Quảng Ninh có khu kinh tế cửa khẩu nào

Móng Cái - điểm sáng của Khu kinh tế cửa khẩu

Đóng góp chính và là điểm đến hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, TP. Móng Cái là hạt nhân cho sự phát triển của Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái.

Quảng Ninh có khu kinh tế cửa khẩu nào
Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đang được khẩn trương thi công, đảm bảo tiến độ và chất lượng ảnh: thu lê

Thực hiện tốt mục tiêu kép

Trong 5 tháng đầu năm 2021, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Bắc Luân II và cầu phao Km 3+4 Hải Yên của Móng Cái đều tăng cao so với cùng kỳ năm 2020. Theo Ban Quản lý Cửa khẩu quốc tế Móng Cái, tính từ ngày 1/1 đến ngày 30/5/2021, đã có 39.968 phương tiện chở 841.797 tấn hàng hóa các loại xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Cầu Bắc Luân 2 và lối mở Cầu phao tạm Km 3+4 Hải Yên. Trong đó, tại cửa khẩu Cầu Bắc Luân 2 có 21.047 phương tiện chở 355.448 tấn hàng hóa, tăng 34,72% số phương tiện và tăng 20,12% về hàng hóa. Còn tại lối mở Cầu phao tạm Km 3+4 Hải Yên, có 18.921 phương tiện chở 486.349 tấn hàng hóa xuất khẩu (tăng 312% so cùng kỳ năm 2020).

Tuy nhiên, để đảm bảo giữ vững địa bàn an toàn, thì việc kiểm soát chặt chẽ người và hàng hoá dễ dẫn đến tình trạng ùn tắc. Để giải quyết vấn đề này, ông Hồ Quang Huy, Chủ tịch UBND TP. Móng Cái cho biết: “Thành phố đã thành lập Tổ công tác liên ngành giải quyết thủ tục thông quan. Chỉ sau ít ngày triển khai (từ 16-19/4), Tổ công tác liên ngành đã nhanh chóng giải quyết 100% hàng tồn tại cảng ICD Thành Đạt, với hơn 250 container hàng hóa, không còn hàng tồn đọng, giúp cho doanh nghiệp, cư dân biên giới thông quan ngay khi xe vào Lối mở Km 3+4 Hải Yên, không phải chờ như trước đây”.

TP. Móng Cái cũng chủ động và sáng tạo trong biện pháp phòng dịch bằng cách triển khai biện pháp dán tem niêm phong cabin xe để kiểm soát quá trình di chuyển, đi lại của lái xe, phụ xe khi qua địa bàn Thành phố trong quá trình vận chuyển hàng hoá đi - đến các điểm xuất nhập khẩu.

Hạt nhân của KKT Cửa khẩu

Từ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Khu kinh tế (KKT) Cửa khẩu Móng Cái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch chung xây dựng KKT cửa khẩu Móng Cái đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được phê duyệt từ năm 2015, TP. Móng Cái đã lập đồ án quy hoạch phân khu; vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách áp dụng cho khu kinh tế cửa khẩu, đa dạng hoá các hình thức huy động nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn doanh nghiệp, hoàn thiện hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Chỉ tính riêng giai đoạn 2015-2020, vốn đầu tư từ ngân sách cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Thành phố đạt trên 3.550 tỷ đồng; thu hút vốn đầu tư xã hội đạt 19.065 tỷ đồng, tăng bình quân 31,18%/năm; vốn FDI đạt trên 1.526 tỷ USD.

Là hạt nhân tăng trưởng của KKT cửa khẩu sôi động nhất của Quảng Ninh, TP. Móng Cái đã phát huy tốt những tiềm năng, lợi thế và dư địa để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là kinh tế biên mậu, du lịch, dịch vụ, logistics. Nhiều nhà đầu tư chiến lược như Vingroup, Sun Group, FLC, T&T, Ecoland, Amata, Bến Thành Holdings... đã đến nghiên cứu, tìm hiểu, đề xuất ý tưởng đầu tư các dự án quy mô lớn, đột phá.

Ông Hoàng Trung Kiên, Phó trưởng ban Ban Quản lý KKT Quảng Ninh cho biết, sau 5 năm thực hiện các quy hoạch này, Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái (bao gồm toàn bộ diện tích TP. Móng Cái và một phần huyện Hải Hà) đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Hạ tầng giao thông phát triển và ngày càng đồng bộ. Dự án Xây dựng cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đã được khởi công ngày 3/4/2019, kết nối trực tiếp với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn. Tuyến đường tạm để kết nối giao thông, thông thương với Đông Hưng (Trung Quốc) đã hoàn thành. Cầu Bắc Luân 2 được khánh thành từ tháng 9/2017 đã thúc đẩy hợp tác thương mại, du lịch giữa tỉnh Quảng Ninh và Khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây (Trung Quốc) và giảm tải cho cầu Bắc Luân 1. Với những điều kiện trên, TP. Móng Cái đã được công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Ninh từ năm 2018.

Theo ông Huy, để có thể xây dựng TP. Móng Cái trở thành đô thị loại I trên cơ sở sáp nhập 2 địa giới hành chính là Móng Cái và Hải Hà; mở rộng không gian đô thị, thu hút các nhà đầu tư chiến lược; tổ chức lại khu đô thị, khu dân cư; phát triển Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái bền vững hiện đại theo hướng “1 trục, 2 vùng, 3 trung tâm”, thì quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái cần phải được điều chỉnh.

Ngày 16/3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040 đã mở ra không gian phát triển mới cho TP. Móng Cái nói riêng và cả Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái.

 

Quảng Ninh có khu kinh tế cửa khẩu nào
Một góc TP. Móng Cái, Quảng Ninh. (Nguồn: TTTĐ)

Phát huy lợi thế

Quảng Ninh có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển kinh tế toàn diện. Năm 2020, Quảng Ninh nằm trong số 15 địa phương tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 9 tháng năm 2021 của Quảng Ninh tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2020. Dự báo, GRDP cả năm 2021 của tỉnh sẽ đạt 2 con số.

Tính đến giữa tháng 9/2021, theo Ban Quản lý KKT tỉnh Quảng Ninh, tổng nguồn vốn thu hút đầu tư vào địa bàn khu công nghiệp (KCN), KKT tỉnh đạt gần 300.000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn FDI chiếm đa số.

Quảng Ninh hiện có 16 KCN, tổng diện tích trên 378ha. Ngoài ra, 3 KKT cửa khẩu gồm Hoành Mô - Đồng Văn (huyện Bình Liêu), Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà), Móng Cái đang được tỉnh khai thác hợp lý, phát huy được những tiềm năng, thế mạnh khu vực cửa khẩu.

Đây là những điều kiện thuận lợi để Quảng Ninh phát huy lợi thế về thu hút đầu tư, phát triển kinh tế nói chung, kinh tế khu vực biên giới nói riêng.

KKT cửa khẩu là KKT hình thành ở khu vực biên giới đất liền và địa bàn lân cận khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo quy định của luật pháp.

Không chỉ thu hút đầu tư, hình thành doanh nghiệp và tạo việc làm mới, tạo ra quá trình chuyển giao công nghệ và kỹ năng bên trong KKT, KKT cửa khẩu còn thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, củng cố quan hệ ngoại giao cũng như tạo ra tính hợp lực, mạng lưới kết nối và lan tỏa tri thức ra bên ngoài phạm vi khu kinh tế.

KKT Cửa khẩu Móng Cái hiện có diện tích lớn nhất trong số các KKT cửa khẩu tại Việt Nam. Đây là khu vực động lực, trọng tâm, được trung ương và tỉnh xác định là một trong 2 mũi nhọn đột phá chiến lược của Quảng Ninh, là KKT cửa khẩu trọng điểm quốc gia, trung tâm phát triển kinh tế quan trọng của vùng Bắc Bộ.

Đến nay, KKT Cửa khẩu Móng Cái đã thu hút được 128 dự án, tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD và gần 24.000 tỷ VND. Các nhà đầu tư lớn như Vingroup, Sun Group, FLC, Amata, Công ty T&T,… cũng đã có mặt tại KKT này.

Thời gian qua, KKT Cửa khẩu Móng Cái đã tận dụng tốt lợi thế về vị trí, với nhiều phương thức kết nối với Trung Quốc thông qua hệ thống cửa khẩu, cầu bắc qua sông, cảng bến, thương mại biên giới, xu hướng càng ngày càng phát triển.

Theo số liệu thống kê mới nhất, 9 tháng năm 2021, trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19, tổng lượng hàng hóa lưu thông qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái ước đạt trên 1,4 triệu tấn, tăng 73,56% so với cùng kỳ 2020.

Với KKT cửa khẩu Hoành Mô (huyện Bình Liêu), để đáp ứng nhu cầu về kho bãi, hiện tỉnh đang tích cực xây dựng, hoàn thiện dự án Khu kho bãi hàng hóa với tổng quy mô diện tích hơn 75.000m2, quy mô công suất dự kiến tiếp nhận 5-10 triệu tấn hàng hóa/năm, tổng vốn đầu tư 103,2 tỷ đồng; dự kiến được hoàn thành và đưa vào hoạt động từ tháng 1/2023.

Theo tính toán của nhà đầu tư, dự án sẽ tạo việc làm cho khoảng 50-100 lao động địa phương với mức lương bình quân từ 5-10 triệu đồng/tháng. Hằng năm, dự án đóng góp cho ngân sách địa phương khoảng 5,1-5,8 tỷ đồng thông qua các khoản thuế, phí.

Là 1 trong 3 KKT cửa khẩu của Quảng Ninh, KKT cửa khẩu Bắc Phong Sinh (Hải Hà) đóng vai trò quan trọng trong giao thương kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như trong chiến lược hai hành lang một vành đai kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc gồm: Côn Minh (Trung Quốc) - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Nam Ninh (Trung Quốc) - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Theo thống kê, 5 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu đạt 10,6 triệu USD, tăng 257% so với cùng kỳ năm 2020; thu ngân sách Nhà nước tại Chi cục Hải quan Bắc Phong Sinh đạt hơn 13,3 tỷ đồng, tăng 421% so với cùng kỳ năm 2020.

Cần thêm nhiều nỗ lực

Thương mại biên giới phát triển sẽ kéo theo các lĩnh vực khác như khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi, du lịch, những hoạt động phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, các dịch vụ phụ trợ... phát triển. Thu nhập của người dân khu vực biên giới từ đó cũng tăng lên.

Để khai thác lợi thế, tiềm năng, phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới, Quảng Ninh luôn chú trọng xây dựng những kịch bản phát triển mang tính lâu dài.

Quảng Ninh có khu kinh tế cửa khẩu nào
Các KKT cửa khẩu góp phần phát triển thương mại, du lịch trên địa bàn. Trong ảnh: Điểm du lịch được gọi là 'sống lưng khủng long' tại huyện Bình Liêu, Quảng Ninh. (Nguồn: VNHN)

Tháng 8/2021, tại Hội nghị phát triển kinh tế khu vực biên giới, đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã đề nghị Bộ Công Thương ủng hộ, hỗ trợ và chấp thuận một số nội dung còn vướng mắc, để có thể hiện thực hóa các định hướng phát triển kinh tế tại biên giới trên địa bàn tỉnh theo mục tiêu đã đề ra.

Cụ thể, tỉnh đề nghị Bộ quan tâm, ủng hộ chủ trương cho thực hiện thí điểm Khu hợp tác biên giới Móng Cái - Đông Hưng, sau khi chính phủ hai nước Việt Nam, Trung Quốc phê duyệt Đề án Khu hợp tác qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Được biết, Quảng Ninh đã dành quỹ đất khoảng 1.360ha dự kiến để xây dựng; đang xây dựng cao tốc Móng Cái - Vân Đồn để kết nối hạ tầng.

Ngoài ra, tỉnh cũng sẽ tiếp tục tập trung xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp, thương mại biên giới phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; nghiên cứu đề xuất và ban hành các chính sách hấp dẫn, đồng bộ, khả thi để tiếp tục thu hút đầu tư vào khu vực biên giới.

Bên cạnh đó, tỉnh xác định tận dụng tốt quan hệ qua biên giới và các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký với các nước để thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao… phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Cũng tại hội nghị trên, đại diện Quảng Ninh đề nghị Bộ Công Thương ủng hộ, hỗ trợ về chủ trương cho tỉnh được triển khai thực hiện thí điểm Khu hợp tác biên giới Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc); ủng hộ tỉnh phát triển cụm công nghiệp tại khu vực biên giới.

Là một trong những địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế, xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng, ngay trong tháng 10 này, Quảng Ninh khởi công 4 dự án có tổng mức đầu tư hơn 280.000 tỷ đồng, gồm dự án: Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh; Sân golf Đông Triều; Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh và Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh (giai đoạn 1).

Quảng Ninh có khu kinh tế cửa khẩu nào
Kịch bản tăng trưởng GRDP quý IV/2021 của Quảng Ninh. (Nguồn: Báo Quảng Ninh)

Dự kiến, trước ngày 31/12 năm nay, tỉnh sẽ hoàn thành đầu tư xây dựng 3 công trình động lực trọng điểm của tỉnh gồm Đường cao tốc Vân Đồn-Móng Cái, đường ven biển Hạ Long-Cẩm Phả, cầu Cửa Lục 1, tổng mức đầu tư trên 17.000 tỷ đồng; tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng khu công nghiệp cảng biển Nam Tiền Phong, Bắc Tiền Phong, Đầm Nhà Mạc, cảng biển Hải Hà, đường ra cảng và cảng Vạn Ninh; thu hút các nhà đầu tư chiến lược về đầu tư hạ tầng cảng biển gắn với các dịch vụ hỗ trợ logistics tại cảng Hòn Nét-Con Ong (Cẩm Phả).

Với sự góp sức từ các KKT cửa khẩu và sự nỗ lực của các lĩnh vực, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu đạt mức tăng trưởng 2 con số, góp phần bù đắp cùng cả nước những thiếu hụt do ảnh hưởng của dịch bệnh.

HẢI AN

  • Quảng Ninh có khu kinh tế cửa khẩu nào

    Gần 60 năm qua, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 962, Quân khu 9 luôn kế thừa và phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng, lập nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc trong...

  • Quảng Ninh có khu kinh tế cửa khẩu nào

    Quan hệ chặt chẽ giữa Hà Giang với Vân Nam và Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đã đạt được những thành quả nhất định, góp phần thúc đẩy kinh tế...

  • Quảng Ninh có khu kinh tế cửa khẩu nào

    Ngày 11/10, huyện Triệu Phong, Quảng Trị đã triển khai cuộc diễn tập phòng chống lũ lụt và tìm kiếm cứu nạn năm 2021.

  • Quảng Ninh có khu kinh tế cửa khẩu nào

    Sáng 11/10, 60 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhất đã có mặt tại Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại tỉnh Preah Sihanouk để tiếp nhận những phần quà từ các nhà...

  • Quảng Ninh có khu kinh tế cửa khẩu nào

    Trong 2 ngày 7-8/10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo về chứng cứ là dữ liệu điện tử trong vụ án mua bán người - Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam.

  • Quảng Ninh có khu kinh tế cửa khẩu nào

    “Tập trung phát triển nhanh kinh tế cửa khẩu” là 1 trong 5 trọng tâm trong Chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2020 – 2025, tiếp tục...

Quảng Ninh có khu kinh tế cửa khẩu nào

Quảng Ninh có khu kinh tế cửa khẩu nào

Quảng Ninh có khu kinh tế cửa khẩu nào

Quảng Ninh có khu kinh tế cửa khẩu nào

Quảng Ninh có khu kinh tế cửa khẩu nào

Quảng Ninh có khu kinh tế cửa khẩu nào