Pr trong kinh tế vĩ mô là gì

1Chương 3Chương 3ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIAQUỐC GIAKINH TẾ HỌC VĨ MÔKINH TẾ HỌC VĨ MÔ 2I. Nhận thức về đo lường sản lượng quốc gia1. Các quan niệm về sản xuất * Thế kỷ 16, F.Quesnay (phái Trọng nông):-Sản lượng tăng thêm (“sản lượng thuần”) so với ban đầu-Nông nghiệp là ngành sản xuất, các ngành khác không có khả năng sản xuất -Sản lượng quốc gia là phần sản lượng thuần tăng của nông nghiệp 31. Các quan niệm về sản xuất (tt)Thế kỷ 18, Adam Smith (phái Cổ điển):-Sản xuất là sáng tạo ra sản phẩm vật chất hữu hình-Sản lượng quốc gia được tính do các ngành: nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng.-Thương nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện tạo ra sản phẩm vô hình 41. Các quan niệm về sản xuất (tt)Thế kỷ 19, Karl Marx:Marx mở rộng khái niệm vật chất của A. Smith bao gồm 2 bộ phận: -Toàn bộ sản phẩm hữu hình do các ngành: nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng tạo ra-Một phần sản phẩm vô hình do các ngành thương nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện tạo ra.Hệ thống chỉ tiêu tính toán theo quan điểm này gọi là hệ thống sản xuất vật chất (MPS) 51. Các quan niệm về sản xuất (tt)Đầu thế kỷ 20, Simon Kuznets đã mở đường cho phương pháp sản lượng quốc gia ở các nước TBCN:Theo ông, sản xuất là tạo ra những sản phẩm vật chất và dịch vụ có ích cho xã hội (hữu hình và vô hình)Ngày nay, cách tính này được Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận hệ thống đo lường quốc tế được gọi là hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), SNA bao gồm TKSX, TK thu nhập và chi tiêu, TK vốn, TK giao dịch với nước ngoài 61. Các quan niệm về sản xuất (tt)Việt Nam:-Trước đây sử dụng MPS-Từ năm 1999, Tổng cục Thống kê Việt Nam sử dụng SNA để đo lường sản lượng quốc giaTóm lại, ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới và Việt Nam đều sử dụng SNA để đo lường sản lượng quốc gia 72. Tổng quan về các chỉ tiêu SNA•Tổng sản phẩm quốc dân (GNP – Gross National Product)•Tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross Domestic Product)•Sản phẩm quốc dân ròng (NNP - Net National Product) •Sản phẩm quốc nội ròng (NDP - Net Domestic Product) •Thu nhập quốc dân (NI – National Income)•Thu nhập cá nhân (PI – Personal Income)•Thu nhập khả dụng (DI – Dispossable Income) 8II. Tổng sản phẩm quốc nội - GDPII. Tổng sản phẩm quốc nội - GDP1. Khái niệmLà chỉ tiêu phản ánh bằng tiền (giá thị trường) toàn bộ sản phẩm (hàng hoá và dịch vụ) cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ một nước, trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).•Trên phạm vi lãnh thổ•Sản phẩm cuối cùng (tránh tính trùng) 92. Các phương pháp tính GDP2.1. Phương pháp tiêu dùng (chi tiêu)GDP = C + I + G + X – M. Trong đó:•C: Tiêu dùng của hộ gia đình (hàng hóa được mua bán trên thị trường, không tính những sản phẩm tự túc tự cấp) 10•I: Tổng đầu tưI = In + De In: đầu tư tư bản để mở rộng quy mô sản xuất De: đầu tư bù đắp TSCĐ (khấu hao TSCĐ)I = Tiền mua hàng tư bản mới + Chênh lệch tồn khoChênh lệch tồn kho = TK cuối năm - Tồn kho đầu năm•G: Chi mua hàng hóa và DV của chính phủ (Những khoản tiền chi ra tương ứng với một lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế) 11•Xuất khẩu và nhập khẩu (X và M): Xuất khẩu: là những hàng hoá được sản xuất ra ở trong nước được bán ra nước ngoài (lượng tiền thu được do bán hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài – làm tăng GDP).Nhập khẩu là những hàng được sản xuất ra ở nước ngoài, nhưng được mua để phục vụ nhu cầu nội địa (lượng tiền tra cho nước ngoài do mua hàng hóa và dịch vụ – làm giảm GDP).Như vậy, ta có khái niệm xuất khẩu ròng (net exports): NX = X - M 122.2. Phương pháp phân phối2.2. Phương pháp phân phốiGDP = w + i + r + Pr +Ti + DeTrong đó:•Tiền lương, tiền công (wages - w): Là lượng thu nhập nhận được do cung cấp sức lao động •Tiền thuê (rent - r): Là khoản thu nhập có được do cho thuê đất đai, nhà cửa và các loại tài sản khác.•Tiền lãi (interest - i): Là thu nhập nhận được do cho vay, tính theo một lãi suất nhất định 13•Lợi nhuận công ty (Profit - Pr): Là khoản thu nhập còn lại của xuất lượng sau kh trừ đi chi phí sản xuất, bao gồm các khoản:- Nộp cho chính phủ: thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế lợi tức); nộp phạt; đóng góp vào quỹ công ích,…- Lợi nhuận không chia: công ty giữ lại để mở rộng sản xuất, dự phòng,…- Lợi tức cổ phần, lợi tức của chủ doanh nghiệp•Chi chuyển nhượng (Tr), gồm:- Bù lỗ DNNN- Trợ cấp thất nghiệp- Hỗ trợ cho sinh viên- Hỗ trợ người già, hoàn cảnh khó khăn…. 14•Thuế trực thu (Td): là loại thuế đánh vào thu nhập của các thành phần dân cư, bao gồm các khoản:•Thuế thu nhập doanh nghiệp•Thuế cá nhân: Thuế di sản (thừa kế), thuế thu nhập cá nhân•Thuế cộng đồng (thuế này dùng để chi cho công trình công cộng)•Thuế giao dịch vốn, tài chính•Thuế tem 15•Thuế gián thu (Ti): là loại thuế đánh vào thu nhập của các thành phần dân cư, bao gồm các khoản sau:•Thuế môn bài•Thuế GTGT•Thuế doanh thu•Thuế trước bạ•Thuế tài nguyên•Thuế XNK•Thuế tiêu thụ đặc biệt 162.3. Phương pháp giá trị gia tăng 2.3. Phương pháp giá trị gia tăng GDP=Σ(GTGT ở các công đoạn, các ngành sx)Tổng quát:Trong đó:Giá trị gia tăng = tổng giá trị sản lượng – chi phí đầu vào được dùng hết cho việc sản xuất ra sản lượng đó. ∑=niiVA1 17Một số khó khăn trong tính GDPMột số khó khăn trong tính GDP•Hiện tượng trốn thuế của các doanh nghiệp, do muốn đóng thuế ít nên khai báo thấp kết quả sản xuất •Ở Việt Nam có quá nhiều cơ sở sản xuất nhỏ không có hệ thống sổ sách theo dõi•Việc ước tính phần sản phẩm tự cung tự cấp •Năng lực thống kê còn thấp: phương tiện, phương pháp, cán bộ,… 18III. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)1. Khái niệm:Là chỉ tiêu phản ánh bằng tiền (giá thị trường) toàn bộ sản phẩm (hàng hoá và dịch vụ) cuối cùng do công dân một nước sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).GNP là tổng thu nhập mà công dân của một quốc gia tạo ra. 192. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu2.1. GDP và GNPGNP = GDP + NIANIA - Thu nhập ròng từ nước ngoài: là hiệu số giữa thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu và thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu NIA =Thu nhập từ các yếu tố xuất khẩuThu nhập từ các yếu tố nhập khẩu - 202.2. Vấn đề giá trong SNAa. Giá thị trường và giá yếu tố sản xuất •Giá thị trường (Market price): là giá của hàng hóa được mua bán trên thị trường, giá này bao gồm cả thuế gián thu•Giá chi phí các yếu tố sản xuất (Factor cost): là giá được cấu thành từ các chi phí sản xuất, giá này không bao gồm cả thuế gián thuGDPfc = GDPmp - Ti 21b. Giá hiện hành và giá cố định 22b. Giá hiện hành và giá cố định (tt)•Giá hiện hành: là giá thị trường của năm tính toán (tính cho năm nào thì sử dụng giá của năm đó)•Giá cố định (giá so sánh): là giá thị trường của một năm nào đó được chọn làm năm gốc dùng để tính cho các năm khác•GDP tính theo giá hiện hành gọi là GDP danh nghĩa•GDP tính theo giá cố định gọi là GDP thực 23•Chỉ số giá là chỉ tiêu phản ánh mức giá trung bình ở một năm nào đó bằng bao nhiêu so với năm chọn làm gốc, có 3 loại chỉ số giá:–Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)–Chỉ số giá sản xuất (PPI)–Chỉ số giá điều chỉnh hoặc chỉ số giảm phát GDP anboChisogiatoGDPGDPdanhnghiathuc= 24Ví dụ: Lấy năm 2005 làm năm gốc, ta tính được các chỉ tiêu trong bảng sauNămSản phẩm 2004 2005 2006P Q P Q P QLúa1.200 10 1.500 10 2.400 20Chỉ số giá 0,8 (80%) 1 (100%) 1,6 (160%)GDP danh nghĩa12.000 15.000 48.000GDP thực15.000 15.000 30.000 25•Sản phẩm quốc nội ròng (NDP): phản ánh lượng giá trị mới sáng tạo, được sản xuất ra trên phạm vi lãnh thổ một nước (không bao gồm sản phẩm trung gian và khấu hao)NDP = GDP - De•Sản phẩm quốc dân ròng (NNP): là phần giá trị mới sáng tạo, do công dân một nước sản xuất ra (không bao gồm sản phẩm trung gian và khấu hao)NNPmp = GNPmp - De2.3. Các chỉ tiêu khác

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Các chỉ số kinh tế vĩ mô là các số liệu thống kê cho thấy trạng thái kinh tế hiện thời của một quốc gia. Các chỉ số này được các cơ quan chính phủ và khu vực tư nhân xuất bản đều đặn vào một thời điểm nhất định. Những chỉ số này đóng góp tầm nhìn về năng lực kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực cụ thể, và do đó có thể gây ra tác động lớn trên thị trường.

Kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, thị trường trong nền kinh tế. Hãy cùng Tổng đài luận văn 1080 tìm hiểu từng chỉ số kinh tế vĩ mô trong bài viết này nhé.

Xem thêm:

Cạnh tranh là gì? Cách phân loại cạnh tranh

Dịch vụ thương mại là gì? Đặc trưng của dịch vụ thương mại

Mục lục

Dịch vụ viết thuê luận văn uy tín, chất lượng !

1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

Ý nghĩa:

GDP là thước đo tổng sản lượng và tổng thu nhập của một nền kinh tế. Đây là một trong những biến số kinh tế quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân và được biết đến như chiếc “hàn thử biểu” của nền kinh tế và là chỉ báo tốt nhất về phúc lợi kinh tế của xã hội

Khái niệm/Công thức/Phương pháp đo lường:

Tổng sản phẩm trong nước là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong một thời kỳ nhất định.

- Phương pháp chi tiêu:

GDP = C + I + G + X - M

(trong đó: C là tiêu dùng hộ gia đình, I là đầu tư tư nhân, G là chi tiêu chính phủ, X là xuất khẩu, M là nhập khẩu)

- Phương pháp thu nhập:

GDP = W + R + I + Pr + OI + Te +Dep

(trong đó: W là thù lao lao động, R là tiền cho thuê tài sản, I là tiền lãi ròng, Pr là lợi nhuận doanh nghiệp, OI là thu nhập của doanh nhân, Te là thuế gián thu ròng, Dep là khấu hao tài sản cố định)

- Phương pháp sản xuất:

GDP = Tổng giá trị tăng thêm theo sản xuất + Thuế giá trị gia tăng phải nộp + Thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

Chỉ số quan trọng nhất là báo cáo GDP. Về cơ bản, GDP là thước đo rộng nhất của nhà nước cho nền kinh tế. GDP là một giá trị tiền tệ tổng hợp của tất cả các hàng hóa và dịch vụ sản xuất của toàn nền kinh tế trong một quý (không bao gồm các hoạt động quốc tế). Các con số chính để xem xét là tốc độ tăng trưởng GDP.

Nói chung, sự chênh lệch từ mức bình thường có thể chứng minh được khá nhiều ảnh hưởng. Tăng trưởng trên mức này thường được cho là không bền vững và là tiền thân của lạm phát cao, trong khi tốc độ tăng trưởng thấp hơn khoảng này (và đặc biệt là tăng trưởng âm) có nghĩa là nền kinh tế đang chậm lại, có thể dẫn đến thất nghiệp gia tăng và chi tiêu thấp hơn. Điều đáng chú ý là mỗi báo cáo GDP ban đầu sẽ được điều chỉnh hai lần trước khi con số chính thức được công bố khi: các báo cáo trước được theo sau bởi các báo cáo sơ bộ về một tháng sau đó và một báo cáo chính thức một tháng sau đó. Sửa đổi đáng kể trong số trước có thể gây ra những gợn sóng bổ sung trên thị trường.

Tham khảo thêm vai trò và khái niệm tuyển dụng là gì

2. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Ý nghĩa:

Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình. Bởi vậy, nó được dùng để theo dõi sự thay đỏi của chi phí sinh hoạt theo thời gian. Khi CPI tăng nghĩa là mức giá trung bình tăng và ngược lại

Khái niệm/Công thức/Phương pháp đo lường:

Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua.

CPIt = Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kỳ t/Chi phí để mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở *100%

3. Lạm phát

Hiểu một cách đơn giản, lạm phát là sự gia tăng mức giá chung. Giảm phát là sự suy giảm mức giá chung. Mức giá “chung” thường được hiểu ngầm là mức giá tiêu dùng (consumer price). Ngoài ra còn có mức giá chung dành cho các hoạt động sản xuất.

Chỉ số CPI là thước đo được sử dụng rộng rãi nhất của lạm phát. Nó đo những thay đổi trong mức giá của thị trường hàng hóa, mua hàng dịch vụ của các hộ gia dịch. Gói này bao gồm khoảng 200 loại hàng hóa và hàng ngàn sản phẩm, từ các loại thực phẩm và năng lượng với hàng tiêu dùng đắt tiền. Giá cả được đo bằng cách lấy một mẫu của giá tại các cửa hàng khác nhau. Ngoài những con số CPI tổng thể, điều quan trọng là cũng phải nhìn vào các báo cáo CPI lõi bao gồm hàng hoá dễ bay hơi như thực phẩm và năng lượng và đưa ra một biện pháp chặt chẽ hơn của lạm phát thực tế. Hầu hết các báo cáo của các con số CPI sẽ bao gồm cả tổng thể và số lõi.
Ngoài ra còn có chỉ số CPI cân bằng (HICP). Đây là một chỉ số lạm phát và ổn định giá cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Đây là một chỉ số giá tiêu dùng được biên soạn theo một phương pháp đã được cân bằng trên các quốc gia EU. HICP được sản xuất bởi mỗi quốc gia Liên minh châu Âu để giúp đo lường lạm phát và hướng dẫn ECB trong việc định hình chính sách tiền tệ của mình. HICP cũng được sử dụng như là cơ sở của chỉ số giá tiêu dùng châu Âu mà đè nặng lên các khoản chi tiêu hộ gia đình.

Khi nền kinh tế trải qua lạm phát, giá trị của đồng tiền giảm xuống - bạn sẽ phải mua hàng hoá với số lượng ít hơn với cùng một số tiền so với năm trước đó.

4. Tỷ giá hối đoái

Ý nghĩa:

Sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái sẽ giúp xác định một đồng tiền lên giá hay giảm giá (đồng tiền đó mạnh hơn hay yếu hơn)

Khái niệm/Công thức/Phương pháp đo lường:

Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa tiền của các quốc gia được quyết định bởi cung và cầu ngoại tệ.

Cung ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn bán ra để thu về nội tệ. Cầu ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn mua vào bằng các đồng nội tệ. Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ sẽ làm cho giá ngoại tệ giảm, tức tỷ giá hối đoái tăng. Ngược lại, khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ giá ngoại tệ sẽ tăng, tức tỷ giá giảm. Ở vị trí cung ngoại tệ bằng cầu ngoại tệ xác định trạng thái cân bằng, không có áp lực làm cho tỷ giá thay đổi. Tỷ giá hối đoái luôn thay đổi.

5. Cung ứng tiền tệ

Ý nghĩa:

Chỉ lượng cung tiền bao gồm M1 (bao gồm tổng lượng tiền mặt và tiền ngân hàng thương mại gửi tại NHNN) và các loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Tốc độ thay đổi của cung tiền nói chung tỉ lệ thuận với lạm phát

Khái niệm/Công thức/Phương pháp đo lường:

M2 = M1 + Chuẩn tệ (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn… tại các tổ chức tín dụng) (Tiền rộng; Tiền gửi tiết kiệm không thể tiêu ngay được)

Trong đó:

M1: Bao gồm tiền mặt trong lưu thông (currency, thường được gọi là C) và các loại tiền gửi có thể viết séc (deposits, thường được gọi là D). 

M2: Bao gồm M1 và các loại tiền gửi có kỳ hạn nhỏ, ví dụ như tài khoản tiết kiệm, và một số loại tài sản tài chính “gần giống tiền” khác, có thể chuyển sang dạng tiền M1.

Một số cửa hàng cao cấp có thể chấp nhận trả bằng séc. Khi đó tiền trong lưu thông có thể được coi là bao gồm cả tiền mặt, các loại séc, hay tài khoản tiền gửi trong ngân hàng có thể dễ dàng chuyển sang tiền mặt. Cổ phiếu hay trái phiếu, hiểu theo nghĩa này, không được coi là tiền, vì bạn không thể cầm cổ phiếu của Vinamilk đi mua rau, và cũng không hoàn toàn “dễ dàng” chuyển sang tiền mặt.

6. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Ý nghĩa:

Chỉ tiêu phản ánh doanh thu bán hàng hóa của các doanh nghiệp, cơ sở SXKD cá thể và cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW trực tiếp bán cho tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình, đồng thời cũng phản ánh mức tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW thông qua thị trường

Khái niệm/Công thức/Phương pháp đo lường:

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa bao gồm toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được (doanh thu) từ bán lẻ hàng hoá (kể cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán, nếu có) của các doanh nghiệp, cơ sở cá thể kinh doanh thương nghiệp và doanh thu bán lẻ sản phẩm của các doanh nghiệp và cơ sở cá thể sản xuất trực tiếp bán tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW

- Doanh thu dịch vụ ăn uống bao gồm toàn bộ số tiền thu được từ kết quả hoạt động phục vụ nhu cầu ăn uống của các cơ sở kinh doanh hàng ăn uống (quán ăn, nhà hàng, bar, căng tin, ...) do bán hàng tự chế biến và hàng chuyển bán trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW trong một thời kỳ nhất định

- Doanh thu dịch vụ lưu trú là toàn bộ số tiền thu được từ kết quả hoạt động cung cấp các dịch vụ cho khách nghỉ trọ ở các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW (khách sạn, nhà khách, nhà trọ, khu nghỉ biệt thự,…) trong một thời kỳ nhất định.

Video liên quan

Chủ đề