Quy trình quản lý dự an xây dựng

Quản lý dự án xây dựng là một quá trình quản trị tổng quát từ giai đoạn lập kế hoạch đến phân chia nguồn lực, nghiệm thu bàn giao công trình. Công việc quản lý đối với các dự án xây dựng sở hữu nhiều đặc điểm riêng yêu cầu người đảm nhiệm phải nắm rõ. Cụ thể công việc này ra sao, đặt ra những yêu cầu gì, hãy cùng theo dõi chia sẻ dưới đây.

Quy trình quản lý dự an xây dựng

Hiểu về quản trị dự án đầu tư xây dựng công trình

Quản lý dự án xây dựng là gì?

Quản lý dự án xây dựng là gì? Đó chính là hoạt động quản trị các đầu việc từ chuyên môn kỹ thuật xây dựng cho đến giám sát lập kế hoạch để đảm bảo hoàn thành dự án xây dựng. Có thể nói quản lý của dự án xây dựng là bộ phận đại diện cho chủ đầu tư trong công tác tổ chức thực hiện dự án.

Mục đích của công việc này là kiểm soát tốt các chi phí, thời gian của dự án xây dựng và chất lượng công trình. Các yếu tố của dự án cần tương thích với toàn bộ hệ thống bao gồm từ khâu thiết kế bản vẽ cho đến nhà thầu xây dựng, quản lý tiến độ, giám sát mức độ an toàn cho công nhân…

Một dự án xây dựng hoạt động như thế nào?

Để quản lý dự án đầu tư xây dựng hiệu quả, trước tiên cần hiểu được cách thức hoạt động của nhiệm vụ này. 

Nhiệm vụ của người quản lý

Nhà đầu tư sẽ thiết lập nên bộ phận quản lý nhằm quản lý giảm sát toàn bộ dự án. Đơn vị quản lý sẽ trực tiếp thực hiện việc điều phối nhân công, kiểm soát tiến độ triển khai, chất lượng làm việc của các đơn vị có liên quan. Ban quản lý cũng trực tiếp làm việc với các cơ quan nhà nước có trách nhiệm liên quan trong suốt thời gian dự án.

Quy trình quản lý dự an xây dựng

Nhiệm vụ của người quản lý

Cụ thể theo từng giai đoạn, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sẽ thực hiện công việc khác nhau. Ở giai đoạn đầu tiên của dự án, đó là các công tác lập kế hoạch, đền bù giải phóng mặt bằng hay xin cấp phép xây dựng… Công tác này khó kiểm soát tiến độ và chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường kinh doanh, hệ thống cơ chế pháp lý của Việt Nam. Người quản lý cần am hiểu về pháp luật xây dựng, có mối quan hệ, có kỹ năng đàm phán, ứng xử khéo léo mới hoàn thành tốt nhiệm vụ. 

Các giai đoạn tiếp theo là việc lên phương án xây dựng, kiểm soát chi phí, quản trị rủi ro, theo dõi tiến độ, giám sát chất lượng công trình. Thiếu đi công việc của người quản lý giám sát thì chất lượng công trình sẽ có phần bị ảnh hưởng. Ngay khi công trình xây dựng đã hoàn thành, việc hoàn thành thủ tục, nghiệm thu công trình vẫn thuộc về người quản lý. Với các dự án ở quy mô lớn, ban quản lý sẽ bao gồm nhiều thành phần ngoài chuyên viên quản lý các dự án như kỹ sư, kiến trúc sư, đại diện chuyên gia điện nước,kết cấu,…

Nhiệm vụ cụ thể của quản lý dự án xây dựng

Lập kế hoạch cho dự án: lập kế hoạch triển khai dự án, chờ phê duyệt, xin giấy phép của các bên liên quan, lên phương án triển khai

Chuẩn bị đầu tư: sau khi lập kế hoạch và phê duyệt thì tiến hành các công tác như quy hoạch lại xây dựng, tính toán phương án về cơ sở hạ tầng, cảnh quan có sự liên quan đến công trình, tiến hành giải ngân vốn đầu tư.

Quy trình quản lý dự an xây dựng

Nhiệm vụ của quản lý dự án xây dựng

Thực hiện thi công: là công việc quan trọng, cốt lõi và chiếm nhiều thời gian. Nhiệm vụ thực hiện thi công của quản lý dự án đầu tư xây dựng là gì? Hoàn thiện thiết kế, hoàn chỉnh mọi ý tưởng, hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng, phân công nhiệm vụ, giám sát công trình, kiểm định chất lượng, nghiệm thu, bàn giao và thanh toán.

 Ứng dụng Agile vào công tác quản trị dự án xây dựng

Với những dự án xây dựng, công tác quản lý bao gồm rất nhiều đầu việc khác nhau đòi hỏi người/bộ phận quản lý phải làm việc có khoa học, có phương pháp mới vận hành mọi thứ một cách mượt mà. Một trong những phương pháp vận hành theo dự án, đi theo tinh thần hiện đại ứng dụng công nghệ mới chính là Agile.

Agile được biết đến là một phương pháp làm việc thay đổi tư duy, mang lại giá trị lớn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực về công nghệ. Agile giúp nhân sự làm quen theo phong cách hoạt động của dự án, linh hoạt với những thay đổi của môi trường bên ngoài, sẵn sàng thích ứng, gia tăng sự tương tác phản hồi để việc giám sát tiến độ dự án đạt hiệu quả. Phương pháp này cũng giúp cho nhà quản lý dự án  kiểm soát các rủi ro, quản trị nguồn tài chính hiệu quả.

Agile được các tập đoàn lớn như Google, Facebook hay tại Việt Nam là FPT, CMC,  Viettel… ứng dụng cho hình thức hoạt động theo dự án và đem về nhiều thành tựu to lớn. Học viện Agile là đơn vị tiên phong mang Agile về Việt Nam, đồng hành cùng với các tập đoàn để ngày càng cải thiện, phù hợp hơn với đặc thù doanh nghiệp Việt.

>> Tham khảo thêm thông tin về khoá học Quản lý dự án Agile TẠI ĐÂY.

Quy trình quản lý dự an xây dựng

Hoạt động quản lý dự án sẽ trở nên hiệu quả, vận hành có khoa học, mượt mà hơn khi người quản lý có đủ năng lực và sử dụng nguồn lực bổ trợ phù hợp.

Cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng (Mới nhất 2022). Mời Quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

Quy trình quản lý dự an xây dựng
Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng của Chính phủ.

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình bao gồm các bước sau:

Bước 1: Quy hoạch xây dựng công trình:

Quy trình quản lý dự an xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng muốn hình thành đều cần phải kiểm tra lại quy hoạch của khu vực dự án dự kiến. Các cơ quan Nhà nước quản lý dự án theo quy hoạch nên bắt buộc dự án muốn hình thành phải có quy hoạch chi tiết. Trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết là của chính quyền tại địa phương.

Bước 2: Lựa chọn nhà đầu tư:

Sau khi quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt theo đúng quy trình, địa phương cần tiến hành lựa chọn nhà đầu tư. Theo quy định pháp luật có ba hình thức lựa chọn nhà đầu tư, cụ thể như sau:

+ Hình thức 1: Lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư.

+ Hình thức 2: Lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất chỉ áp dụng với đất sạch (đã được giải phóng mặt bằng).

+ Hình thức 3: Lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức quyết định chủ trương đầu tư/ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đây là hình thức chỉ định Chủ đầu tư, hiện nay đang hạn chế áp dụng tại các địa phương.

Bước 3: Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi và Hồ sơ thiết kế cơ sở:

Chủ đầu tư sẽ thực hiện lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và hồ sơ thiết kế cơ sở để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo việc lập, trình thẩm định tuân thủ theo quy định của Luật xây dựng năm 2014.

Bước 4: Báo cáo đánh giá tác động môi trường khi thực hiện dự án:

Quy trình quản lý dự an xây dựng
Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận cam kết kế hoạch bảo vệ môi trường (đối với các dự án đấu giá đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và dự án đã thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thực hiện thủ tục về môi trường).

Bước 5: Hoàn thành các thủ tục về đất đai:

Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Bạn đang đọc bài viết Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng (Mới nhất 2022). Mời Quý độc giả tiếp tục theo dõi.

Sau khi đã hoàn thành các thủ tục về đất đai và có quyết định giao đất hoặc hợp đồng cho thuê đất (chưa cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất) là đủ các điều kiện để triển khai các bước thực hiện đầu tư.

Giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng công trình sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 6: Lập, thẩm định, phê duyệt Bản vẽ thi công:
Quy trình quản lý dự an xây dựng

Chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm phải lập bản vẽ thi công, thẩm tra thẩm định theo quy định căn cứ vào quy mô của dự án. Bản vẽ thi công được phê duyệt là cơ sở để triển khai thi công tại hiện trường.

Quá trình khảo sát xây dựng có thể chia thành hai giai đoạn, cụ thể đó là: khảo sát sơ bộ phục vụ lập báo cáo đầu tư và khảo sát chi tiết phục vụ thiết kế.

Quy trình của bước lập, thẩm định, phê duyệt Bản vẽ thi công sẽ được làm theo trình tự như sau:

+ Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.

+ Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng.

+ Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.

+ Thực hiện khảo sát xây dựng.

+ Giám sát công tác khảo sát xây dựng.

+ Khảo sát bổ sung (nếu có).

+ Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng.

+ Lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng.

Thiết kế xây dựng công trình gồm các bước: thiết kế sơ bộ (trường hợp lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi), thiết kế cơ sở (được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng), thiết kế kỹ thuật; thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác (nếu có). Các chủ thể là người quyết định đầu tư quyết định thực hiện thiết kế theo các bước sau:

+ Thiết kế một bước: ba bước thiết kế được gộp thành một bước gọi là thiết kế bản vẽ thi công (công trình chỉ lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật).

+ Thiết kế hai bước: bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công (công trình phải lập dự án).

+ Thiết kế ba bước: Bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công (dành cho dự án có quy mô lớn, phức tạp).

Trình tự thực hiện thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước sau:

+ Lập nhiệm vụ thiết kế thiết kế xây dựng công trình.

+ Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng (nếu có).

+ Lựa chọn nhà thầu thiết kế thiết kế xây dựng công trình.

+ Thiết kế xây dựng công trình.

+ Thẩm định thiết kế cơ sở (được thực hiện cùng lúc với thẩm định dự án đầu tư); Thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật.

+ Thẩm định thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng; thực hiện thẩm tra thiết kế để phục vụ công tác thẩm định.

+ Phê duyệt thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng.

+ Thẩm định; phê duyệt thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng.

+ Thay đổi thiết kế (nếu có).

+ Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.

+ Giám sát tác giả.

Bước 7: Lập, thẩm duyệt hồ sơ xin thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định.

Bước 8: Xin cấp phép xây dựng.

Bước 9: Triển khai thi công tại hiện trường.

Quy trình quản lý dự an xây dựng
Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Đầu tiên thì các chủ đầu tư cần tiến hành chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình. Sau đó chủ đầu tư sẽ lựa chọn nhà thầu giám sát thi công.

Tiếp theo chủ đầu tư lập, thẩm tra hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; thẩm tra kết quả lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng. Cuối cùng, chủ đầu tư sẽ tiến hành thông báo khởi công xây dựng.

Triển khai thi công tại hiện trường cần đảm bảo được những yếu tố sau:

+ Thực hiện quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng, an toàn lao động trên công trường xây dựng, môi trường xây dựng.

+ Thực hiện, quản lý hệ thống thông tin công trình.

+ Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (theo yêu cầu).

+ Nghiệm thu công việc, giai đoạn và công trình hoàn thành.

+ Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành.

+ Kiểm tra chất lượng công trình xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước khi nghiệm thu hoàn thành để đưa công trình vào sử dụng.

+ Kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án.

Bạn đang đọc bài viết Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng (Mới nhất 2022). Mời Quý độc giả tiếp tục theo dõi.

Bước 10: Hoàn công xây dựng đưa công trình vào sử dụng.

Việc hoàn công xây dựng đưa công trình vào sử dụng cần thực hiện các công tác theo thứ tự như sau, cụ thể:

+ Bàn giao công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử.

+ Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.

+ Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.

+ Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn).

+ Cấp giấy phép hoạt động: Mở ngành, nghề; Cho phép hoạt động; Chứng nhận đủ điều kiện (Dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện); Chứng nhận quyền sở hữu công trình hay sở hữu nhà ở.

+ Bảo hiểm, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.

+ Đăng kiểm chất lượng quốc tế (nếu có).

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng (Mới nhất 2022). Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về pháp luật đầu tư  Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng !

Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Tư vấn: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn

Mail:

Cảm ơn Quý đọc giả đã tham khảo bài viết Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng (Mới nhất 2022). Trân trọng cảm ơn !

#quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng

#đầu tư xây dựng