báo Kết luận sau Hội nghị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về việc thống nhất chủ trương sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP. Thanh Hóa và thành lập các phường trong năm 2023.

(PLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các đơn vị đảm bảo tiến độ thời gian sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa.

Sáng 9-5, UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết Ban Chỉ đạo 902 đã tổ chức hội nghị nghe báo cáo lồng ghép nội dung thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Đông Sơn, TP Thanh Hóa vào hồ sơ Đề án nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa.

Tại hội nghị, Sở Nội vụ cho biết đang cùng với Sở Xây dựng, UBND TP Thanh Hóa và huyện Đông Sơn đang phối hợp khẩn trương thực hiện, phấn đấu sớm được cấp có thẩm quyền phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Thanh Hóa, công nhận TP Thanh Hóa và huyện Đông Sơn đạt tiêu chí đô thị loại I.

Theo đó, có 19 đơn vị hành chính cấp phường, xã của TP Thanh Hóa và huyện Đông Sơn thuộc diện phải sáp nhập trong giai đoạn 2023-2025.

Cụ thể, TP Thanh Hóa có 10 phường, xã gồm: Trường Thi, Điện Biên, Lam Sơn, Ba Đình, Ngọc Trạo, Đông Sơn, Tân Sơn, Thiệu Vân, Hoằng Đại, Đông Vinh.

Huyện Đông Sơn có 9 xã gồm: Đông Tiến, Đông Thanh, Đông Thịnh, Đông Minh, Đông Ninh, Đông Hoàng, Đông Hòa, Đông Yên, Đông Phú. Có 3 xã đang dự kiến thành lập phường là Hoằng Đại, Đông Tiến, Đông Thịnh.

Sau khi sáp nhập Đông Sơn vào TP Thanh Hóa sẽ đạt tiêu chí đô thị loại I. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Kết luận tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ông Đỗ Minh Tuấn yêu cầu các sở, ngành liên quan đẩy nhanh việc thực hiện quy hoạch phân khu của huyện Đông Sơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn dự kiến thành lập phường.

Đảm bảo đúng tiến độ, các sở, ngành, địa phương liên quan cần nêu cao tinh thần chủ động, linh hoạt trong việc hoàn thành các trình tự thủ tục nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa cũng như phương án thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa.

Trên cơ sở đó, đưa ra hai phương án, một là phương án sáp nhập các đơn vị hành chính của cả huyện Đông Sơn và TP Thanh Hóa theo đúng tinh thần công văn của Bộ Nội vụ, phương án hai là bám sát vào Đề án nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa.

Đối với huyện Đông Sơn cần có cách làm phù hợp, sáng tạo để đẩy nhanh xây dựng đề cương, nhiệm vụ của công tác sáp nhập. Sở Xây dựng cùng các sở ngành liên quan tăng cường đôn đốc, nắm bắt khó khăn trong tiến độ thực hiện việc sáp nhập.

Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tùy theo chức năng, nhiệm vụ cần rà soát lại việc thực thi nhiệm vụ một cách chủ động, tích cực, khách quan và chính xác để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, trình các đề án trong thời gian sớm nhất và phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chủ trì hội nghị thực hiện sáp nhập các đơn vị hành chính Đông Sơn sáp nhập vào TP. Thanh Hóa. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Chậm nhất ngày 11-5, gửi dự thảo kế hoạch tiếp tục thực hiện việc triển khai đề án sáp nhập đến các thành viên Ban chỉ đạo 902 để góp ý và hoàn thiện trình UBND tỉnh Thanh Hóa.

Sau khi hoàn thiện dự thảo trình Bộ Nội vụ, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Đề án sáp nhập các xã của toàn tỉnh, trong đó có các đơn vị của TP Thanh Hóa mới (bao gồm các xã của huyện Đông Sơn mới sáp nhập) trình vào thời điểm thích hợp.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ông Đỗ Minh Tuấn yêu cầu các sở ngành liên quan đảm bảo tiến độ điều chỉnh mốc thời gian sáp nhập, phấn đấu đến ngày 25-5 xin được ý kiến của Bộ Xây dựng.

Thanh Hoá: Triệt xóa lò chế tạo súng, vật liệu nổ 'khủng'

(PLO)- Công an Thanh Hóa triệt phá hai đường dây mua bán, chế tạo, tàng trữ vũ khí, vật liệu nổ quy mô lớn, thu giữ nhiều súng, đạn.

Chủ đề