Quy trình đánh giá để cấp chứng chỉ rừng

Chứng nhận FSC là chứng chỉ rừng do tổ chức FSC xây dựng và thiết lập dựa trên một hệ thống các tiêu chuẩn nhằm đảm bảo cho việc quản lý rừng cân bằng với các yếu tố môi trường lẫn lợi ích kinh tế - xã hội. Việc doanh nghiệp có chứng nhận này giúp mang lại rất nhiều lợi ích về môi trường, kinh tế, thương hiệu công ty... Vinacontrol CE cung cấp đến bạn 10 bộ nguyên tắc chứng nhận FSC mà bất cứ doanh nghiệp hoạt động về rừng tại Việt Nam cũng đều phải biết.

1. Bộ 10 nguyên tắc chứng nhận FSC

Sau đây là 10 nguyên tắc chứng nhận FSC - Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững.

  • Nguyên tắc 1: Tuân thủ pháp luật và nguyên tắc của tổ chức FSC

Hoạt động quản lý rừng phải tôn trọng pháp luật hiện hành áp dụng tại từng nước sở tại và các hiệp ước, thỏa thuận quốc tế mà nước sở tại ký kết tham gia, tuân thủ mọi nguyên tắcs và tiêu chí của tổ chức FSC.

  • Nguyên tắc 2: Quyền và trách nghiệm việc sử dụng đất

Quyền sử dụng, hưởng dụng đất, tài nguyên rừng dài hạn phải được xác định rõ và được pháp luật công nhận.

  • Nguyên tắc 3: Quyền của người bản địa

Các quyền hợp pháp và truyền thống của người bản địa về sở hữu sở dụng và quản lý đất, tài nguyên được công nhận và tôn trọng.

  • Nguyên tắc 4: Các quan hệ cộng đồng và quyền của công dân lâm nghiệp

Các hoạt động quản lý rừng sẽ duy trì hoặc cải thiện vị thế kinh tế và xã hội của công nhân lâm nghiệp và cộng đồng trong dài hạn.

  • Nguyên tắc 5: Các lợi ích từ rừng

Thực hành quản lý rừng sẽ khuyến khích sử dụng hiệu quả các loại lâm sản, các dịch vụ rừng nhằm đảm bảo lợi ích về kinh tế và các lợi ích to lớn về môi trường và xã hội.

  • Nguyên tắc 6: Tác động môi trường

Hoạt động quản lý rừng phải bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị của nó về nguồn nước, tài nguyên đất, và hệ sinh thái độc đáo, dễ tổn thương, sinh cảnh, và giúp duy trì các chức năng sinh thái và tính toàn vẹn của rừng.

  • Nguyên tắc 7: Kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai

Cần tiến hành hoạt động giám sát sao cho phù hợp với quy mô và mật độ quản lý rừng để nắm bắt được điều kiện của rừng, sản lượng sản phẩm rừng, chuỗi hành trình sản phẩm, các hoạt động quản lý và các tác động về mặt môi trường và xã hội của các hoạt động này.

  • Nguyên tắc 8: Giám sát và đánh giá

Cần tiến hành hoạt động giám sát sao cho phù hợp với quy mô và mật độ quản lý rừng để nắm rõ được điều kiện của rừng, sản phẩm rừng, chuỗi hành trình sản phẩm, các hoạt động quản lý và các tác động về mặt môi trường và xã hội của các hoạt động này.

  • Nguyên tắc 9: Duy trì rừng có giá trị bảo tồn cao

Các hoạt động quản lý tại các khu rừng có giá trị bảo tồn cao cần được duy trì hoặc phát huy các thuộc tính tạo nên loại rừng này. Các quyết định liên quan tới các khu rừng có giá trị bảo tồn cao luôn cần được xem xét trong bối cảnh chú trọng giải pháp phòng ngừa.

  • Nguyên tắc 10: Rừng trồng

Rừng trồng cần phải được quy hoạch và quản lý theo các nguyên tắc từ 1 – 9 và các nguyên tắc đi kèm cũng như nguyên tắc 10, và các tiêu chí kèm theo. Rừng trồng không những có thể đem lại rất nhiều lợi ích, góp phần đáp ứng như cầu về các sản phẩm lâm nghiệp của thế giới mà còn làm cho hoạt động quản lý thêm phần đa dạng, giảm áp lực lên rừng tự nhiên, phát huy, khôi phục và bảo tồn rừng tự nhiên.

.jpg)

Chứng nhận FSC tại Việt Nam

Trên đây là thông tin về các nguyên tắc trong tiêu chuẩn FSC. Hy vọng với thông tin, Quý doanh nghiệp đã nắm rõ cũng như tìm hiểu để tiến hành chứng nhận FSC hiệu quả, tốt nhất!

Nếu như trước đây vấn đề khai thác và bảo vệ rừng chỉ được các nước phát triển quan tâm, thì những năm gần đây các nước đang phát triển như Việt Nam cũng rất chú ý đến vấn đề này. Bằng chứng cho điều này là hiện nay đã có rất nhiều các doanh nghiệp làm trong lĩnh vực gỗ đã tìm hiểu và có được chứng nhận FSC. Vậy làm thế nào để được cấp chứng nhận FSC tại Việt Nam? Tiếp theo loạt bài về chứng nhận FSC, hôm nay Gỗ Phương Đông sẽ trả lời chi tiết về vấn đề này. Mời các bạn cùng đọc và tìm hiểu nhé!

Quy trình cấp chứng nhận FSC và các điểm cần lưu ý

FSC – Forest Stewardship Council (Hội đồng quản lý rừng) là tổ chức phi chính phủ được thành lập để kêu gọi xã hội nâng cao ý thức trong việc khai thác và bảo vệ rừng. Đây là một tổ chức hoạt động một cách độc lập, phi lợi nhuận. Hiện nay chứng nhận FSC ngày càng được phổ biến tại Việt Nam và có rất nhiều đơn vị liên kết để cấp chứng nhận FSC. Ở Việt Nam các đơn vị, doanh nghiệp nào cần và có thể được cấp chứng nhận FSC? Tiêu chuẩn FSC được áp dụng cho tất cả tổ chức, không phân biệt loại hình, địa điểm, quy mô.

  • Các lâm trường, nông trường, tổ chức, cá nhân, đơn vị trồng và khai thác rừng
  • Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh các sản phẩm từ rừng
  • Các đơn vị vận chuyển, chế biến các sản phẩm từ rừng (chế biến lâm sản)

Vì có rất nhiều đơn vị liên kết để cấp chứng nhận FSC nên quy trình để cấp chứng nhận này ở các đơn vị này cũng khác nhau. Gỗ Phương Đông sẽ trình bày quy trình chung nhất từ lúc tư vấn đến lúc được nhận được chứng nhận FSC để bạn có thể nắm được một cách tổng quan nhất:

Bước 1: Đơn vị liên kết với FSC sẽ trao đổi thông tin doanh nghiệp và tiêu chuẩn FSC. Giới thiệu các thông tin liên quan tới việc xây dựng và chứng nhận FSC.

Bước 2: Ký hợp đồng, báo giá tư vấn và hợp đồng đánh giá chứng nhận

Bước 3: Thực hiện tư vấn xây dựng tiêu chuẩn FSC trong doanh nghiệp. Trong giai đoạn này doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn xây dựng hồ sơ, quy trình, áp dụng và cải tiến hệ thống FSC.

Bước 4: Tiến hành đánh giá thử cho doanh nghiệp.

Bước 5: Sau khi đánh giá thử thành công, doanh nghiệp sẽ được đánh giá chính thức để cấp chứng chỉ FSC.

Chứng nhận FSC có giá trị 5 năm, trong thời hạn 5 năm này doanh nghiệp sẽ có 4 lần đánh giá giám sát ở 4 năm tiếp theo kể từ lần đánh giá cấp chứng chỉ vào năm đầu. Sau khi doanh nghiệp đạt được chứng nhận, doanh nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ FSC đồng thời các sản phẩm sẽ được gắn nhãn FSC

Thời gian kể từ lúc bắt đầu tư vấn đến lúc cấp chứng nhận FSC vào khoảng 1,5 – 3 tháng. Chi phí chứng nhận FSC phụ thuộc vào quy mô và lĩnh vực của doanh nghiệp. Các chi phí này bao gồm:

  • Chi phí tư vấn xây dựng và đào tạo tiêu chuẩn FSC
  • Chi phí đánh giá cấp chứng nhận
  • Chi phí đánh giá giám sát hàng năm
  • Phí thường niên của tổ chức FSC (phí này nộp cho tổ chức FSC, mức phí phụ thuộc doanh thu của doanh nghiệp)

Sau khi doanh nghiệp đồng ý đăng ký để được cấp chứng nhận FSC sẽ tiến hành các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Thành lập ban FSC. Các thành viên được lựa chọn thường là các trưởng phó bộ phận và phòng ban của doanh nghiệp.

Bước 2: Tổ chức đào tạo nhận thức tiêu chuẩn FSC. Tất cả các thành viên trong ban FSC và các thành viên liên quan khác sẽ tham gia vào khóa đào tạo. Phải có kiến thức về FSC thì mới tham gia triển khai dự án được.

Bước 3: Hướng dẫn xây dựng hệ thống tài liệu. Chuyên gia tư vấn sẽ hướng dẫn cụ thể cho từng thành viên trong ban FSC đã được phân công từng bộ phận cụ thể, hướng dẫn soạn tài liệu theo yêu cầu của tiêu chuẩn.

Bước 4: Ban hành và áp dụng hệ thống tài liệu trong doanh nghiệp. Chuyên gia tư vấn sẽ hướng dẫn các thành viên trong Ban FSC ghi chép hồ sơ theo tài liệu đã ban hành. Thực hiện áp dụng vào hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp.

Bước 5: Đào tạo đánh giá viên nội bộ. Ban FSC tiếp tục tham gia khóa đào tạo về đánh giá viên nội bộ. Chuyên gia tư vấn sẽ hướng dẫn thành viên Ban FSC triển khai dự án kỹ thuật, duy trì hệ thống, đào tạo đánh giá nội bộ.

Bước 6: Thực hiện đánh giá nội bộ. Chuyên gia tư vấn sẽ kết hợp với chuyên gia đánh giá nội bộ của doanh nghiệp để đánh giá nội bộ. Các đánh giá viên nội bộ của doanh nghiệp sẽ theo để đánh giá tập sự nhằm học hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế trong việc đánh giá. Trong quá trình đánh giá nội bộ sẽ đưa ra những lỗi cần khắc phục (nếu có) để phù hợp với tiêu chuẩn FSC. Sau khi đã khắc phục xong những lỗi xảy ra, nếu xét thấy cần thiết thì doanh nghiệp nên đánh giá lại một lần nữa để đảm bảo đã khắc phục hết lỗi của lần đánh giá đầu tiên.

Bước 7: Đăng ký chứng nhận FSC. Sau khi đã khắc phục hết lỗi trong lần đánh giá nội bộ. Thực hiện chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận với Tổ chức chứng nhận FSC (bên thứ 3).

Bước 8: Đánh giá chứng nhận FSC. Tổ chức chứng nhận sẽ cử đoàn chuyên gia đến tại doanh nghiệp để đánh giá hệ thống tài liệu và tình hình áp dụng thực tế để đánh giá mức độ phụ hợp theo tiêu chuẩn FSC. Tổ chức chứng nhận sẽ đưa ra các lỗi và yêu cầu khắc phục (nếu có).

Bước 9: Cấp chứng nhận FSC và duy trì tiêu chuẩn. Sau khi hoàn thiện cuộc đánh giá và có kết luận, khắc phục lỗi đánh giá (nếu có), tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận FSC cho doanh nghiệp và được phép sử dụng dấu chứng nhận để gắn lên bao bì sản phẩm. Sau khi được chứng nhận, doanh nghiệp phải luôn luôn duy trì tính hiệu lực của tiêu chuẩn FSC.

Lời kết

Như vậy Gỗ Phương Đông đã trình bày tổng quan nhất về việc cấp chứng nhận FSC tại Việt Nam. Tùy vào mỗi đơn vị liên kết cấp chứng chỉ FSC sẽ có thể thay đổi một ít về quy trình nhưng sẽ không đáng kể. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho các bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về FSC. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào về FSC hay các loại gỗ nhập khẩu, các bạn có thể liên hệ với Gỗ Phương Đông theo thông tin bên dưới. Các bạn sẽ được tư vấn một cách chính xác và chi tiết nhất!

CÔNG TY TNHH GỖ PHƯƠNG ĐÔNG | EASTERN LUMBER CO., LTD

Công Ty TNHH Gỗ Phương Đông ( Eastern Lumber Co., Ltd ) được thành lập năm 2007, chuyên cung cấp các loại gỗ tròn và gỗ xẻ từ Mỹ, Canada, Châu Âu, Châu Phi, Brazil, New Zealand, Australia, Chile,… cho thị trường trong nước.

Gỗ Phương Đông chúng tôi cung cấp nhiều chủng loại gỗ xẻ, gỗ tròn nhập khẩu như: White Oak ( gỗ Sồi Trắng) – White Ash ( gỗ Tần Bì) – Red Oak (gỗ Sồi Đỏ)– Walnut (gỗ Óc Chó) – Cherry (gỗ Anh Đào) – Poplar (gỗ Dương)– Soft Maple (Gỗ Thích Mềm) – Hard Maple (Gỗ Thích Cứng)– Alder (Gỗ Trăn) – Beech (gỗ Dẻ Gai) – Pine (gỗ Thông) – SPF ( gỗ Thông Canada)– Spruce (gỗ Vân Sam)- Sapelli ( gỗ Xoan Đào) – Doussie (gỗ Gõ Đỏ) – Wenge ( gỗ Muồng Đen) – Bubinga ( gỗ Cẩm Lai) -Padouk (gỗ Hương Đỏ) – Mukulungu (gỗ Sến) – Tali (gỗ Lim) – Okume ( gỗ Dái Ngựa)… với đa dạng quy cách và chất lượng theo tiêu chuẩn phân hạng quốc tế.

Nguồn gỗ xẻ Gỗ Phương Đông được nhập khẩu trực tiếp từ đơn vị cưa xẻ sấy: các sản phẩm gỗ xẻ luôn phải đảm bảo độ ẩm, chất lượng, khối lượng, đo đạc đúng yêu cầu, các kiện gỗ tuân thủ còn.nguyên dây đai, nguyên kiện từ đơn vị sản xuất đến tay khách hàng sử dụng.Nguồn gỗ tròn nhập từ các khu vực Châu Phi, Châu Âu, Mỹ, Úc được phân hạng theo tiêu chuẩn 1SC, 2SC, 3SC, 4SC hoặc ( A, AB, ABC). Các sản phẩm gỗ tròn hoặc gỗ xẻ được đảm bảo rõ ràng về nguồn gốc gỗ hợp pháp và được kiểm định theo yêu cầu nhập khẩu gỗ.

Trong thời gian từ 2007 đến nay, Gỗ Phương Đông là đối tác tin cậy và thường xuyên của nhiều đơn vị sản xuất gỗ xuất khẩu lớn, đơn vị xây dựng công trình nhà ở, Biệt thự, Resort trong nước, đơn vị sản xuất vừa và nhỏ, cơ sở thủ công mỹ nghệ, cửa hàng bán gỗ, cơ sở cưa xẻ, …Khách hàng theo các năm tăng dần, thị trường phân phối ở cả 3 miền Nam-Trung-Bắc.

Ngoài việc khách hàng đến xem và chọn kiện gỗ tại địa chỉ kho hàng: đường số 10, KCN Sóng Thần I, Tp. Dĩ An, Bình Dương,chúng tôi còn giao nguyên cont gỗ tròn, gỗ xẻ từ các cảng Tp.HCM /Quy Nhơn/Đà Nẵng/ Hải Phòng đến tận kho khách hàng hoặc cung cấp số lượng lớn cho nhiều chủng loại gỗ theo giá CIF Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Đà Nẵng và Hải Phòng.

Chúng tôi luôn tự tin về “chất lượng” – “dịch vụ” – “giá cả” mà hơn 14 năm qua đã đồng hành cùng Quý khách hàng- đội ngũ kinh doanh năng động, chuyên nghiệp của chúng tôi luôn luôn sẵn sàng để tư vấn và báo giá!

Chủ đề