Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp là gì

Để có thể tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất thì kế toán phải nắm được phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. Lý do là bởi vì trong doanh nghiệp có rất nhiều các loại chi phí khác nhau phát sinh trong kỳ sản xuất kinh doanh, tuy nhiên không phải chi phí nào cũng là chi phí sản xuất. Chính vì thế, kế toán cần phải có kiến thức về cách thức tập hợp, phân loại các khoản chi phí sản xuất phát sinh theo các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định. Bài viết sẽ giới thiệu đến cho người đọc các phương pháp khác nhau để tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp, hãy cùng theo dõi nhé!

Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất có nội dung cơ bản như sau: căn cứ vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định để mở sổ kế toán nhằm ghi chép, phản ánh các chi phí phát sinh trong kỳ theo đúng đối tượng hoặc tính toán và phân bổ phần chi phí cho các đối tượng đó.

Tùy vào đặc điểm của chi phí và các đối tượng tập hợp chi phí, người làm kế toán sẽ áp dụng các phương pháp tập hợp chi phí một cách sao cho phù hợp. Thông thường, các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng hai phương pháp tập hợp chi phí: trực tiếp và gián tiếp.

Bạn có biết?

Ngày nay để tập hợp chi phí và hạch toán chi phí sản xuất, thì việc sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp để thực hiện sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian.

Tập hợp chi phí theo phương pháp trực tiếp

Phương pháp trực tiếp được dùng để sử dụng để tập hợp các chi phí trực tiếp có liên quan đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định từ trước. Có thể hiểu đơn giản cách thức thực hiện phương pháp này đó là chi phó phát sinh liên quan đến đối tượng nào thì được xác định trực tiếp cho đối tượng đó. Chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định sẽ được kế toán tập hợp trực tiếp và quy nạp cho đối tượng đó.

Để có thể thực hiện được phương pháp này, tổ chức công tác hạch toán của kế toán phải được tiến hành một cách cụ thể, tỉ mỉ từ khâu lập chứng từ ban đầu, tổ chức hệ thống tài khoản kế toán, hệ thông sổ sách… phải theo đúng các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định. Thực hiện được như vậy mới đảm bảo được các khoản chi phí phát sinh được tập hợp theo đúng đối tượng một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời.

Tập hợp và phân bổ theo phương pháp gián tiếp

Trong trường hợp các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, kế toán không thể sử dụng phương pháp trực tiếp để có thể tập hợp các loại chi phí cho từng đối tượng đã xác định trước, chúng ta sử dụng phương pháp tập hợp chi phí gián tiếp.

Cách thức thực hiện phương pháp này đó là căn cứ vào các chi phí phát sinh, kế toán sẽ tiến hành tập chung các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng theo nội dung của chi phí và thời điểm phát sinh. Để có thể xác định chi phí cho từng đối tượng của thể, kế toán phải lựa chọn các tiêu chuẩn hợp lý và tiến hành phân bổ cho từng đối tượng có liên quan.

Hai bước tiến hành phân bổ chi phí như sau:

Bước 1: Xác định hệ số phân bổ

Hệ số phâ bổ được xác định dựa trên công thức: H = C / T

Trong đó:

H: Hệ số phân bổ chi phí sản xuất

C: Là tổng chi phí sản xuất cần phân bổ cho các đối tượng

T: Tổng tiêu thức phân bổ của các đối tượng cần phân bổ chi phí

Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí cụ thể

Công thức Cx = H x Tx

Trong đó:

Cx: Phần chi phí phân bổ cho đối tượng x

Tx: Tiêu thức phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối tượng x

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà kế toán xác định tiêu thức phân bổ chi phí cho hợp lý. Để việc phân bổ chi phí được chính xác và đáng tin cậy, các tiêu thức phân bổ được chọn lựa phải phù hợp.

Việc xác định tiêu thức phân bổ chi phí có thể được xác định riêng rẽ theo từng nội dung chi phí cần phân bổ, người làm kế toán khi đó cũng phải xác định hệ số phân bổ theo từng nội dung chi phí này hoặc xác định chung cho tất cả các chi phí cần phân bổ. Tùy theo đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp để xác định tiêu thức phân bổ.

Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp là hai khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kế toán và quản lý chi phí của một doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa hai khái niệm này trong bài viết sau

Chi phí trực tiếp

  • Khái niệm:

Chi phí trực tiếp (Direct costs) là các khoản chi phí có thể được liên kết một cách rõ ràng và trực tiếp với sản phẩm, dịch vụ hoặc hoạt động cụ thể của doanh nghiệp.

  • Đặc điểm

Đây là những chi phí mà có thể được theo dõi và ghi nhận một cách chính xác và dễ dàng cho từng đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.

  • Ví dụ về Chi phí trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy móc và thiết bị trực tiếp

Chi phí gián tiếp

  • Khái niệm

Chi phí gián tiếp (Indirect costs) là các khoản chi phí không thể được trực tiếp liên kết với từng đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể của doanh nghiệp. Đây là những chi phí không dễ dàng phân chia và ghi nhận cho từng đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ một cách trực tiếp.

  • Đặc điểm

Các chi phí gián tiếp thường không thể được đo lường trực tiếp và có xu hướng phụ thuộc vào quyết định của doanh nghiệp trong việc phân bổ chi phí. Chúng thường bao gồm các hoạt động hỗ trợ và quản lý chung cho toàn bộ doanh nghiệp.

  • Ví dụ về chi phí gián tiếp: Chi phí quản lý, chi phí marketing, chi phí R&D, chi phí vận chuyển…

Phân biệt chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp

Dưới đây là bảng phân biệt chi tiết giữa chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp:

Tính chất Chi phí trực tiếp Chi phí gián tiếpĐịnh nghĩa Liên quan trực tiếp và rõ ràng đến sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Không thể trực tiếp liên kết với từng sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Liên kết Dễ dàng ghi nhận và phân chia cho từng đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ. Không dễ dàng ghi nhận và phân chia cho từng đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ. Đo lường Có thể đo lường trực tiếp và chính xác. Khó đo lường trực tiếp và thường phải phân bổ dựa trên phương pháp ước lượng. Ví dụ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp. Chi phí quản lý, chi phí tiếp thị và quảng cáo, chi phí nghiên cứu và phát triển. Quản lý và kiểm soát Dễ dàng quản lý và kiểm soát bởi doanh nghiệp. Thường khó kiểm soát và phụ thuộc vào quyết định của doanh nghiệp. Ảnh hưởng lên sản phẩm Có ảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng lên giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ. Có ảnh hưởng gián tiếp lên giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều chỉnh sản lượng Thay đổi số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ thay đổi tổng chi phí trực tiếp tương ứng. Thay đổi số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ không thay đổi tổng chi phí gián tiếp một cách tỷ lệ thuận.

Chiến lược giảm chi phí gián tiếp

Giảm chi phí gián tiếp là một trong những cách quan trọng để cải thiện hiệu quả kinh doanh và tăng cường lợi nhuận của doanh nghiệp. Dưới đây là một số cách giảm chi phí gián tiếp:

– Đánh giá và tối ưu hóa quy trình kinh doanh

Kiểm tra và đánh giá các quy trình kinh doanh hiện tại để xác định những hoạt động không cần thiết hoặc không hiệu quả. Tối ưu hóa các quy trình để giảm bớt sự lãng phí và tăng cường hiệu suất.

– Sử dụng công nghệ thông minh

Áp dụng công nghệ và tự động hóa trong các hoạt động kinh doanh để tiết kiệm thời gian, giảm sự phụ thuộc vào lao động và tối ưu hóa hiệu quả làm việc.

– Quản lý đội ngũ nhân viên hiệu quả

Đảm bảo có đủ nhân viên cần thiết, không thiếu không thừa. Đào tạo và phát triển nhân viên để nâng cao năng lực làm việc và giảm thiểu sai sót.

– Tối ưu hóa chi phí tiếp thị và quảng cáo

Sử dụng các kênh tiếp thị và quảng cáo hiệu quả, chọn những phương tiện quảng cáo có chi phí hợp lý và hiệu quả cao.

– Nắm vững chi phí quản lý

Kiểm soát và giám sát chi phí quản lý chung như chi phí văn phòng, điện, nước, tiền thuê mặt bằng, v.v. Tìm cách tiết kiệm và tối ưu hóa các chi phí này.

UBot – Hệ sinh thái tự động hoá toàn diện cho doanh nghiệp – cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là các giải pháp:

  • UBot Invoice – Xử lý hoá đơn tự động hoá
  • UBot ePayment – Hỗ trợ tự động tạo và duyệt đề nghị thanh toán theo từng cấp và từng bộ phận.
  • UBot Matching – Giải pháp tự động đối chiếu chứng từ mua hàng
  • UBot Statement – Giải pháp đối chiếu sao kê ngân hàng và hạch toán công nợ

Quý doanh nghiệp quan tâm xin mời tham khảo và nhận tư vấn bộ giải pháp tự động hóa cho doanh nghiệp tại đây:

Tập hợp chi phí trực tiếp là gì?

Chi phí trực tiếp (Direct costs) là các khoản chi phí có thể được liên kết một cách rõ ràng và trực tiếp với sản phẩm, dịch vụ hoặc hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Đây là những chi phí mà có thể được theo dõi và ghi nhận một cách chính xác và dễ dàng cho từng đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.

Chi phí trực tiếp là gì ví dụ?

3.1. Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và có thể xác định được một cách cụ thể cho từng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cụ thể. Ví dụ: chi phí tiền lương, chi phí phụ cấp, chi phí bảo hiểm,…

Chi phí sản xuất trực tiếp là gì?

Chi phí trực tiếp (Direct Cost) là tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí lao động phát sinh để sản xuất một hàng hóa hoặc dịch vụ. Chi phí trực tiếp thường thay đổi tỷ lệ thuận với sản lượng.

Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp là gì?

Một chi phí có thể dễ dàng quy cho một đối tượng chi phí được gọi là Chi phí trực tiếp. Chi phí gián tiếp được định nghĩa là chi phí không thể phân bổ cho một đối tượng chi phí cụ thể. Khi tất cả các chi phí trực tiếp được thực hiện cùng nhau, chúng được gọi là chi phí chính.

Chủ đề